K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2022

- Trước khi thiên tai xảy ra: sơ tán dân, chằng chống nhà cửa,...

- Trong khi thiên tai xảy ra: đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản.

- Sau khi thiên tai xảy ra: cần khắc phục hậu quả của thiên tai. 

26 tháng 11 2023

Những việc cần làm đó là;

- Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.

- Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.

- Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.

Vì sao năm 1010 việc Lý Thái Tông lại dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La (Hà Nội)

10 tháng 6 2023

cop mạng tham khảo vào bạn nhé !

https://sachgiaibaitap.com/sach_giai/giai-bai-tap-sach-hoc-sinh-tu-nhien-xa-hoi-lop-2-kntt-bai-30-luyen-tap-ung-pho-voi-thien-tai/#gsc.tab=0

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 11 2023

Phòng chống thiên tai

- Các biện pháp phòng chống thiên tai:

+ Không trú dưới gốc cây khi có giông sét;

+ Lắng nghe thông tin về thiên tai từ ti vi, loa, đài,…

+ Đi sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương;

+ Chằng chống nhà cửa,…

- Việc làm ở mỗi hình trên để ứng phó với lũ.

D
datcoder
CTVVIP
14 tháng 10 2023

- Nơi em sống thường xảy ra thiên tai sạt lở đất.

- Biện pháp để phòng, chống sạt lở đất:

+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.

+ Xây dựng các công trình nhà ở kiên cố.

+ Tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ thiên nhiên.

+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.

15 tháng 2 2022

Tham khảo

- Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.

- Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét.

- Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. - Có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.

15 tháng 2 2022

- Trồng rừng

- Kiểm tra và sửa chữa đê điều

- Không chặt rừng, đốt rừng làm nương rẫy hay những mục đích trái pháp luật

- Di dời các hộ dân ở khu vực có nguy cơ cao sạt lở đật, lũ lụt, ...

Tham khảo:

Thứ nhất, chúng ta không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại. Qua đó, lợi dụng, né tránh, tiến tới khắc phục và từng bước chinh phục thiên tai nhằm bảo vệ và phát triển sản xuất, đời sống.

Thứ hai, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của thiên tai, nhận diện một cách đầy đủ các loại hình thiên tai và những diễn biến của nó để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng, tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

Thứ ba, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư tại chỗ) một cách chủ động, thực chất và có hiệu quả.

Thứ tư, coi trọng đúng mức và làm tốt công tác dự báo, dự tính, chỉ huy điều hành của các cấp, các ngành.

Thứ năm, quy hoạch và xây dựng các công trình để vừa cấp nước cho các nhu cầu KT-XH, vừa điều tiết nước lũ về mùa mưa; củng cố các tuyến đê sông, suối, ao, hồ thủy lợi... Xây dựng các trạm bơm tưới tiêu, các công trình phân lũ...

Thứ sáu, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng.

Thứ bảy, khi có thiên tai xảy ra, cần huy động tổng hợp các lực lượng, nhất là lực lượng chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện và nhân dân trên địa bàn thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ; phải chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện và các yếu tố đảm bảo. Sau thiên tai, cần đánh giá chính xác thiệt hại, huy động nội lực với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và coi trọng sự cứu trợ, giúp đỡ từ bên ngoài. Tổ chức tốt việc tiếp nhận, quản lý, phân phối nguồn cứu trợ đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, dân chủ.

Thứ tám, thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; xem đây là giải pháp căn cơ nhất để phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển một cách bền vững.

1 tháng 3 2022

Rút gọn lại tí, dài dằng dặc thế thì ai đọc hết được?