K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2021

tham khảo

Hang Đầu Gỗ với diện tích khoảng 5.000m2 cùng kích thước của cửa hang đạt chiều rộng 17m và độ cao 12m. Theo truyền thuyết dân gian, cái tên Đầu Gỗ bắt nguồn 3 câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn khác nhau:

Truyền thuyết thứ 1
Vào những năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, hang được dùng như kho cất giấy cọc gỗ của quân sĩ nhà Trần. Những chiếc cọc gỗ này đã góp phần làm nên chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta thời nhà Trần. Đây cũng 

là câu chuyên lý giải cái tên độc đáo của hang và gợi nhớ cho con cháu đến lịch sử hào hùng của dân tộc.

Truyền thuyết thứ 2
Cấu trúc của hang khi nhìn từ xa tự như một cây gỗ khổng lồ. Do đó, người xưa đã dựa vào hình dáng này và gọi là hang Đầu Gỗ.

Truyền thuyết thứ 3
Dãy đảo Đào Gõ hình thành trước hang một vụng gió kín có dạng hình cánh cung. Đây là nơi trú ngụ của các ngư dân trong những ngày biển động, gió bão. Những hoạt động đánh bắt, sửa chữa đóng lại thuyền bè đều tập trung ở hang này. Do đó, bên trong hang còn khá nhiều mẫu vụn gỗ. Cái tên hang Đầu Gỗ đã được xuất phát từ lý do này.

Đặc điểm của hang Đầu Gỗ
Ngay khi đến Động Thiên Cung, bạn chỉ cần đi thẳng men theo con đường lên núi ở bên phải thì sẽ đến được hang Đầu Gỗ. Cửa hang rất lớn đã tạo nên một nét khác biệt rõ rệt so với những hang động khác trong quần thể thắng cảnh vịnh Hạ Long.

 

Cửa hang có diện tích khá lớn tạo nên sự độc đáo riêng biệt so với với những hang động khác

Tham quan hang Đầu Gỗ bạn còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bầy chim nhạn sinh sống trong hang. Đây là loài chim khá quý hiếm mà bạn sẽ rất khó bắt gặp ở những điểm du lịch khác.

Hệ thống động thực vật ở trong hang cũng rất đa dạng, bởi kích thước cửa hang lớn đã làm độ ẩm bên trong hang cao cùng với nguồn ánh sáng mặt trời chiếu vào bên trong đã giúp hệ thống thực vật phát triển đa dạng. Những loài thực vật bạn có thể thấy bên trong hang đầu gỗ như dương xỉ, thân gỗ, rêu.

 

Không gian bên trong hang Đầu Gỗ

Hang được chia thành 3 ngăn gồm:

Ngăn thứ 1
Hệ thống nhũ đá với nhiều tạo hình quen thuộc như sư tử, trăn, rùa,... Ngăn phía ngoài với vòm cuốn được ánh sáng tự nhiên phản chiếu tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ. Phần trần hang tự như bức tranh sơn dầu khổng lồ, mô tả xuất sắc khung cảnh thiên nhiên với nhiều hình thù độc đáo kích thích trí tưởng tượng của du khách.

Ngăn thứ 2
Ngăn thứ 2 của hang Đầu Gỗ với những bức tranh vô cùng hoành tráng như hình ảnh những hòn đá lênh đênh trên sóng nước, kết hợp với ánh sáng tự nhiên chiếu vào tạo nên không gian mờ ảo. Những bức tranh lạ này tạo nên sự long lanh, huyền bí rất riêng cho hang Đầu Gỗ. Du khách còn được khám phá những chùm hoa đá thoắt ẩn, thoắt hiện cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc, xa lạ,... tăng thêm cảm giác hứng thú và mong muốn khám phá của mỗi du khách.

Ngăn thứ 3
Lòng hang mở rộng với kích thước khá lớn ở ngăn thứ 3. Phần tận trong cùng hang là một chiếc giếng tiên với nguồn nước trong lành, chảy róc rách. Hình ảnh này có thể sẽ khiến các du khách dễ dàng liên tưởng đến những tòa lâu đài cổ với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Không chỉ như vậy, những lớp thạch nhũ với những tạo hình mới lạ như chú voi, ngựa xung trận, chiến bình cầm gươm giáo đánh trận. Khung cảnh của một cuộc chiến như đang chuẩn bị diễn ra và bỗng dưng hóa đá dừng lại hoàn toàn trong nhiều năm lịch sử.

