K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2022

d

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B

13 tháng 7 2018

Từ thích hợp là : nơi chôn rau cắt rốn.

17 tháng 7 2018

Đáp án 

Các từ ngữ điền vào chỗ chấm theo thứ tự: thiên nhiên, kiến trúc, nghệ thuật, du lịch

27 tháng 12 2023

Các từ ngữ điền vào chỗ trống theo thứ tự là :1.Thiên nhiên, 2.Kiến trúc,3.Nghệ thuật, 4.Du lịch

 

Bài 1 :  Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ( chú ý viết hoa lại cho đúng ) để hoàn chỉnh đoạn văn sau :  Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử . Đến với .................., bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của .................., được thăm ................, được dạo quanh những hồ đẹp :...
Đọc tiếp

Bài 1 :  Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống ( chú ý viết hoa lại cho đúng ) để hoàn chỉnh đoạn văn sau : 

 Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh , di tích lịch sử . Đến với .................., bạn sẽ được chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ độc đáo của .................., được thăm ................, được dạo quanh những hồ đẹp : ...............................................Về ................., bạn sẽ được ngắm dòng ...............thơ mộng , được dạo khắp ............... 

( văn miếu quốc tử giám , sông hương , kinh thành huế , chùa một cột , chùa trấn quốc , thủ đô hà Nội , xứ huế , Hồ gươm , hồ tây , hồ bảy mẫu )

Bài 2 : Đặt một câu đúng nghĩa với câu đã cho , trong đó có sử dụng các từ : vẻ đẹp , tình yêu , lòng căm thù . 

M : Đoạn văn cho ta thấy cây bàng rất đẹp. 

- Đoạn văn cho ta thấy vẻ đẹp của cây bàng.  

â, Bài văn cho ta thấy phong cảnh buổi sáng ở Sơn La rất đẹp. 

- .......................................................................

b, Khổ thơ cho ta thấy tác giả rất yêu quê hương . 

- .........................................................................

Bài 3 : Thay các từ ngữ in đậm bằng 1 từ láy thích hợp để có các câu văn miêu tả sinh động hơn : 

â, Tôi rất ngạc nhiên trước một giang sơn vàng vợi . ( từ in đậm : rất ngạc nhiên ) 

Từ láy được dùng : ........................................

4
4 tháng 7 2018

3. Ngạc nhiên—> ngỡ ngàng

4 tháng 7 2018

Bài 1 :

1, Thủ đô Hà Nội

2, chùa trấn quốc, chùa một cột

3, văn miếu quốc tử giám 

4, hồ gươm , hồ tây, hồ bảy mẫu

5, xứ Huế

6, sông Hương

7, kinh thành Huế

Bài 2 :

a, -> Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp phong cảnh buổi sáng ở Sơn La

b,-> Khổ thơ cho ta thấy tình yêu quê hương của tác giả

Bài 3:

Từ láy được dùng : Sửng sốt

3 tháng 4 2019

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

3 tháng 4 2019

a.

Văn bản thuộc thể loại bút kí.

Các văn bản cùng thể loại là : Cô tô, Cây tre việt nam, Lòng yêu nc, Lao Xao, Một thứ quà của lúa non : Cốm,...v...v...

b.

Làn điệu ca Huế

Nhạc cụ

Ngón đàn

Các điệu hò: chèo cạn, bài thai

đưa linh, giã gạo, re em, giã vôi,

giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng

vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện.

Các điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân.

Các điệu nam: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc,

hành vân.

đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.

c. Nối như sau: a-2 b-1 c-3 d-4 e-5.

