K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 3 2022

refer

Ngoài ý nghĩa về quân sự, về an ninh quốc phòng và an ninh khu vực, biển đảo Việt Nam còn chứa  lượng tài nguyên rất lớn. Trong tương lai, kinh tế biển sẽ quyết định phần quan trọng nền kinh tế quốc dân. Dưới đây là khái quát về tài nguyên biển được ghi trong sách "100 câu hỏi đáp dành cho tuổi trẻ Việt Nam", của Ban Tuyên giáo Trung ương do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành.

1. Tài nguyên sinh vật

Biển Đông có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có đến hơn 160.000 loài, gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển. Trữ lượng các loài động vật ở biển ước tính khoảng 32,5 tỷ tấn, trong đó, các loài cá chiếm 86% tổng trữ lượng.

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta vô cùng phong phú, gồm: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến,...

Ngoài động vật, biển còn cung cấp cho con người nhiều loại rong biển có giá trị. Đây là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và là nguồn dược liệu phong phú. Biển nước ta có khoảng 638 loài rong biển. Các loại rong biển dễ gây trồng, ít bị mất mùa và cho năng suất thu hoạch cao nên sẽ là nguồn thực phẩm quan trọng của loài người trong tương lai.

Biển đảo Việt Nam có những tài nguyên gì? - ảnh 1

Minh họa tài nguyên biển (ảnh TTXVN)

2. Tài nguyên phi sinh vật

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Malay - Thổ Chu, Tư Chính  - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

Ngoài ra, vùng biển nước ta nằm gọn trong phần phía Tây của vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương, có trữ lượng thiếc lớn, và tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng của các nguyên tố hiếm, có triển vọng băng cháy lớn.

 

3. Tài nguyên giao thông vận tải

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Ma-lắc-ca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi; qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Phi-lip-pin, In-đô-nê-xia, Xin-ga-po đến Ôtx-trây-lia và Niu Di Lân... Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên quan đến Biển Đông.

4. Tài nguyên du lịch

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 (10 - 320 km2), cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,... phân bố ngay ở vùng ven biển.

Các trung tâm kinh tế thương mại, các thành phố du lịch nằm ven biển hoặc cách bờ biển không xa như Hạ Long, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên, Hà Nội, Sài Gòn,... Hệ thống đường bộ, đường xe lửa xuyên Việt và liên vận quốc tế chất lượng cao được xây dựng dọc bờ biển.

8 tháng 5 2022

- môi trường biển bị ô nhiễm, tài nguyên biển đảo có sự giám sát (hải sản giảm, một số loài nguy cấp cơ bị tuyệt chủảnh ảnh hưởng đến chất lượng du lịch biển

- biển đảo đem đến cho nước ta nguồn lợi to lớn về kinh tế, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (thuỷ sản, du lịch, dầu khí, giao thông vận tải…) có giá trị nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng

 

 

 

8 tháng 5 2022

Phải bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo, vì:

-Tài nguyên biển - đảo có sự giảm sút

+Diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh

+Nguồn lợi hải sản giảm đáng kể, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung,...

-Môi trường biển bị ô nhiễm, nhất là ở các cảng biển, vùng cửa sông

Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển – đảo:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.

Là học sinh chúng ta cần:

- Không vứt rác bừa bãi xuống biển.
- Tuyên truyền mọi người hãy bảo vệ môi trường biển, có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường biển.
- Tham gia các hoạt động dọn vệ sinh xung quanh bãi biển.
- Vận động người thân, bạn bè cùng nhau bảo vệ môi trường biển.

 

28 tháng 4 2022

* Điều kiện phát triển:

   - Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

   - Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

   - Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển:

   - Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

   - Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển:

   + Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

   + Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

   + Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

28 tháng 4 2022

Cảm ơn nha🥰

13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:

+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...

+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.

+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo

- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao,cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

- Việc phát triển đánh bắt xa bờ không những giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản mà còn giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta

b) Khai thác tài nguyên khoáng sản

- Nghề là mối là nghề truyền thống, phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam trung Bộ . Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao

-  Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa đã được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dư án liên doanh với nước ngoài.

    + Việc khai thác các mỏ khí tự nhiên  và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí hóa lỏng, làm phân bón, sản xuất điện.

