K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Những địa điểm du lịch ở thành phố Đông Hà Hà Lê | 03/07/2020 - 08:03 Là thành phố năng động của tỉnh Quảng Trị, những địa điểm du lịch Đông Hà cũng góp phần khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.Chợ Đông HàTọa lạc ngay cạnh cầu Đông Hà kế bên là sông Hiếu êm đềm chảy quanh năm, chợ Đông Hà không chỉ là trung tâm buôn bán của thành phố mà người dân...
Đọc tiếp

Những địa điểm du lịch ở thành phố Đông Hà

 Hà Lê | 03/07/2020 - 08:03

 

Là thành phố năng động của tỉnh Quảng Trị, những địa điểm du lịch Đông Hà cũng góp phần khiến nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch trong và ngoài nước.

Chợ Đông Hà

Tọa lạc ngay cạnh cầu Đông Hà kế bên là sông Hiếu êm đềm chảy quanh năm, chợ Đông Hà không chỉ là trung tâm buôn bán của thành phố mà người dân khắp nơi trong tỉnh cũng đổ về đây. Khách du lịch rất thích đến đây để mua đặc sản địa phương về làm quà. Do gần với cửa khẩu, ở chợ Đông Hà có những mặt hàng xuất xứ từ Thái Lan hay Lào nhập về rất mới lạ.

Chợ Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc

Chợ Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc

 

Nếu muốn thưởng thức các món ăn đặc trưng của Quảng Trị thì bạn cũng đừng quên đến địa điểm du lịch thú vị này nhé. Trong chợ hay khu vực phía sau có những hàng quán đơn sơ nhưng đồ ăn rất ngon và khá rẻ. Mỗi buổi sáng sớm hay chiều tối nếu không muốn ăn ở khách sạn có thể bắt xe đến đây để thưởng thức các món ăn dân dã, vừa ăn, vừa ngắm nhìn không khí chợ quê thanh bình.

Bảo tàng tỉnh Quảng Trị

Bảo tàng này nằm trên con đường Nguyễn Huệ ngay trung tâm thành phố Đông Hà. Bảo tàng lịch sử này mới được xây dựng cách đây không lâu, thế nhưng đây là điểm đến không thể bỏ lỡ đối với khách du lịch. Đặc biệt là những ai muốn tìm hiểu văn hóa truyền thống, con người của các dân tộc ở miền đất khói lửa này. Trong bảo tàng trưng bày 10.000 hiện vật nguyên bản có giá trị lớn.

Bảo tàng Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Duy

Bảo tàng Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Duy

Trong khuôn viên rộng hơn 4.000 m2 , địa điểm du lịch này được chia thành 2 khu vực trưng bày riêng biệt là ngoài trời và trong nhà. Bên ngoài, bạn sẽ được chiêm ngưỡng không gian tái hiện lại những nét văn hóa của người dân tộc Chăm và những hiện vật kích thước lớn từ thời chiến tranh. Bên trong gồm có 2 tầng, trưng bày các hiện vật trong từng giai đoạn lịch sử của Quảng Trị.

Âm hưởng truyền thống kết hợp với hiện đại, bên cạnh đó lại còn có sự sắp xếp khoa học khiến cho khách du lịch thích thú và dễ hiểu hơn mỗi khi có dịp đến tham quan bảo tàng. Không chỉ vậy, ở đây còn có tượng cậu ruột chúa Nguyễn được đúc từ thời đó và lưu giữ đến bấy giờ, cụm vò bán sứ tráng men có niên đại cách đây hơn 10 thế kỷ, trống đồng An Khê, bản khoán ước làng Phú Kinh dài hơn 2m…

Công viên và tượng đài Lê Duẩn

Là điểm nhấn quan trọng của thành phố, công viên này nằm ngay kế bên đường Lê Duẩn, Quốc lộ 1. Với người dân ở đây, địa điểm du lịch này vô cùng quen thuộc. Không gian rộng rãi và thoáng đãng được trang trí bằng những cây xanh, khóm hoa, con đường lát đá sạch sẽ. Đây là nơi thư giãn vô cùng dễ chịu, mỗi sáng sớm hay buổi chiều công viên đông đúc người dân đến tập thể dục.

