K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2022

Đây là một trong những di tích lớn và ra đời sớm ở nước ta. Hệ thống chùa, am, tháp, bia, tượng… ở Yên Tử là những tư liệu lịch sử vật chất quý báu, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các thế hệ thiền sư tu hành tại đây và giúp chùng ta nhớ về cha ông ta(ko ghi tk)

7 tháng 4 2022

tham khảo

Đây là một trong những di tích lớn và ra đời sớm ở nước ta. Hệ thống chùa, am, tháp, bia, tượng… ở Yên Tử là những tư liệu lịch sử vật chất quý báu, gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các thế hệ thiền sư tu hành tại đây và giúp chùng ta nhớ về cha ông ta

31 tháng 10 2021

Tham khảo:

Vâng! “Có cả cuộc đời rồi bỗng nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Tôi không lý giải được tại sao mình lại thích những câu thơ đó đến như thế để rồi cứ mỗi lần nghe tiếng trống tựu trường lại nhẩm đọc và thao thiết nhớ về một thời áo trắng dấu yêu.

Có lẽ, “tiếng trống trường giục giã” của đời thực đã khơi nguồn cảm hứng và làm cho người thơ “bỗng nhớ”, nhớ đến da diết cái thuở chung trường, chung lớp, chung những vui buồn tuổi học trò. Vẫn biết tuổi thơ một đi không trở lại và người thơ đã “có cả cuộc đời rồi”, thế mà Chử Văn Long vẫn mở một lối về cho nỗi nhớ. Hiển hiện trên trang thơ của anh là một nỗi khát thèm được sống lại “thêm một lần”, “thêm một lần nữa” những gì tuổi thơ anh đã trải.

Tôi có cảm giác bài thơ được viết liền mạch trong một xúc cảm dào dạt, tuôn chảy tự nhiên, không câu nệ ngôn từ hay cách cấu tứ. Anh không cố tình tái hiện những gì đã thành kỷ niệm nên hình ảnh thơ chỉ là những ảo ảnh hiện về trong nỗi niềm tiếc nhớ đến khôn nguôi.

Nhớ đến quay quắt “Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi/ Bàn chân nhỏ qua đồng qua ruộng/ Tiếng trống trường giục giã những mùa thi” đã làm dội lên lên trong anh ước muốn được gặp lại bạn bè, được về thăm thầy cũ sau bao năm cách biệt. Dường như anh ý thức được cái điều chỉ “vừa mới đấy” thôi mà giờ đã thành điều không thể nên tiếng thơ ray rức đến quặn lòng. Những khổ thơ liên tiếp nhau đều bắt đầu bằng nghi vấn: “sao chẳng về tụ lại”, “sao chẳng thể thêm lần gặp nữa”, “sao chưa đến tìm nhau bè bạn”, “sao không thể cùng về thăm thầy cũ”... mà như thấm nỗi đau của người trong cuộc. Và đằng sau những câu hỏi tu từ ấy là cả một nỗi niềm:

Vừa mới đấy đã bao năm cách biệt

Bạn bè ơi giờ ở những nơi đâu

Nghe tiếng trống sao chẳng về tụ lại

Trước sân trường ríu rít nắm tay nhau

Thì ra, tiếng trống ấy bao năm rồi vẫn còn giục giã trong anh. Và cứ thế anh khát thèm thêm lần gặp nữa để được “ngồi chung bàn chung ghế như xưa/ Lại hồi hộp ngó bảng đen phấn trắng/ Cho mắt nhìn thắm lại chút ngây thơ”. Người thơ còn muốn gọi về cả những tháng ngày “trọ học thổi cơm chung” để “ngồi lại thêm một lần so đũa/ Nghe tiếng cười trai gái rộn quanh mâm”. Quả là “nỗi nhớ học trò chấp chới suốt đời nhau/ Đẹp như là không đâu vào đâu”(*). Có thể nói, một chút buồn nhớ đã làm cho tiếng thơ thật đến nao lòng. Cũng được viết với mạch cảm xúc ấy song ta có cảm giác như Chử Văn Long đã để người thơ làm chủ tình cảm, nhận ra chân giá trị của “từng hồi trống” vang lên từ “cái trống da trâu thay bọc lại bao lần” mà hơn một lần cảm được ơn sâu người thầy cũ: “Giờ mới biết từng hồi trống ấy/ Làm tóc thầy từng sợi bạc rưng rưng...”

