K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

[Kiếm 10 GP từ một bài viết]Lưu ý: Tự viết - Không coppy mạng. Cô sẽ chọn một bài viết hay nhất với đề bài dưới đây để tặng 10GP. Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung...
Đọc tiếp

undefined

[Kiếm 10 GP từ một bài viết]

Lưu ý: Tự viết - Không coppy mạng. 

Cô sẽ chọn một bài viết hay nhất với đề bài dưới đây để tặng 10GP. 

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:

(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

       - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.

Và:

(...) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

       - Ba đi rồi ba về với con.

       - Không! - Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi.

       (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

3
1 tháng 4 2021

 Nhà thơ Nguyễn Quang Sáng từng tâm sự: " Năm 1966, tôi từ miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này". Đó chính là khoảnh khắc mà trang văn" Chiếc lược ngà" được chấp bút. Đây là truyện ngắn kể về cuộc hội ngộ éo le nhưng cũng đẫm nước mắt của hai cha con ông Sáu và bé Thu giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt. Sự ngây thơ của đứa con nhỏ, nỗi day dứt trong lòng người cha, hình ảnh vết thẹo đầy ám ảnh, chiếc lược ngà xinh xắn mà chất chứa tình cảm thiêng liêng, tất cả đã ghi trong lòng bạn đọc những ấn tượng khó phai.

 Bé Thu là người con duy nhất của ông Sáu và là một nhân vật giàu cá tính. Trong bữa cơm, được ông Sáu quan tâm, gắp cho miếng trứng cá to vàng nhưng Thu đã bất thần hất tung cái trứng cá ra khiến cơm tung tóe cả mâm. Hành động ấy như một gáo nước lạnh đổ ụp xuống lòng chân thành và kiên nhẫn của ông Sáu. Không kìm chế được, ông Sáu đã vung tay đánh vào mông và quát mắng. Bị đòn, có lẽ bé Thu cũng cảm nhận được sự tức giận của người lớn và cô bé lại càng lầm lì hơn. Thu không khóc, nó chạy sang nhà bà ngoại, trước khi đi còn cố ý khua cho dây lòi tói kêu rổn rảng thật to. Bé Thu thật bướng bỉnh, cứng đầu nhưng là sự gan lì của bé thơ, đúng như lứa tuổi của em.

  Sự bướng bỉnh của bé Thu không hề đáng trách. Phản ứng của em là hoàn toàn tự nhiên. Bởi sinh ra trong chiến tranh, cô bé còn quá nhỏ để hiểu được những khắc nghiệt, éo le. Chính sự cứng đầu ấy lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cha con thêm sâu sắc. Lý do bé Thu không nhận ra ông Sáu đó là vết thẹo dài trên má của ông, hoàn toàn khác với người chụp hình chung với má. Thu xa lánh và lạnh nhạt với ông Sáu không phải vì ghét mà là nó yêu ba quá nhiều. Nó không cho phép ai mạo nhận làm ba nó. Miêu tả thái độ hành động bất thường của cô bé, tác giả đã tái hiện hoàn cảnh ngặt nghèo trong chiến tranh, đồng thời khắc họa đc một cô bé bướng bỉnh, cá tính đến kì lạ.

  Nhưng trong buổi sáng cuối cùng trước lúc ông Sáu lên đường, thái độ và hạnh động của bé Thu thay đổi hẳn. Bởi trong đêm trước đó, bà ngoại đã kể cho nó nghe. Nó hiểu vết thẹo xấu xí trên mặt là vết thương do chiến tranh. Sau khi hiểu được nguồn gốc của vết thẹo, lăn lội suốt đêm bé Thu không ngủ được. Có lẽ bé Thu hối hận vì đã từng đối xử không tốt với ba nó. Cuộc chia tay cảm động vào buổi sáng hôm sau trước khi ông Sáu lên đường. Bé Thu cũng có mặt trong buổi đưa tiễn nhưng tâm trạng hoàn toàn khác " Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay cau có nữa, vẻ mặt buồn rầu trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương". Khi ông Sáu chào mọi người, nói với bé Thu: "Thôi! Ba đi nghe con", tình thương ba bấy lâu nay bị kìm nén bỗng bật lên thành tiếng - tiếng thét gọi " Ba..ba..a..baa". Tiếng gọi mà ông Sáu chờ đợi suốt tám năm ròng cuối cùng ông cũng đa  được nghe. Ở khoảnh khắc chia li, mọi khoảng cách đã bị xóa bỏ, bé Thu đã ko che giấu che dấu tình cảm của mình dành cho ba. Qua đó ta thấy được bé Thu bướng bỉnh, gan góc nhưng cũng rất giàu tình cảm.