Công viên Lê Duẩn. Ảnh: Thanh Trúc

Công viên Lê Duẩn. Ảnh: Thanh Trúc

Ở công viên còn có những hàng ghế đá để mọi người ngồi nghỉ ngơi sau khi tập thể dục hay đi tham quan chợ Đông Hà. Ngồi ở đây có thể thấy được những chuyến xe Bắc - Nam ngược xuôi nối tiếp nhau, bên kia là hồ nước mát mẻ. Đây là khoảng lặng bình yên để thư giãn không chỉ người dân mà khách du lịch cũng rất yêu thích.

Không những thế, ở địa điểm du lịch này còn có khu vực quảng trường với bức tượng cố Tổng bí thư Lê Duẩn đặt uy nghi ngay chính giữa. Bức tượng cao 9,9 mét được chế tác bằng đá xanh để tưởng nhớ người con ưu tú của Quảng Trị. Ngày thường, trước tượng đài người dân đến vui chơi, ngồi hóng mát. Còn vào những dịp đặc biệt lễ hay các sự kiện kỷ niệm của đất nước, ở đây diễn ra lễ dâng hương và các hoạt động văn nghệ ý nghĩa.

Chùa Đông Hà

Chùa Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc

Chùa Đông Hà. Ảnh: Thanh Trúc


Chùa tọa lạc ở số 31, đường Trần Hưng Đạo, được xây dựng từ năm 1925. Chùa có lịch sử lâu đời và là nơi Ban trị sự Phật giáo của tỉnh Quảng Trị làm việc. Trải qua nhiều lần trùng tu trong từng giai đoạn và từng phần khác nhau đến nay đã tương đối khang trang. Với không gian tôn nghiêm, chùa là nơi phật tử cũng như khách du lịch đến tham quan và chiêm bái mỗi ngày.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9

Từ thành phố Đông Hà đi về phía Tây 6 km là bạn sẽ đến với nghĩa trang nằm ngay cạnh đường 9 lịch sử. Được xây dựng từ năm 1995 trên một ngọn đồi cao, đây là nơi an nghỉ của hơn 9.500 liệt sĩ, người có công với đất nước trong những năm chiến tranh ở mặt trận Đường 9 và bộ đội chiến đấu tại Lào. Trung tâm có tượng đài chiến thắng cao 18 mét vô cùng nổi bật. Trên đó khắc họa hình ảnh của quân giải phóng Việt Nam với em bé và thiếu nữ Lào mừng ngày thắng lợi. Bên cạnh là khu nhà tưởng niệm, cụm tượng thể hiện tình đoàn kết Việt - Lào, những bức phù điêu lớn thể hiện tinh thần đấu tranh của quân và dân. Địa điểm du lịch rất ý nghĩa này là điểm đến mà bạn nên ghé một lần trong chuyến về thăm miền đất này.

Nghĩa trang Đường 9. Ảnh: Thanh Trúc

Nghĩa trang Đường 9. Ảnh: Thanh Trúc

Từ mảnh đất khô cằn bị chiến tranh tàn phá, du lịch Quảng Trị ngày nay đã dần trở thành điểm đến thu hút đối với du khách. Không chỉ là những di tích, công trình lịch sử mà còn nhiều điều hấp dẫn, điển hình như thành phố Đông Hà đầy sức trẻ này.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

2
7 tháng 4 2022

1.địa điểm này ở đâu?

2. có bao nhiêu cái đặc biệt?

10 tháng 4 2022

stop war

7 tháng 4 2018

Mình nói về TP Hà Nội nhé:

1.Địa điểm du lịch:

 Hồ Hoàn Kiếm: Điểm đặc biệt của địa lý Hà Nội là trong lòng thành phố có rất nhiều hồ và bao quanh thành phố là những con sông lớn. Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giữa trung tâm thành phố với tháp Rùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của thành phố: Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt hay đình Trấn Ba…trên lối dẫn vào đền Ngọc Sơn.

 Chùa Một Cột: Hà Nội là trung tâm đạo giáo và Phật giáo của Việt Nam vì thế trong nội thành có rất nhiều đền chùa với hàng trăm năm tuổi. Nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột có kiến trúc hình bông sen có thể nói là độc đáo nhất Việt Nam, cũng là điểm tham qua không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Ngoài ra còn có chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ kính lâu đời được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6).

Văn Miếu – Quốc Tử Giám: là nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử giám trở thành điểm đến phổ biến của du lịch Hà Nội, là nơi trao bằng khen cho những học sinh sinh viên có thành tích xuất sắc. Các sĩ tử trước mỗi kỳ thi thường đến đây để cầu may.

Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: du lịch Hà Nội thì không thể bỏ qua trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Quảng trường Ba Đình lịch sử nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập. Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem các thiết bị điện tử ghi hình và giữ trật tự trong lăng.

Hồ Tây: nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú chơi cá cảnh, bon sai. Nghi Tàm còn đường mệnh danh là làng hoa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là ngôi làng này sẽ tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực Hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội.

  Khu phố cổ: Điểm nhấn của du lịch Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. Bạn có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội. Đi tới nơi đây bạn mới cảm nhận được nét đẹp của con người Hà Nội, gần gũi và thân quen.

  Nhà thờ lớn Hà Nội: công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buổi sáng ngồi café vỉa hè đặc trưng khoan khoái hưởng thụ cái thời tiết se lạnh của tiết trời Hà Nội. Đến tối cùng tụ họp bạn bè chuyện phiếm bên ly trà chanh.

Vị trí, địa hình

    Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' độ kinh Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km, cách thành phố Nam Định 87 km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km2, nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.

    Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m), Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

    Thủ đô Hà Nội có bốn điểm cực là:

    Cực Bắc là xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn.

    Cực Tây là xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.

    Cực Nam là xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức.

    Cực Đông là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm.

    Diện tích tự nhiên:

    • Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô  bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2 triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
    • Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.

     Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha)

            - Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản    :    188601,1 ha 
            - Đất phi nông nghiệp                     :     134947,4 ha
            - Đất chưa sử dụng                          :    9340,5 ha      
      (Theo“Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục Thống kê thành phố Hà Nội).

      Thủy văn:

      • Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
      • Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
      • Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành -  tiểu khí hậu đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng Long -  Hà Nội.

      Khí hậu - Thời tiết:

      • Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
      • Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).
      • (Sưu tầm trên mạng,nếu hay thì ủng hộ ch mình nhé!)

      Trả lời:

      - Đà Nẵng có cảng trên sông Hàn và cảng biến Tiên Sa thuận tiện cho tàu thuyền cập bến.

      - Dọc các phố gần bến cảng, các ngân hàng, khách sạn, tiệm ăn,... mọc lên san sát.

      Học tốt~~

      19 tháng 12 2021

      https://vinpearl.com/vi/tham-khao-ngay-15-dia-diem-du-lich-ha-tinh-hap-dan-nhat

      19 tháng 12 2021

      Biển Thiên Cầm

      - Biển Xuân Thành

      - Biển Hoành Sơn

      - Chùa Hương Tích

      - Ngã ba Đồng Lộc 

      - Núi Hồng Lĩnh

      - Khu du lịch sinh thái Hồ Trại Tiểu

      - Khu du lịch sinh thái Sơn Kim

      - Vườn Quốc gia Vũ Quang

      - Khu di tích Nguyễn Du

      - Khu di tích Trần Phú

      Quảng Trị: Thành phố Đông Hà áp dụng Chỉ thị 15 từ ngày 29/8Lê Năng -  Chủ nhật, 29/08/2021 21:47 (GMT+7)Từ 17h ngày 29/8, thành phố Đông Hà bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các khu cách ly tập trung cũng như trong cộng đồng,Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các...
      Đọc tiếp

      Quảng Trị: Thành phố Đông Hà áp dụng Chỉ thị 15 từ ngày 29/8

      Lê Năng -  Chủ nhật, 29/08/2021 21:47 (GMT+7)

      Từ 17h ngày 29/8, thành phố Đông Hà bắt đầu áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có thông báo mới. Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các khu cách ly tập trung cũng như trong cộng đồng,

      tm-img-alt

      Liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở các khu cách ly tập trung cũng như trong cộng đồng, UBND thành phố Đông Hà quyết định triển khai Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ trên toàn địa bàn Thành phố.

      Theo đó, từ 17h ngày 29/8, yêu cầu toàn thể cán bộ, nhân dân trên toàn địa bàn thành phố Đông Hà hạn chế ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết. Hạn chế việc di chuyển của người dân Tp. Đông Hà đến các địa phương khác và ngược lại. Hạn chế các cuộc họp không cần thiết, tăng cường họp và xử lý công việc theo hình thức trực tuyến, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian chống dịch.