Hướng dẫn tham quan hang Đầu Gỗ


Bạn có thể di chuyển từ ngăn thứ nhất đến ngăn thứ 3 để chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn diện của hang

Hang Đầu Gỗ với cấu trúc gồm nhiều lối đi từ ngăn thứ nhất đến ngăn cuối cùng. Bạn có thể di chuyển theo hướng sau để chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của hang như:

Ngăn thứ 1 có dạng vòm với nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào.
Khi đã khám phá được toàn bộ ngan thứ 1, bạn sẽ đi qua một khe cửa hẹp và di chuyển đến ngăn thứ 2.
Tiếp theo các bạn sẽ đến ngăn thứ 3 với phần lòng 2 có diện tích khá lớn. Đây là địa điểm để các bạn check in, lưu giữ kỉ niệm tuyệt vời trong chuyến tham quan.
Cuối cùng, sâu bên trong hang là giếng tiên với nguồn nước ngọt trong vắt, luôn chảy trong 4 mùa.
Trên đây là một số thông tin liên quan giúp có hiểu hang đầu gỗ để có sự trải nghiệm thú vị khi đến tham quan trực tiếp

Thuyết minh về Hang đầu gỗ 1 Mở bài : giới thiệu chung 2 Thân bài a, Nguồn gốc -- Theo truyền thuyết dân gian , cái tên Đầu Gỗ bắt nguồn 3 câu chuyện ly kì , hấp diễn khác nhau : Truyền thuyết Dãy đảo đầu gỗ hình thành trước hang một vụ gió kín có dạng hình cánh cung . Đây là nơi trú ngủ của các ngư dân trong những ngày biển đông , gió bão . Những hoạt động đánh bắt sửa chữa...
Đọc tiếp

Thuyết minh về Hang đầu gỗ 1 Mở bài : giới thiệu chung 2 Thân bài a, Nguồn gốc -- Theo truyền thuyết dân gian , cái tên Đầu Gỗ bắt nguồn 3 câu chuyện ly kì , hấp diễn khác nhau : Truyền thuyết Dãy đảo đầu gỗ hình thành trước hang một vụ gió kín có dạng hình cánh cung . Đây là nơi trú ngủ của các ngư dân trong những ngày biển đông , gió bão . Những hoạt động đánh bắt sửa chữa đóng lại thuyền bè đều tập trung ở hang này . Do đó bên trong hang còn khá nhiều mẫu vụn gỗ cái tên hang Đầu gỗ được xuất phát từ lý do này b, vị trí địa lý -- Thuộc vịnh Hạ Long, chỉ cách Động Thiên Cung nằm trên Đầu Gỗ khoảng 300m -- Vị trí của hang chỉ cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy 4 km đi về hướng Nam c, Đặc điểm Hang Đầu gỗ thuộc quần thể du lịch Vịnh Hạ Long Hang Đầu gỗ với diện tích khoảng 5.000 mét vuông cùng kích thước của cửa hàng đạt chiều rộng 17 m và độ cao 12 m , có cấu trúc dạng sao biển lớn cách mặt nước biển khoảng 20m tạo nên một vẻ đẹp vô cùng độc đáo Hang Đầu gỗ với cấu trúc gồm nhiều lối đi từ ngăn thứ nhất và ngăn thứ ba + Ngăn thứ nhất : ngăn thứ nhất có dạng vòm với nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào + Ngăn phía ngoài với vòm cuốn được ánh sáng tự nhiên phản chiếu tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ + Phần trần hang tựa như bức tranh sơn dầu khổng lồ , mô tả xuất sắc khung cảnh thiên nhiên với nhiều hình thù độc đáo + Hệ thống núi đá với nhiều tạo hình quen thuộc như sư tử , trăn ,rùa ... + Ngăn thứ 2 -- Ngăn thứ hai của hang Đầu gỗ với những bức tranh huyền bí -- Những chùm hoa đá trong hang thoắt ẩn ,thoắt hiện , cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc , xa lạ Ngăn thứ 3 Lòng hang mở rộng với kích thước lớn Phần tâm trạng cùng hang là 1 chiếc giếng tiên với nguồn nước trong lành, chảy róc rách Những lớp thạch nhũ với những tạo hình mới lạ như chú voi , ngựa xung trận . Khung cảnh của 1 cuộc chiến như đang chuẩn bị diễn ra và bỗng dưng hóa đá dừng lại hoàn toàn trong nhiều năm lịch sử d, Giá trị Giá trị lịch sử Theo truyền thuyết Xưa kể rằng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông , Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để ngắm súng lòng sông Bạch Đằng , tạo nên một trận thủy chiến vang lừng trong lịch sử . Sau đó còn rất nhiều mẫu gỗ sót lại vì vẫn hoang mang tên là hang Đầu gỗ -- Năm 1917 (1918) , vua Khải Định lên thăm hang Đầu gỗ , ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu gỗ . Hiện nay , tấm bia đã vẫn còn ở phía bên phải của đông -- Năm 1917 , trong chuyến Về Thăm khu Hồng Quảng . Bác Hồ đã ra Vịnh Hạ Long và tới tham quan hang Đầu gỗ . Tại đây , bác đã ca ngợi vẻ đẹp của hàng Giá trị thẩm mỹ -- Được chuyên về du lịch của Pháp gọi Hang Đầu Gỗ là động của kỳ quan -- Hang Đầu gỗ nu tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh mịch Giá trị sinh thái Hệ thống động thực vật ở trong hang cũng rất đa dạng e, Khai thác và bảo vệ -- Có ý thức bảo vệ môi trường -- Cần quảng bá cho du khách ở trong và ngoài nước biết 3 Kết bài Cảm nghĩ của bản thân : tự hào , yêu quý