    + Trong tương lại, các nhà máy lọc, hóa dầu được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ nâng cao hơn hiệu quả kinh tế của công nghiệp dầu khí.

     + Cần tránh xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

c) Phát triển du lịch biển

- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều vùng biển, đảo mới được đưa vào khai thác.

- Các khi du lịch đáng kể là Hạ Long _ Cát Bà _ ĐỒ Sơn (ở Quảng Nonh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)...

d) Giao thông vận tải biển

- Hàng loạt cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo, nâng cấp như cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...

- Một số cảng nước sâu cũng đã được xây dựng như cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn ( Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)

- Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có cảng.

- Các tuyến vận tải hàng hóa và hàng khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền.

8 tháng 9 2017

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ ra vùng nước sâu xa bờ.

- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.

- Bảo vệ san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.

- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

Tài nguyên sinh vật:

+ Sinh vật biển của nước ta rất phong phú, thành phần loài đa dạng, nhiều loài quý hiếm, nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

+ Việt Nam còn có diện tích rừng ngập mặn đứng thứ hai trên thế giới; đây là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.

- Tài nguyên khoáng sản

+ Nước ta có tài nguyên dầu mỏ và khí đốt với trữ lượng khá lớn ở thềm lục địa, đặc biệt là thềm lục địa phía nam.

+ Ven biển Việt Nam còn có ti-tan, cát,.. là nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu, công nghiệp và xây dựng.

+ Vùng biển nước ta có nguồn muối dồi dào, đặc biệt là vùng ven biển Nam Trung bộ.

- Tài nguyên du lịch: từ bắc vào nam, dọc bờ biển nước ta có nhiều bãi biển đẹp; các vũng, vịnh, đầm, phá; các đảo gần bờ, cùng với hệ sinh thái ven biển đều là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.

- Tài nguyên năng lượng biển: Vùng biển nước ta còn có tiềm năng năng lượng lớn từ thuỷ triều, sóng, gió,... đặc biệt là năng lượng từ băng cháy.

=> Nguồn tài nguyên biển đảo và thềm lục địa của nước ta rất phong phú, đã và đang được khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cần có những giải pháp hợp lí để khai thác hiệu quả các tài nguyên của vùng biển đảo mà vẫn bảo vệ được môi trường.

26 tháng 10 2023

Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, với hơn 3.260 km và hơn 3.000 đảo lớn nhỏ. Do đó, nước ta có tiềm năng tài nguyên và ngành du lịch biển đảo rất lớn.

Tài nguyên biển đảo của Việt Nam bao gồm các loại tài nguyên như cá, tôm, hải sản, dầu khí, khoáng sản, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, v.v. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhiều địa danh du lịch biển đẹp như Hạ Long, Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, v.v. 

Ngành du lịch biển đảo của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp rất lớn vào nền kinh tế của đất nước. Theo thống kê, năm 2019, Việt Nam đã đón hơn 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trong đó có rất nhiều khách du lịch đến từ các nước có nền kinh tế phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, v.v. 

Tuy nhiên, ngành du lịch biển đảo của Việt Nam còn nhiều thách thức, như ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên không bền vững, thiếu hạ tầng và dịch vụ du lịch chất lượng, v.v. Do đó, để phát triển ngành du lịch biển đảo bền vững, cần có sự đầu tư vào hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ môi trường và tài nguyên biển đảo, v.v.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Tài nguyên biển đảo Việt Nam rất phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới, bao gồm:

+ Các tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật; trong đó tài nguyên dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản rắn (sắt, ti-tan, cát) là tài nguyên cạn kiệt, không có khả năng phục hồi.

+ Những tài nguyên khác đều có khả năng tái tạo, nếu sử dụng hợp lí có thể khai thác bền vững và sử dụng lâu dài.

- Nguồn tài nguyên biển của Việt Nam đảo tập trung chủ yếu trong vùng biển đảo ven bờ và thềm lục địa.

- Tài nguyên biển đảo Việt Nam chịu sự tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác của con người. Tài nguyên biển đảo không phải là vô tận. Việc gây ô nhiễm môi trường và khai thác không hợp lí tài nguyên đã làm suy giảm, cạn kiệt các tài nguyên biển đảo.