      Tạm dừng các nghi lễ hoạt động tôn giáo, tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các điểm công cộng. Dừng các hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo hình thức tại chỗ trên địa bàn, trừ các hoạt động kinh doanh thiết yếu như: Xăng, dầu, điện nước, ngân hàng, lương thực thực phẩm. Học sinh các cấp dừng việc tựu trường cho đến khi có thông báo mới. Đối với các hoạt động vận tải, chỉ cho phép chở tối đa 50% công suất.

      UBND tỉnh giao cho Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Tp. Đông Hà chỉ đạo các lực lượng chức năng thần tốc truy vết tất cả F1, F2 của các ca dương tính để cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR trong thời gian nhanh nhất, ưu tiên xét nghiệm các trường hợp F1 có nguy cơ lây nhiễm cao. Chủ động điều động, tăng cường nhân lực cho Tp. Đông Hà để đảm đương nhiệm vụ của Trung tâm y tế Đông Hà do phải phong tỏa tạm thời để chống dịch. Thực hiện phương án tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Tp. Đông Hà theo hướng phân tán về các cơ sở. Tiếp tục rà soát, kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh để đảm bảo an toàn cho đội ngũ, lực lượng cán bộ, nhân viên y tế, bệnh nhân và duy trì công tác khám chữa bệnh. Rà soát và chuẩn bị nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế để chủ động trong công tác điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19.

      Ngày 29/8, toàn tỉnh ghi nhận thêm 04 trường hợp F0, trong đó, có 3 ca liên quan đến ca mắc trong cộng đồng được công bố ngày 27/8. Tính tới thời điểm hiện tại, Quảng Trị có 100 trường hợp dương tính với SARS-CoV2nhiễm Covid-19.

      9
      4 tháng 12 2021

      spam ;-;