  Không chỉ tiếng gọi ba, bé Thu như muốn níu kéo " nó vừa kêu vừa chạy xô tới, dang tay ôm chặt lấy cổ ba nó". Nó hôn ba nó cùng khắp, hôn cả vết thẹo dài trên má. Hành động của bé Thu như muốn xoa dịu đi nỗi đau đã gây cho ba. Sau khi nghe ông Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu thét lên "Không", hai tay nó ôm chặt lấy cổ ba, hai chân câu chặt vào ng ba nó. Những giọt nước mắt lăn trên má bé Thu. Em khóc vì thương cha, vì ân hận, vì không biết đến khi nào gặp lại. Trong tâm hồn bé Thu, tình yêu thương ba đã có sự thay đổi, ngoài tình yêu thương còn có niểm tự hào vô bờ về một người cha chiến sĩ, người cha đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, đã cống hiến cho cuộc đời mình vì dân tộc.

 Thể hiện nhân vật bé Thu với những nét tâm lí phù hợp cho thấy tác giả rất tâm huyết, có tài quan sát và trái tim giàu tình yêu thương. Bé Thu là một bộ phận điển hình trong chiến tranh, xa cha từ nhỏ, khao khát tình cha với tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên nhưng em chĩ đc gặp cha sau tám năm xa cách và mãi không gặp lại nữa. Điều ấy cũng phản ánh những mất mát mà chiến tranh để lại. Nỗi đau ẩn chứa trong tiếng gọi ba như xé cả không gian. Nỗi đau ấy thật xót xa.

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu về tác giá Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đây một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.

+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

 

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"

+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ tác phẩm Dưới bóng hoàng lan.

- Chú ý những chi tiết nói về nhân vật Thanh để lập dàn ý và thực hành viết theo yêu cầu đề bài.

Lời giải chi tiết:

a) Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

b) Viết đoạn văn mở bài và đầu thân bài

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

8 tháng 3 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

 

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

Mẫu 1

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

Mẫu 2

- Mở bài:

Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn, cũng là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam những năm 1930- 1945. Tuy sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm văn chương của Thạch Lam lại thấm đượm những giá trị nhân văn sâu sắc. “Dưới bóng hoàng lan” là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Thạch Lam. Xoay quanh câu chuyện về một lần về thăm quê của nhân vật Thanh, truyện ngắn đã khai thác diễn biến tâm trạng tinh tế của nhân vật, từ đó làm nổi bật chủ đề của truyện: những tình cảm giản dị, đơn sơ, thân thuộc, những khung cảnh bình dị, thân quen vẫn luôn đủ sức nâng đỡ tâm hồn của con người.

- Một đoạn trong thân bài: Một đoạn trong phần phân tích tâm trạng của Thanh khi vừa trở về nhà.