0
Thuyết minh về Hang đầu gỗ 1 Mở bài : giới thiệu chung 2 Thân bài a, Nguồn gốc -- Theo truyền thuyết dân gian , cái tên Đầu Gỗ bắt nguồn 3 câu chuyện ly kì , hấp diễn khác nhau : Truyền thuyết Dãy đảo đầu gỗ hình thành trước hang một vụ gió kín có dạng hình cánh cung . Đây là nơi trú ngủ của các ngư dân trong những ngày biển đông , gió bão . Những hoạt động đánh bắt sửa chữa...
Đọc tiếp

Thuyết minh về Hang đầu gỗ 1 Mở bài : giới thiệu chung 2 Thân bài a, Nguồn gốc -- Theo truyền thuyết dân gian , cái tên Đầu Gỗ bắt nguồn 3 câu chuyện ly kì , hấp diễn khác nhau : Truyền thuyết Dãy đảo đầu gỗ hình thành trước hang một vụ gió kín có dạng hình cánh cung . Đây là nơi trú ngủ của các ngư dân trong những ngày biển đông , gió bão . Những hoạt động đánh bắt sửa chữa đóng lại thuyền bè đều tập trung ở hang này . Do đó bên trong hang còn khá nhiều mẫu vụn gỗ cái tên hang Đầu gỗ được xuất phát từ lý do này b, vị trí địa lý -- Thuộc vịnh Hạ Long, chỉ cách Động Thiên Cung nằm trên Đầu Gỗ khoảng 300m -- Vị trí của hang chỉ cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy 4 km đi về hướng Nam c, Đặc điểm Hang Đầu gỗ thuộc quần thể du lịch Vịnh Hạ Long Hang Đầu gỗ với diện tích khoảng 5.000 mét vuông cùng kích thước của cửa hàng đạt chiều rộng 17 m và độ cao 12 m , có cấu trúc dạng sao biển lớn cách mặt nước biển khoảng 20m tạo nên một vẻ đẹp vô cùng độc đáo Hang Đầu gỗ với cấu trúc gồm nhiều lối đi từ ngăn thứ nhất và ngăn thứ ba + Ngăn thứ nhất : ngăn thứ nhất có dạng vòm với nguồn ánh sáng tự nhiên dồi dào + Ngăn phía ngoài với vòm cuốn được ánh sáng tự nhiên phản chiếu tạo nên một khung cảnh rất hùng vĩ + Phần trần hang tựa như bức tranh sơn dầu khổng lồ , mô tả xuất sắc khung cảnh thiên nhiên với nhiều hình thù độc đáo + Hệ thống núi đá với nhiều tạo hình quen thuộc như sư tử , trăn ,rùa ... + Ngăn thứ 2 -- Ngăn thứ hai của hang Đầu gỗ với những bức tranh huyền bí -- Những chùm hoa đá trong hang thoắt ẩn ,thoắt hiện , cùng những hình ảnh vô cùng quen thuộc , xa lạ Ngăn thứ 3 Lòng hang mở rộng với kích thước lớn Phần tâm trạng cùng hang là 1 chiếc giếng tiên với nguồn nước trong lành, chảy róc rách Những lớp thạch nhũ với những tạo hình mới lạ như chú voi , ngựa xung trận . Khung cảnh của 1 cuộc chiến như đang chuẩn bị diễn ra và bỗng dưng hóa đá dừng lại hoàn toàn trong nhiều năm lịch sử d, Giá trị Giá trị lịch sử Theo truyền thuyết Xưa kể rằng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông , Trần Hưng Đạo đã cho chuẩn bị nhiều cọc gỗ lim ở đây để ngắm súng lòng sông Bạch Đằng , tạo nên một trận thủy chiến vang lừng trong lịch sử . Sau đó còn rất nhiều mẫu gỗ sót lại vì vẫn hoang mang tên là hang Đầu gỗ -- Năm 1917 (1918) , vua Khải Định lên thăm hang Đầu gỗ , ông đã cho khắc một tấm văn bia với nội dung ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu gỗ . Hiện nay , tấm bia đã vẫn còn ở phía bên phải của đông -- Năm 1917 , trong chuyến Về Thăm khu Hồng Quảng . Bác Hồ đã ra Vịnh Hạ Long