      22 tháng 9 2016

      Rủ nhau đi khắp Long Thành
      Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
      Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch em hãy giới thiệu (khoảng 2 đến 3 trang A4) về Lịch sử 36 phố phường của Thăng Long - Hà Nội.
      Trả lời:
      Xin kính chào mọi người, tiếp theo tôi xin được giới thiệu cho quý khách về phố cổ Hà Nội.
      Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có ghi lại ca dao về 36 sáu phố ở Hà Nội như sau:
      Rủ nhau chơi khắp Long thành
      Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
      Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ. Đây là một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội.
      Khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này đã được hình thành từ thời Lý – Trần, nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đầu đời đời Lê, trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cũng đã đề cập đến tên một số phường nghề tại đây. Dưới thời Lê, đặt phủ Phụng Thiên gồm hai huyện là Vĩnh Thuận và Thọ Xương, thì khu này nằm gọn trong bốn tổng Túc của huyện Thọ Xương là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Bên ngoài khu vực là vòng thành Đại La có trổ các cửa ô. Thời Lê, giữa khu này có một số đầm hồ, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch nối với hào thành, các đầm hồ, thông với hồ Hoàn Kiếm và sông Hồng cũng ở khu vực này. Đến cuối thế kỉ 19 thì các sông hồ đó hoàn toàn bị lấp, nhưng vẫn còn để lại dấu tích qua các địa danh: Hà Khẩu, Giang Khẩu, Cầu Gỗ, Cầu Đông. Thời Lý – Trần, dân cư từ các làng quanh đồng bằng Bắc Bộ tụ tập về khu vực này sinh sống, tạo thành khu phố đông đúc nhất kinh thành. Đến đời Lê, dần dần đã có một số Hoa kiều buôn bán ở đây, hình thành nên các khu phố Tàu. Thời Pháp thuộc, sau khi lấp toàn bộ các đầm hồ, khu phố được chỉnh trang, người Ấn, người Pháp cũng đến đây buôn bán. Hai chợ nhỏ được giải tỏa để lập chợ Đồng Xuân, Đường ray xe điện Bờ hồ – Thụy Khuê cũng chạy xuyên qua đây. Cho đến nay, đây vẫn là khu buôn bán nhộn nhịp nhất của Hà Nội. Tuyến phố đi bộ cũng được mở tại đây.
      Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố cổ là các phố nghề. Thợ thủ công từ các làng nghề quanh Thăng Long xưa tụ tập về đây, tập trung theo từng khu vực chuyên làm nghề của mình. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ “Hàng” đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
      Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được sản phẩm truyền thống như phố Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, phố Thuốc Bắc, … Ngoài ra một số phố tuy không giữ nghề truyền thống, nhưng cũng tập trung chuyên bán một loại hàng hóa, như phố Hàng Quạt bán đồ thờ, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên dịch vụ du lịch…
      * Phố Hàng Mã ngày xưa chuyên buôn bán đồ vàng mã để thờ cúng, bao gồm tiền giấy âm phủ, vàng giấy âm phủ, sau mở rộng thêm các tượng giấy hình các quan, hình nhà cửa… để đốt cúng cho người âm. Ngày nay phố Hàng Mã tập trung nhộn nhịp vào các dịp lễ, tết Trung Thu, Nguyên Đán với các mặt hàng phong phú về đồ chơi. Ngoai ra, tại đây cũng là nơi bán các hàng trang trí phông màn đám cưới với các hình cắt cô dâu, chú rể làm tự bọt xốp nhiều màu sắc.
      * Liên quan đến phố Hàng Mã còn có phố Mã Mây. Phố này nguyên bao gồm hai phố xưa: phố Hàng Mã và phố Hàng Mây. Đoạn phố Hàng Mây nằm giáp phố Hàng Buồm, trên bờ sông Nhị, nơi tập trung thuyền bè miền ngược chở các mặt hàng lâm sản như song, mây, tre, nứa…
      * Phố Hàng Bạc do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình[2], kéo người trong họ hàng và nguời làng Trâu Khê (huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
      * Phố Hàng Đào là nơi buôn tơ, bán vải vóc (chữ vải điều chỉ màu đỏ được đọc chệch thành chữ đào)
      * Phố Hàng Lược nối từ phố Hàng Cót đến phố Chả Cá, vốn là nơi có nhiều nhà buôn bán lược: lượcgỗ, lược sừng và sau này là lược nhựa cất cho các cửa hàng xén bán cho các cô làm đồ trang điểm
      * Phố Hàng Chai không phải là nơi sản xuất, buôn bán chai lọ; phố này là một đoạn ngõ nhỏ nối phố Hàng Rươi và Hàng Cót, đây là nơi tập trung dân nghèo làm nghề “ve chai”, chuyên thu lượm các đồ phế liệu, đồ bỏ (rác)
      * Phố Hàng Gà chạy từ phố Hàng Điếu đến phố Hàng Cót, vốn là nơi tập trung các cửa hàng bán đồ gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, gà tây…
      * Phố Hàng Chĩnh được người Pháp gọi là Rue des Vases (phố hàng Vại Chậu), vốn thông ra bờ sông, là bến đậu các thuyền chở vại, chậu bằng sành của làng Phù Lãng, nồi đất, chum vại, tiểu sành từ Hương Canh, bằng gốm từ Thổ Hà
      * Phố Hàng Đồng và phố Bát Sứ thời thuộc Pháp có tên chung là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Đoạn Hàng Đồng và Hàng Mã trước thuộc thôn Yên Phú, có nghề gốc bán đồ đồng (chứ không phải đồ đồng nát) như mâm, nồi, đình, bát hương, lọ hoa, hạc thờ…
      Mong rằng mọi người sẽ hiểu hơn về 'Hà Nội 36 phố phường'.

      25 tháng 9 2016

      Xin chào, hôm nay tôi xin giới thiệu về lịch sử 36 phố phường của Thăng Long, Hà Nội. Sách "Hà Nội ba sáu phố phường" của Thạch Lam viết: "Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Trung Quốc có Thượng Hải… Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu..."

      Chúng ta cũng có Hà Nội, một thành phố rất nhiều vẻ đẹp vì Hà Nội đẹp thật và cũng vì chúng ta mến yêu. Yêu mến Hà Nội với tâm hồn người Hà Nội . Để cho những người mong ước kinh kỳ ấy, và để cho những người ở Hà Nội, chúng ta khuyến khích yêu mến Hà Nội hơn, chúng ta nói đến tất cả những vẻ đẹp riêng của Hà Nội, khiến mọi sự đổi thay trong ba mươi sáu phố phường đều có tiếng vang ra khắp mọi nơi.

      Hà Nội hiện nay có 9 quận, 5 huyện gồm 128 phường, 98 xã và 6 thị trấn, nhưng đó là "phường và phố" Hà Nội hiện nay, còn ca dao cổ có câu:
      Hà Nội ba sáu phố phường.
      Hàng Gạo, Hàng Đường, Hàng Muối trắng tinh.