Đứng trước sự tĩnh lặng của gian nhà, trong lòng Thanh như trào dâng bao nỗi niềm, khiến anh “trở nên nghẹn họng”. Thanh nhận ra từ khi mình lên tỉnh làm việc thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn: “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Nhưng, ngôi nhà ấy vẫn mang lại cảm giác thân quen, bởi dù xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê thì ngôi nhà ấy vẫn chẳng có sự đổi thay nào, tựa như tình yêu thương nơi người bà và những ký ức trong trẻo ngày xưa vẫn luôn nguyên vẹn: “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Chỉ qua những dòng đầu tiên của tác phẩm thôi nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ở Thanh một sự gắn bó tha thiết với quê hương và với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Vì vậy mà mỗi lần về thăm quê, Thanh không tránh khỏi cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi mình được sinh ra, được lớn lên “…Khi Thanh từ giã cái bức nóng của phố xã, bước chân vào ngôi nhà mát rượi của bà, gặp lại những gì thương mến sau hai năm xa cách. Sự chăm sóc ân cần của bà, hương ngọc lan dịu ngọt phảng phất đâu đây đem đến chàng sự nhẹ nhõm….” Đó là sự nhẹ nhõm của tâm hồn con người luôn yêu quê, hướng về quê hương.

Mẫu 3

Đoạn văn mở bài: Dưới bóng hoàng lan là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Thạch Lam. Thanh - nhân vật chính trong truyện ngắn là một con người hết sức nhạy cảm. Anh có những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên và có những tình cảm chân thành, nhẹ nhàng, giản dị với những người quanh mình. Tâm trạng nhân vật Thanh là một vấn đề thú vị khiến tôi phải quan tâm.

 - Một đoạn văn thuộc phần thân bài: Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023
a. Tìm ý và lập dàn ý

- Hoàn cảnh nhân vật

- Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

- Đánh giá, nhận xét về nhân vật

b. Viết đoạn

     Nhắc đến Thạch Lam, bạn đọc thường nhớ đến những “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Trong đó, nhân vật Thanh đã để lại trong lòng bạn đọc những cảm nhận sâu sắc. 

     Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. 

     Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.

22 tháng 11 2023

a) Tìm ý và lập dàn ý:

  

- Tìm ý: triển khai luận điểm rõ ràng, mạch lạc:

+ Thanh vốn mồ côi cha mẹ từ nhỏ, người thân yêu duy nhất của Thanh đó là bà, tuổi thơ của Thanh là một cuộc sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Vì vậy mà với Thanh, người bà vừa là người cha, người mẹ, cũng là người thân duy nhất của anh.

+ Thanh là nhân vật trung tâm của tác phẩm, anh có một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà trên tất cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng.

+ Theo bước chân Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, cùng trải qua bao trạng thái, cảm xúc, từ bồi hồi, mừng rỡ đến hạnh phúc ngập tràn khi gặp lại người bà của mình. Chỉ một câu nói của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” cũng có thể khiến cho người đọc cảm thấy xúc động vô cùng, sự quan tâm của bà dù rất nhỏ bé nhưng nó chứa đựng tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh.

+ Câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi đó là một tình yêu trong sáng và cũng rất đáng yêu. Từ những lời đối thoại của Thanh và Nga, những lời yêu chưa từng được nói ra, tâm trạng bồi hồi khi đi cùng nhau, người đọc có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa đựng trong đó.

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

     Giới thiệu tác giả, tác phẩm, chủ đề bài viết.

2. Thân bài

- Khái quát về tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung của tác phẩm: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng.

- Phân tích nhân vật để làm rõ chủ đề:

+ Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật xuất hiện và giới thiệu về nhân vật: không gian, thời gian. ngoại hình, tính cách nhân vật.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh theo trình tự thời gian của tác phẩm: khi bước vào nhà, trong lúc nói chuyện với người bà, trong lúc nói chuyện với nhân vật Nga.

+ Tâm trạng của nhân vật Thanh có ảnh hưởng gì đến việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Ý nghĩa nhân vật, chủ đề đem lại: Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh.