và tới tham quan hang Đầu gỗ . Tại đây , bác đã ca ngợi vẻ đẹp của hàng Giá trị thẩm mỹ -- Được chuyên về du lịch của Pháp gọi Hang Đầu Gỗ là động của kỳ quan -- Hang Đầu gỗ nu tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và tĩnh mịch Giá trị sinh thái Hệ thống động thực vật ở trong hang cũng rất đa dạng e, Khai thác và bảo vệ -- Có ý thức bảo vệ môi trường -- Cần quảng bá cho du khách ở trong và ngoài nước biết 3 Kết bài Cảm nghĩ của bản thân : tự hào , yêu quý

0
23 tháng 1 2018

Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.

Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.

Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.

Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.

Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gảy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gảy.

Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong,…

Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.

Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.

Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.

Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm.Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.

Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.

Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gảy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.

Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.

Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.

Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.

7 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B

2 tháng 3 2020

I. Mở bài

- Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.

- Nêu cảm nhận chung về đối tượng.

II. Thân bài

1. Giới thiệu vị trí địa lí:

- Địa chỉ/ nơi tọa lạc?

- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?

- Cảnh vật xung quanh ra sao?

- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?

+ Phương tiện du lịch: Xe du lịch,…

+ Phương tiện công cộng: Xe máy, xe buýt,…

3. Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)

- Có từ khi nào?

- Do ai khởi công (làm ra)?

- Xây dựng trong bao lâu?

4. Cảnh bao quát đến chi tiết:

a) Cảnh bao quát:

- Từ xa,…

- Nổi bật nhất là…

- Cảnh quan xung quanh…

b) Chi tiết:

- Cách trang trí:

+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.

+ Mang theo nét hiện đại.

- Cấu tạo.

5. Giá trị văn hóa, lịch sử:

- Lưu giữ:

+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.

+ Tô điểm cho... (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,...), thu hút khách du lịch.

- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.

III - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.

Tham khảo em nhé

17 tháng 1 2022

Tham khảo:

Đối với mỗi người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có thể chỉ là những kỉ niệm rất thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên

Đó là một buổi sáng thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.

Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.

Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi khi cô đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.

Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.

17 tháng 1 2022

tham khảo 

 

Trong quãng đời học sinh không ai có thể không từng được chứng kiến một buổi lễ trào cờ trang trọng và uy nghiêm vào thứ 2 hàng tuần, đó là ngày đầu tuần của một tuần mới, có rất nhiều những cảm xúc xuất hiện trong đó, và để lại cho con người những cảm xúc rất đặc biệt.

Lớp em là lớp 6A chính vì vậy đây là lớp đầu tiên đối diện với vị chí của khán đài, và đây là những giây phút em cảm thấy trang trọng và đáng quý nhất, mỗi người đều phải chuẩn bị tất cả những đồ dùng có sẵn của mình để chuẩn bị cho lễ chào cờ, lễ chào cờ diễn ra trong vòng 40 phút nhưng tất cả đều được chuẩn bị rất chu đáo và để lại rất nhiều cảm xúc cho con người, mỗi chúng ta đều chứng kiến được điều đó qua hình ảnh những lá cờ bay phấp phơi những trang phục cần thận gọn gàng và trang nghiêm của những bạn học sinh, tất cả đều được chuẩn bị chu đáo và vô cùng kĩ lưỡng, hôm đó là những lúc mà thể hiện được sự thành kính chân thành đối với đất nước mến yêu.

Khi chào cờ tất cả các lớp ra xếp hàng một cách nhanh chóng và cẩn thận, nó đã thể hiện được những tình cảm đáng quý và đáng tự hào nhất cho mỗi chúng ta, hình ảnh của lễ chào cờ đã mang lại cho con người rất nhiều cảm xúc và đặc biệt nó diễn ra nhanh chóng và thể hiện được những sự thành kính đối với tổ quốc của mình, trang phục được chuẩn bị kĩ lưỡng, tất cả các bạn học sinh đề phải mặc áo trắng và đeo khăn quàng đỏ, phải có mũ ca nô, tất cả xếp thành hàng ngay ngắn và tự giác không cần đến sự nhắc nhở của người khác, những hình ảnh về một nhà trường có nhiều truyền thống tốt đẹp đó mang đậm giá trị và những điều cốt lõi dành cho một nhà trường, trong buổi lễ chào cờ ngày hôm đó, có lớp đã được phân công làm công tác trực tuần, cần phải phân chia người, bê ghế ra cho giáo viên ngồi, và mục giảng để phát biểu, mích cũng được chuẩn bị chu đáo, lễ nghi chuẩn bị tất cả đều gọn gàng và đáng quý hình ảnh đó cũng thể hiện được mạnh mẽ những nghi thức, những cách thức được thể hiện sự tôn nghiêm, những sự nghiêm túc.

 

Lễ đầu tiên của buồi chào cờ đã được thể hiện một cách có ý nghĩa và sâu sắc nhất trong hình ảnh của mỗi người nó được thể hiện một cách có giá trị và mang những ý nghĩa lớn lao và hạnh phúc nhất.

Tất cả đều đứng nghiêm khi có khẩu hiệu hô chào cờ, nhìn khung cảnh ngôi trường lúc đó nó thể hiện những giây phút uy nghiêm và đáng được chân trọng, hình ảnh về một ngôi trường đang lặng lẽ và chú ý tới nghi lễ trang trọng cũng đã thể hiện một cảm giác bang khuâng nhưng lại để cho người đọc có được cảm giác đáng quý đến vô cùng, chỉ có những lứa tuổi khi còn là học sinh mới được trực tiếp tham gia những buổi chào cờ đều đặn và có ý nghĩa đến như vậy tất cả nó tạo nên một cảm giác đặc biệt mang ý nghĩa và giá trị sâu sắc dành cho con người, mỗi chúng ta nên chân trọng và thể hiện thái độ của mình một cách nghiêm túc ở trong buổi lễ này.