      Khu phố cổ "36 phố phường" của Hà Nội được giới hạn bởi đường Hàng Đậu ở phía Bắc, phía Tây là đường Phùng Hưng, phía Đông là đường Trần Nhật Duật và Trần Quang Khải, phía Nam là đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, Hàng Thùng. Khu phố cổ được biết đến hiện nay được thiết kế và quy hoạch theo phong cách kiến trúc Pháp với mạng lưới đường hình bàn cờ, nhưng dấu vết lịch sử thì lại in đậm ở nhiều lớp văn hoá chồng lên nhau. Thăng Long-Hà Nội là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt bởi vì đến hết thế kỷ XVI Thăng Long-Đông Đô-Đông Kinh vẫn là đô thị độc nhất của nhà nước Đại Việt lúc ấy.

      Dưới thời nhà Lý, nhà Trần, Phố cổ Hà Nội bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Vào thời Lê, đầu thế kỷ XVI, Hà Nội trở thành Đông Kinh, khắp nơi đổ về buôn bán làm ăn trong 36 phường lúc bấy giờ, và dần dần, nơi đây chính là khu Phố Cổ thời nay.

      Vào thời Lê, "phường" ngoài nội dung chỉ các tổ chức của những người cùng làm một nghề (phường chèo, phường thợ) thì còn một nội dung nữa, chỉ những khu vực địa lý được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở ở kinh thành Thăng Long.

      Sử cũ còn ghi Thăng Long đời Lê gọi là phủ Phụng Thiên. Chia ra hai huyện Vĩnh Xương (sau đổi ra Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi ra Vĩnh Thuận). Mỗi huyện 18 phường. Như vậy, Thăng Long có 36 phường. Suốt ba thế kỷ, nhà Lê vẫn giữ nguyên sự phân định hành chính đó.

      Phường là tổ chức nghề nghiệp (chỉ có ở kinh thành Thăng Long) còn đơn vị tương đương với làng xã ở vùng nông thôn. Đây là nơi sống và làm việc của những người làm cùng một nghề thủ công. Trong số các nghề mà sau đó phát triển ở Hà Nội là nghề nhuộm, dệt, làm giấy, đúc đồng, rèn và gốm. Ở đây còn có nghề đúc tiền (sắt và đồng), đóng thuyền, làm vũ khí và xe kiệu.

      Khi xưa, khu 36 phố phường phát triển trong môi trường có nhiều ao hồ. Khu này được sông Tô Lịch bao bọc ở phía Bắc, sông Hồng ở phía Đông và hồ Hoàn Kiếm ở phía Nam. Khu vực chợ và nhà ở đầu tiên được đặt tại nơi sông Tô Lịch và sông Hồng gặp nhau. Cửa sông Tô Lịch là bến cảng và có thể có rất nhiều con kênh nhỏ nằm rải rác trong khu Phố Cổ.

      Từ thế kỷ XV, khu Kinh Thành gọi là phủ Trung Đô gồm 2 huyện với tổng số 36 phường. Trong thời kỳ này đa phần huyện Thọ Xương, hầu hết các phố đều là nơi buôn bán, rất nhiều đền và chùa cũng được xây vào thời kỳ này.

      Đến khoảng giữa thế kỷ XIX, hai huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận vẫn y nguyên 13 tổng nhưng con số các phường, thôn, trại rút xuống mạnh (do sáp nhập): Thọ Xương còn 113 phường, thôn, trại. Vĩnh Thuận còn 40 phường, thôn, trại. Tổng cộng là 153 phường, thôn, trại.

      Như vậy, nhà Lê cho Thăng Long hưởng một quy chế riêng (gọi là Phủ, trực thuộc trung ương và suốt ba thế kỷ chỉ gồm có 36 phường). Ngược lại, nhà Nguyễn đã đánh đồng Thăng Long với các phủ khác, phải lệ thuộc vào tỉnh và cũng có tổng, có thôn, có trại như mọi nơi.

      Trên thực tế không có cái gọi là "Hà Nội 36 phố phường". Chỉ có Thăng Long thời Lê có 36 phường hoặc là Hà Nội thời Minh Mạng có 239 phường, thôn, trại và Hà Nội thời Tự Đức với 153 phường.