Như một hồi trống dài được nhắc lại bằng đôi ba tiếng rành rõ, bài thơ khép lại bằng đôi câu: “Có cả cuộc đời rồi sẽ nhớ/ Những đoạn đường xa lắc tuổi thơ đi”. Phải chăng đó là sự lặp lại cần thiết để khẳng định một điều đã thành qui luật cuộc đời? Và tôi bỗng nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Duy:

Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi

dù chúng ta cứ việc già nua tất

xin thương mến đến tận cùng chân thật

những miền quê gương mặt bạn bè...

31 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

  Âm thanh gần gũi, thân thương của tiếng trống trường làng vẫn luôn gắn liền với những năm tháng tuổi thơ và còn vang vọng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Những giai điệu trầm bổng ấy vẫn hằng đánh thức hồn người, gợi nhớ những kỷ niệm tuổi học trò, gợi nhớ hình ảnh bạn bè, thầy cô và mái trường xưa…

11 tháng 3 2022

- Nhân dân ta đã rất kiên cường , quyết tâm bảo vệ tổ quốc

- Nguyễn Minh Khai , Trần Đại Nghĩa , Lê Lợi , Quốc Tử Giams

- Điều này tỏ lòng kính trọng những anh hùng lịch sử của việt nam

13 tháng 10 2021

GIÚP MÌNH VỚI 

13 tháng 10 2021

Câu hỏi:

Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời

Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ nhưng nhan đề lại nhắc tới từ "chuyện" như đang muốn dùng nhiều cảm xúc về một câu chuyện kể cho trẻ em nghe thật tình cảm, nhẹ nhàng như câu chuyện mẹ, bà, bố... thủ thỉ với em.

Bài thơ có nhan đề "Chuyện cổ tích về loài người" gợi cho người đọc liên tưởng tới những câu chuyện tưởng tượng về sự xuất hiện của loài người trong vũ trụ dưới hình thức cổ tích, suy nguyên, giải thích nguồn gốc của loài người mang một màu sắc hoang đường, kì ảo.

THAM KHẢO NHÉ

HT

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 11 2023

Tranh minh họa gợi lên sự vui mừng, hạnh phúc ngập tràn khi được ở trong vòng tay của mẹ của cậu bé Hồng từ đó làm nổi bật lên tình mẫu tử thiêng liêng, không điều gì, biến cố hay thăng trầm nào có thể ngăn cách được tình cảm mẹ con dành cho nhau.

29 tháng 11 2023

Nguyên Hồng rất vui mừng ôm lấy mẹ và người mẹ đã ôm Nguyên Hồng vào trong lòng gợi cảm lên sự ấm áp , tình mẹ dành cho Nguyên Hồng .

2 tháng 5 2018

Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Tên gọi Cà Mau có nghĩa là nước đen. Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Mũi Cà Mau - vùng đất tận cùng tổ quốc, một điều kỳ diệu và độc đáo không nơi nào có được, mà cư dân hay ví von là: “Ðất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”.

24 tháng 2 2023

Gợi ra cho em những suy nghĩ về sự thành đạt và sự bảo vệ của nhà nước, sự trung thành với các lẽ phải của xã hội, và sự trân trọng và giữ gìn những giai đoạn khó khăn của cuộc sống. Nó cũng gợi ra những suy nghĩ về sự cố gắng và nỗ lực của mỗi người để đạt được thành công trong cuộc sống, và sự tôn trọng và trân quý nhau trong gia đình và cộng đồng.

28 tháng 10 2018

Đoạn kết truyện:

- Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.

- Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.

- Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)

D
datcoder
CTVVIP
23 tháng 10 2023

Dựa vào trải nghiệm của các em để hoàn thành bài tập. Ví dụ:

* Tên địa danh: Phố cổ Hội An

* Địa danh đó ở tỉnh Quảng Nam.

* Ở đó có những căn nhà cổ mang đậm tính kiến trúc xưa cũ và độc đáo, như nhà cổ Phùng Hưng, nhà cổ Tấn Ký, nhà cổ Đức An, nhà thừo Tộc Trần, các xưởng thủ công mỹ nghệ,...

* Em ấn tượng nhất với việc được cùng bố mẹ đến chợ Hội An thưởng thức nhiều món ngon và chụp ảnh kỷ niệm cùng du khách nước ngoài ở đó.