Khi có khẩu hiệu hô quốc ca tất cả mọi người đều hát và cần có những giây phút thiêng liêng nhất, những điều đó mang lại cho mỗi người rất nhiều những cảm xúc và đặc biệt những giây phút để lại rất nhiều những giá trị to lớn cho mỗi con người, những cảm xúc rất lớn lao nó đặc biệt đến tận cùng của giá trị cuộc sống, mỗi chúng ta nên học hỏi và phát triển điều đó, đây là những giây phút hào hùng và thiêng liêng nhất mà mỗi con người đang có, chúng ta cần trân trọng những khoảnh khắc này, bởi đây mới chính là giá trị và niềm tin trong cuộc sống, và cần phải thể hiện được những tình cảm chân thành nhất đối với cuộc sống và giá trị của mỗi người.

 

Những giây phút hào hùng và đáng nhớ đó mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tình yêu của mình đối với dân tộc, đối với đất nước và nó thể hiện những tình cảm chân thành và có giá trị nhất đối với dân tộc và đối với chính cuộc sống của mỗi chúng ta, mỗi người chúng ta nên có ý thức về những điều đó bởi nó đem lại rất nhiều những ý nghĩa lớn lao cho cuộc sống và cuộc đời của mỗi con người.

Mỗi chúng ta đều cần phải biết tôn trọng những giá trị tốt đẹp của dân tộc bởi đây là lẽ sống và chuẩn mực mà xã hội đã đem ra cho con người mỗi người chúng ta nên chân trọng và thể hiện tình cảm của mình đối với dân tộc và tình yêu quê hương đất nước đối với chính xã hội mà mình đang sống.

Thuyết minh về buổi lễ ở trường em mà em ấn tượng nhất mẫu 2

Đối với mỗi người chắc hẳn đều có những kỉ niệm không thể nào quên được. Đó có thể chỉ là những kỉ niệm rất thân thương nhưng đôi khi cũng chỉ là những kỉ niệm về một tiết học nào đó hay đó là buổi khai giảng đầu tiên. Tôi cũng có những kỉ niệm như thế nhưng đối với tôi kỉ niệm về buổi chào cờ đầu tiên khi tôi mới bước vào lớp sáu luôn để lại trong tôi những ấn tượng mà tôi không thể nào quên

Đó là một buổi sáng thứ hai đầu tuần, khí trời hôm nay khiến cho tôi cảm thấy rất thoải mái. Mẹ gọi tôi dậy sớm hơn mọi ngày bởi đây là buổi chào cờ đầu tiên mà tôi được tham dự nên tôi sẽ phải chuẩn bị khá nhiều thứ đây. Tôi dậy sớm đánh răng rửa mặt ăn nhanh chiếc bánh mì chuẩn bị lại sách vở đồ dùng và quần áo để chuẩn bị cho buổi chào cờ. Tôi đến lớp chuẩn bị một số thứ như ghế và mũ rồi đến đúng bảy giờ mười lăm phút tiếng trống rộn ràng báo hiệu buổi chào cờ đã đến. Lúc bấy giờ tất cả các học sinh từ tất cả các lớp ùa ra như bầy chim vỡ tổ từ tất cả các hành lang. Lúc bấy giờ tôi mới để ý chỗ khán đài của trường từ bao giờ đã được các anh chị khóa trên trang trí và bày bàn ghế ra thật nhanh chóng. Hai hàng ghế gỗ mỗi hàng có hai dãy được kê rất ngay ngắn và cẩn thận phía hai bên của khán đài để lộ ra một không gian ở giữa rất rộng để một chiếc míc đứng ở đó và một chiếc bàn khá cao ở đó được trải một tấm vải đỏ lên ,phía trên để tượng Bác rất trang nghiêm nhưng cũng rất đẹp. Dưới sân tất cả các bạn xếp thành những hàng ghế thẳng tắp lớp nào ra lớp đấy trông rất đẹp. Vì chưa quen nên cô giáo chủ nhiệm phải xuống dưới chỗ chúng tôi chỉ cho chúng tôi về vị trí xếp và thứ tự hàng như nào cho đúng. Các anh chị lớp trên do đã quen nên xếp khá nhanh các anh chị chỉ xếp một loáng là đã xong rồi.