3. Kết luận

- Mở bài:

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

- Đoạn văn thân bài:

     Chuyện kể về một chàng trai mồ côi cha mẹ, hai bà một cháu quấn quýt nhau. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ. Lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên bằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Thanh mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo “Bà mày đâu”. Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

29 tháng 8 2023

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ

2. Thân bài

Phân tích theo khổ:

- Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ

+ Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân

+ Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ

+ Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi

- Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu”

+ Mùa hoa mận là một phần của buôn làng

+ Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về

+ Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân

- Khổ thứ ba: “canh mận… trở về”

+ Mùa hoa mận là của hiện tại

+ Mùa hoa mận là sự tiếp diễn

+ Mùa hoa mận là vòng lặp

+ Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm

3. Kết bài

     Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân.

Bài làm

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

5 tháng 3 2023
 

     Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa.

     Khổ thơ đầu tiên:

Cành mận bung cánh muốt

Lũ con trai háo hức chơi cù

Lũ con gái rộn ràng khăn áo

Bóng bay nâng ước mơ con trẻ

     Câu thở đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ.

     Khổ thứ hai:

Cành mận bung cánh muốt

Giục mẹ xôn xang lá, gạo

Giục cha vui lòng căng cánh nỏ

Giục người già bản hối hả làm đu

     Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng.

     Khổ thứ ba:

Cành mận bung cánh muốt

Nhà trình tường ủ hương nếp

Giục lửa hồng nở hoa trong bếp

Cho người đi xa nhớ lối trở về

     "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bảng làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng.

     Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất.

22 tháng 10 2021
 

Tôi còn nhớ mãi lỗi lầm mà mấy năm trước tôi đã gây ra với Duy. Lúc đó, tôi cùng lũ bạn thân từ trong quán điện tử đi ra thì thấy Duy - bạn cùng trường đang ngồi đếm tiền với vẻ mặt tươi cười. Tôi thấy vậy bèn châm chọc: “Bọn mày nhìn kìa! Chắc thằng này vừa trộm tiền của bố mẹ đây”. Rồi bọn tôi cười to, tôi còn thách đố với tụi nó xem ai lấy được tiền của Duy. Thế là cả lũ tiến gần lại, tôi nhanh tay lẹ mắt cuỗm hết số tiền trên tay Duy, bọn bạn thấy tôi cướp được tiền cũng hò reo chạy trốn. Càng nhớ lại tôi càng cảm thấy hối hận làm sao. Cuối tuần sau đó, tôi thấy Duy cõng một đứa trẻ tật nguyền trước cửa hàng đồ chơi. Duy nói: “Xin lỗi em, lần sau anh hứa sẽ mua được bộ đồ chơi mới cho em!”. Nhìn cậu bé mếu máo, tôi chợt quặn đau. Lúc đấy tôi vô cùng xấu hổ. Tôi chạy vội về nhà. Tôi không biết làm sao để đối mặt với nó nữa. Tôi kể lại chuyện với tụi bạn thân, bọn chúng cũng ân hận chẳng kém tôi. Tôi và tụi nó bèn bàn nhau góp tiền ăn vặt, tiền để dành chơi game. Hơn một tuần sau mới đủ số tiền chúng tôi đã lấy, nhưng tôi vẫn không dám đứng trước mặt Duy. Dù gì tất cả đều do tôi đầu têu ra chuyện này. Tôi quyết định sẽ mua một bộ đồ chơi mới và đến tận nhà xin lỗi Duy. Ai ngờ đâu khi thấy tôi nhận lỗi, Duy chỉ cười và nói sẽ tha thứ cho tôi. Tôi cảm thấy nhẹ lòng biết bao nhiêu. Từ đó, tôi cùng bọn bạn cũng ít đi chơi game hơn, chúng tôi tiết kiệm tiền để thỉnh thoảng mua đồ chơi cho em Duy, có lẽ nó sẽ giúp bọn tôi bớt đi hối hận về lỗi lầm đã gây ra.

2 tháng 10 2021

THAM KHẢO:

m bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

31 tháng 1 2018

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

31 tháng 1 2018

Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa

15 tháng 10 2017

Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.

Từ hán việt:hoàng hôn

Nghĩa

nhạt nhòa: rất nhạt

ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên. 

hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối

15 tháng 10 2017

Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng

          Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ

Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.

Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )

Cảm ơn bạn,bạn nha!