      Đặc điểm chung của các phố cổ Hà Nội là nhiều tên phố bắt đầu bằng từ "Hàng", tiếp đó là một từ chỉ một nghề nghiệp nào đó.Và sau đây là một bài ca dao gửi đến tất cả mọi người để nhớ tới 36 phố phường của Hà nội ta:
      Rủ nhau chơi khắp Long Thành
      Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai.
      Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai
      Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Khay
      Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giầy
      Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn
      Phố mới Phúc Kiến, Hàng Ngang
      Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Than, Hàng Đồng
      Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông
      Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè
      Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre
      Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà
      Qua đi đến phố Hàng Da
      Trải xem phường phố thật là quá xinh.

      Từ đời Lê (thế kỷ XV), nhiều người Trung Quốc được phép cư trú ở Thăng Long (Hà Nội), họ rủ nhau đến làm ăn buôn bán ở phố Hàng Ngang (xưa kia ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại). Do đó thành tên Hàng Ngang.

      Như tên gọi Hàng Đường có rất nhiều cửa hàng bán đường, mứt, bánh, kẹo. Sát với chợ Đồng Xuân là phố Hàng Mã - chuyên bán các mặt hàng truyền thống làm từ các loại giấy màu.

      Từ đầu phố Hàng Mã đi thẳng sang phố Hàng Chiếu dài 276m (nơi bán nhiều loại chiếu thảm bằng cói) là đến Ô Quan Chưởng (cửa Đông Hà) di tích khá nguyên vẹn của một trong 36 phố phường Thăng Long xưa hay phố nghề rất điển hình: Hàng Thiếc.

      Mỗi nghề còn giữ lại trên tên phố Hà Nội nay đã qua bao thay đổi, đến nay đã có hơn sáu mươi phố bắt đầu bằng chữ Hàng như Hàng Đào, Hàng Tre, Hàng Sắt, Hàng Mành, Hàng Bún, Hàng Bè...

      Trong các phố của Hà Nội hiện nay, có những phố nguyên có chữ Hàng nhưng đã được mang tên mới như Hàng Cỏ (tức phố Trần Hưng Đạo ngày nay), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Hàng Giò (Bà Triệu phía gần Hồ Hoàn Kiếm), Hàng Lọng (Đường Nam bộ rồi Lê Duẩn), Hàng Nâu (Trần Nhật Duật), Hàng Kèn (Quang Trung), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng).

      Khu phố cổ Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX cơ cấu đô thị trở nên dày đặc hơn. Khu phố cổ được mở rộng tập trung theo hướng trung tâm của khu phố. Các ao, hồ, đầm, dần dần bị lấp kín để lấy đất xây dựng.

      Khu phố cổ Hà Nội là một quần thể kiến trúc độc đáo, mang nặng bản sắc dân tộc Việt, có sắc thái đặc trưng của một khu dân cư sản xuất chủ yếu là nghề thủ công truyền thống. Nơi đây diễn ra đồng thời nhiều hoạt động trong đời sống hằng ngày của cư dân đô thị như sinh sống, bán hàng sản xuất, lễ hội, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tạo nên một sức sống mãnh liệt để khu phố cổ tồn tại vĩnh viễn và phát triển không ngừng.

      Sau khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự thay đổi. Khu phố cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ, đường phố được nắn lại, có hệ thống thoát nước, có hè phố, đường được rải nhựa và có hệ thống chiếu sáng, nhà cửa hai bên đường phố được xây gạch lợp ngói. Bên cạnh những nhà cổ mái ngói xuất hiện các ngôi nhà có mặt tiền được làm theo kiểu cách Châu Âu.

      Khu phố cổ Hà Nội từ 1954-1985, dân cư có sự thay đổi, nhiều gia đình từ chiến khu trở về được bố trí vào ở khu phố cổ. Kể từ đó số hộ ở trong mỗi số nhà cứ tăng dần lên từ một hộ đến hai, ba hộ, rồi mỗi hộ gia đình lại phát triển thêm theo kiểu tam đại, tứ đại đồng đường...

      Từ 1954 trở đi, do chính sách cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chính sách phát triển sản xuất, chính sách kinh tế của thời bao cấp (Nhà nước đảm nhận việc cung cấp mọi nhu yếu phẩm cho cuộc sống của dân cư qua hệ thống các cửa hàng bách hoá và dịch vụ...).

      Toàn bộ khu phố cổ nơi buôn bán sầm uất đã trở thành khu dân cư ở (1960-1983), đa số dân cư trở thành cán bộ, công nhân viên, phục vụ cho xí nghiệp, hợp tác xã các cơ quan thành phố...