 

Cuối cùng công tác chuẩn bị cũng đã xong chúng tôi đã xếp được thành các hàng ngay ngắn còn trên phía khán đài các thầy cô giáo đã ra hết để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ đầu tuần. Chị liên đội trưởng với dáng vẻ nhanh nhẹn hô cho chúng tôi làm lễ chào cờ. Chị không cao nhưng cũng không lớn nhưng giọng nói của chị khiến cho chúng tôi nghiêm trang làm theo lời chị. Chị hô to “Chào cờ! Chào”tiếng hô của chị thật dõng dạc. Tức thì chúng tôi ai nấy đều đưa tay lên chỗ thái dương mắt nhìn cờ. Không biết các bạn có như tôi không nhưng đối với tôi mỗi lần nhìn lên lá cờ đỏ thắm ấy đều mang lại cho tôi rất nhiều những cảm xúc đặc biệt lắm.

Tiếp đó là phần hát bài “Quốc ca” và “Đội ca”. Tất cả các bạn hát rất to và đều. Sau khi câu hát cuối cùng được vang lên, bạn liên đội trưởng hô to khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng”, học sinh toàn trường cùng hô theo: “Sẵn sàng”. Sau đó thầy cô và các bạn ngồi xuống, nghe cô tổng phụ trách nhận xét về nền nếp, hoạt đông đội của toàn trường trong tuần qua và đọc điểm thi đua của mỗi lớp trong tuần, tuyên dương những lớp có thành tích xuất sắc và đưa ra hình thức kỉ luật với những cá nhân hoặc tập thể vi phạm nội quy của nhà trường. Những lúc như thế toàn trường đều ngồi im phăng phắc lắng nghe. Thật may là tuần này chúng tôi không vi phạm lỗi nào nên được nhà trường tuyên dương nữa. Chúng tôi đứa nào đứa đấy đều vui và phấn khởi lắm tự hứa với mình phải cố gắng hơn nữa để được cô tuyên dương. Đôi khi cô đang nói nhưng có một nhóm bạn lớp bên chúng tôi mất trật tự liền bị cô nhắc nhở ngay. Nghe chừng các bạn ấy sợ lắm chẳng thế mà mấy bạn đó ngồi im phăng phắc không dám nói gì. Thấy thế anh sao đỏ lớp đó cũng nhanh chóng ghi khuyết điểm lớp đó vào , Thế là mới đầu tuần lớp bên chúng tôi đã bị khuyết điểm rồi các bạn phải cố gắng nhiều đây. Sau phần nhận xét của cô chúng tôi về lớp để tiếp tục tiết học tiếp theo. Riêng lớp trực tuần phải ở lại để thu dọn lại bàn ghế.

Những buổi chào cờ như thế luôn để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng, Sau mỗi buổi chào cờ dường như tôi thấy phấn trấn hơn sảng khoái hơn và sẵn sàng cho những giờ học sau đó.VDO.AI

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

(A) Mở bài

- Giới thiệu và nêu cảm nghĩ chung về niềm vui, niềm hạnh phúc khi được trở thành một học sinh THPT.

(B) Thân bài

- Cảm nghĩ khi mới đặt chân đến trường:

+ Khung cảnh trường (rộng rãi, khang trang, sạch sẽ, có nhiều bồn hoa, cây cảnh đẹp…).

+ Những khuôn mặt mới (thày cô, bạn bè – cảm giác xa lại nhưng lại có một sợi dây gắn bó gần gũi, vô hình).

- Cảm nghĩ về buổi chào cờ đầu tiên:

+ Lời thầy Hiệu trưởng (dõng dạc, nghiêm trang, đầy giục giã).

+ Lời phát biểu cảm nghĩ của một học sinh mới (gây ra niềm xúc động chung ra sao?).

- Cảm nghĩ về buổi học đầu tiên: Mới đầu còn đôi chút lạ lẫm, ngượng ngùng nhưng cả lớp hòa nhập nhanh và hào hứng như lúc còn là học sinh lớp 9; buổi học qua nhanh nhưng có nhiều ấn tượng.

(C) Kết bài

- Cảm giác vui vẻ bâng khuâng.

- Trong lòng dấy lên một niềm tin yêu phơi phới vào tương lai.