d. Huế đẹp và thơ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp. Nhất là sông Hương - bài thơ trữ tình của cô' đô Huế. Những câu hò, những bài ca Huế với tiếng đàn tranh, đàn tam huyền diệu... trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương mãi mãi in sâu vào tâm hồn người gần xa. Hò Huế, ca Huế và những tiếng đàn réo rắt du dương trong những đêm trăng ca Huế trên sông Hương là một nét đẹp của miền văn hóa Huế rất đáng trân trọng và tự hào. Hà Ánh Minh với cảm xúc “hồn thơ lai láng" của một lữ khách đã giới thiệu cho ta biết các điệu hò, bài ca Huế, hình ảnh các nhạc công và các ca nhi tài hoa, điệu nghệ, cách trình diễn những đêm ca Huế trên sông Hương. Câu văn của Hà Ánh Minh rất giàu chất thơ khi viết về thiên nhiên, gió, trăng, sóng, con thuyền, chùa Thiên Mụ, tháp Phước Duyên... cảnh và tình, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Câu hát, lời ca và tiếng đàn du dương hòa quyện, được nói đến với bao cảm xúc dạt dào làm nên một đêm trăng kì diệu đưa con người hòa mình với sông nước, với xứ Huế mộng mơ.

Sông núi vươn dài tiếp núi sông Cò bay thẳng cánh nối đồng không Có người bảo Huế xa, xa lắm Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng Mười một năm trời mang Huế theo Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo Giọng hò mái đẩy vờn mây núi Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo Tôi gặp bao người xứ Huế xa Đèn khuya thức mãi chí xông pha Mở đường giải phóng về quê mẹ Dựng khắp non sông bóng xóm nhà Có bao người Huế không về nữa...
Đọc tiếp
Sông núi vươn dài tiếp núi sông Cò bay thẳng cánh nối đồng không Có người bảo Huế xa, xa lắm Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng Mười một năm trời mang Huế theo Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo Giọng hò mái đẩy vờn mây núi Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo Tôi gặp bao người xứ Huế xa Đèn khuya thức mãi chí xông pha Mở đường giải phóng về quê mẹ Dựng khắp non sông bóng xóm nhà Có bao người Huế không về nữa Gửi đá ven rừng chép chiến công Có mồ liệt sĩ nâng lòng đất Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành Bao lần máu đỏ nhuộm đồng xanh Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm Sông nước xôn xao núi chuyển mình Bao độ thu về, thu lại qua Huế tôi thăm thẳm nhớ con xa Mỗi lần phượng nở rung màu đỏ Càng giục canh sương rộn tiếng gà. Hà Nội, thu, năm 1936 Nguồn: Thanh Tịnh, Thơ ca, NXB Quân đội nhân dân, 1980Câu 1 : Tác giả đã sử dụng những hình ảnh chi tiết nào để thể hiện nỗi nhớ với quê hương xứ Huế.Em có cảm nhận gì với chi tiết, hình ảnh đó
1
17 tháng 10 2023

Câu 1: Tác giả dùng những hình ảnh "đèo cao nắng tắt", "giọng hò mái đẩy", " sông Hương lướt đỉnh đèo", "non sông bóng xóm nhà", "đá ven rừng chép chiến công", "mộ liệt sĩ nâng lòng đất" ,"Buồm phá Tam Giang", "phượng nở rung màu đỏ", "canh sương rộn tiếng gà". 

Em cảm thấy những hình ảnh chi tiết ấy đều mang đặc trưng của xứ Huế nhưng cũng đồng thời khơi gợi lịch sử dân tộc ta đã đấu tranh đầy mạnh mẽ để có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay.

8 tháng 4 2017

_ Trong bài "Ca Huế trên sông Hương", ca Huế có nguồn gốc từ: nhạc dân gian và nhạc cung đình, nhã nhạc. Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò, lí... thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui. Nhạc cung đình, nhã nhạc là nhạc dùng trong những buổi lễ trang nghiêm nơi tôn miếu, trong cung đình của vua chúa, thường trang trọng, uy nghi.
_ Nguồn gốc ấy đã tạo nên nét đặc sắc của ca Huế: Các điệu ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi do nguồn gốc hình thành: tính chất sôi nổi, tươi vui của các làn điệu dân ca, điệu hò, lí và tính chất trang trọng, uy nghi của nhạc cung đình, nhã nhạc.

8 tháng 4 2017

+) Nguồn gốc: Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

+) Nét đặc sắc: Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

31 tháng 3 2019

Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

1 tháng 6 2021
                 Phụ trước                  Trung tâm
                  Vốn đã rất                    Yên tĩnh