      Mặt tiền của nhiều nhà cửa được sửa lại thành mặt tiền nhà ở có cửa ra vào và cửa sổ. Phố xá yên tĩnh hơn. Sự nhộn nhịp phố xá tuỳ ở từng nơi từng lúc thường theo giờ ca kíp đi làm vào sáng, trưa, chiều tối, sự nhộn nhịp còn ở các khu chợ, các cửa hàng bách hoá, cửa hàng chuyên doanh của Nhà nước của hợp tác xã (như chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da...). Dân cư ở khu phố cổ cứ tăng dần lên, lấn chiếm các không gian trống của các sân trong từng nhà. Một số mặt hàng thủ công truyền thống bị mai một.

      Khu phố cổ từ 1986 đến nay, dưới đường lối đổi mới của Đảng đã khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân xây dựng mở mang phát triển kinh tế-văn hoá-xã hội. Buôn bán ở khu phố cổ dần dần được phục hồi, phát triển và sầm uất hơn xưa. Nhiều ngôi nhà cổ được cải tạo đổi mới, nhiều nhà xuống cấp, bị hỏng được xây dựng lại với nhiều kiểu cách. Nhiều đình, đền, chùa được tu sửa.

      Ngày nay, ta vẫn xem "36 phố phường" của Hà Nội là khu phố cổ. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, dẫu tên phố thay đổi ít nhiều, dẫu nghề nghiệp ở đó có còn hay mất, nhưng những nghề thủ công và các sản phẩm mà người thợ Thăng Long làm ra sẽ mãi in đậm, ăn sâu trong trái tim người Hà Nội cũng như lịch sử Việt Nam.

      Chúc mọi người tham quan vui vẻ!

      26 tháng 9 2016

             Các bạn đã nghe những câu chuyện dân gian quen thuộc liên quan tới hà Nội chưa? Tôi tin một điều rằng các bạn chắc hẳn cũng đã từng nghe nhưng cũng chưa đủ để chứng tỏ rằng các bạn biết hết về Hà Nội. Những con đường, phố cổ nên thơ tạo ra một bức tranh huyền bí mang đầy màu sắc. Con người nơi đây hòa đồng,.... Bạn biết không? Những câu chuyện truyền thuyết về hồ Gươm ( hồ Hoàn Kiếm ) nơi vị anh Hùng Lê Lợi hoàn trả gương cho rùa vàng. Nơi đây vẻ đẹp trù phú với đặc sản nổi tiếng. 

      ..............

      1 tháng 10 2016

      Phần kết bài:

        Vẻ đẹp của Hà Nội và những câu ca dao chưa hẳn là đã kết thúc từ đó, nó luôn mang những dấu ấn trang lịch sử và mở ra thời kì mới cho xã hội. Vẻ đẹp của 36 phố mỗi con phố là mang 1 ý nghĩa mang 1 cái tên riêng biệt mà không giống với nhau. Hà Nội trải dài, đi tới đâu bạn cũng có thể ngắm vẻ đẹp ấy của thiên nhiên đất trời ban tặng. Vì vậy, 36 phố và cả thủ đô Hà Nội vẫn còn là những điều huyền bí mà bạn mới chỉ biết một phần nào đó.

      26 tháng 7 2017

      - Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế: Thành Châu Hóa, nhà lưu niệm Bác Hồ, Kinh thành Huế, chợ Đông Ba, cầu Trường Tiền, Chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức, Điện Hòn Chén.

      - Mô tả cầu Trường Tiền

      Cầu Trường Tiền Được coi là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới; thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng sông Hương. Cầu Trường Tiền in sâu trong lòng mỗi người dân nơi đây và cả những du khách như một biểu tượng của đất Cố đô.

      13 tháng 3 2016
       Sydney is the largest city , the most famous and oldest of Australia. Located on the east coast of Australia , the city was established in 1788 at Sydney Cove by Arthur Phillip who led the first train ( First Fleet ) from the UK . . This is the biggest financial center in Australia and is also a tourist destination of international tourists , famous for its beautiful beaches and architecture pair : Sydney Opera House
      13 tháng 3 2016

      Sydney is the largest city, the most famous and oldest of Australia.

      Located on the east coast of Australia, the city was established in 1788 at Sydney Cove by Arthur Phillip who led the first train (First Fleet) from the UK.

      . This is the biggest financial center in Australia and is also a tourist destination of international tourists, famous for its beautiful beaches and architecture pair: Sydney Opera House