22 tháng 11 2016

Nón lá là hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay. Chiếc nón lá gắn với tà áo dài truyền thống, với lời ăn tiếng nói, phong tục tập quán của Việt Nam. Và nón là chính là biểu tượng của Việt Nam đối với bạn bè các nước năm châu, là linh hồn, là tinh hoa của nét đẹp nghìn năm văn hiến.

Thật vậy, đi đâu trên đất nước Việt Nam, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh chiếc nón là mộc mạc, chân chất nhưng lại ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Nón lá không chỉ là vật dụng của người phụ nữ chân quê, mà nó còn là món quà tinh thần mà Việt Nam dành tặng các nước trên thế giới. Không phải đi đâu, người ta cũng biết đến nón lá Việt Nam có tầng sâu ý nghĩa. Tất cả đều có nguyên do của nó.

Nón lá xuất hiện từ rất lâu, khoảng 2500-3000 TCN và được lưu truyền cho đến ngày nay. Đối với người phụ nữ Việt thì nón là lá biểu tượng quan trọng trong cuộc sống của họ. Từ trong những làn điệu dân ca, đến những lời thơ, câu văn đều thấp thoáng hình ảnh chiếc nón lá Việt Nam đi liền với tà áo dài truyền thống.

Để tạo ra chiếc nón lá như hiện nay, cần sự tỉ mỉ và kì công của người làm nón. Phải có cái tâm, cái tình thì mới tạo nên được những chiếc nón có thiết kế tài tình và họa tiết tỉ mỉ như vậy. Ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu đã thấy được sự kì công của người đan nón. Làm nón cần cả tấm lòng chứ không phải chỉ cần có đôi tay. Những người thổi hồn vào những chiếc nón là những người thực sự có tâm.

Nón lá có thể được làm từ lá cọ hoặc lá dứa tùy mỗi vùng miền. Sự khác nhau của nón lá ở mỗi loại được thể hiện rõ nét trên từng sản phẩm. Rất dễ dàng để người dùng có thể nhận ra sự khác biệt này.

Ở khu vực Nam Bộ với đặc trưng trồng nhiều dừa nên nghề làm nón phát triển mạnh mẽ và được lưu truyền từ đời này sang đời khác.Khi lựa chon lá cọ hoặc lá dừa cũng cần phải cẩn thận chọn lá dày, màu xanh đậm, không bị rách, có nổi gân để làm nón đẹp và chắc chắn nhất. Khi chọn lá xong cần phải phơi lá cho thật mềm tùy thời gian để tạo độ đàn hồi cho chiếc lá trong quá trình làm ra sản phẩm.

Một khâu quan trọng không kém chính là làm vành nón, nó sẽ tạo nên chiếc khung chắc chắn có thể giữ được lớp lá ở bên ngoài. Tre cần được gọt giũa thật mềm và dẻo dai, trau chuốt tỉ mỉ. Khi uốn cong cần cẩn thận để không bị gãy hoặc bị bẻ cong. Bởi vậy khâu chọn tre làm vành nón cũng cần cẩn thận và thật tỉ mỉ.

Sau khi đã làm được khung nón thì người làm nón bắt đầu chằm nón, tức là gắn kết vành nón với lá nón làm sao cho hai cái này kết dính, không tách rời khởi nhau. Làm giai đoạn này càng tỉ mỉ thì chiếc nón sẽ được hoàn thành một cách chắc chắn và đẹp mắt nhất.

Công đoạn cuối cùng chính là phơi nón và bôi lên nón lớp dầu thông bóng loáng. Việc làm này để tạo độ bền, tránh hư hỏng khi có mưa hoặc nắng.

Chiếc nón lá là biểu tượng của người phụ nữ Việt, gắn với đời sống tinh thần của họ. Đi đâu trên đất nước này, chúng ta cũng sẽ bắt gặp được hình ảnh chiếc nón lá. Đó là nét đẹp, nét duyên của người phụ nữ Việt nam mà không phải đất nước nào cũng có được. Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, duyên dáng của người phụ nữ. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất Việt Nam.

Nón lá là sản phẩm của Việt Nam, biểu tượng cho phụ nữ Việt và cho truyền thống Việt.

22 tháng 11 2016

Đ1

Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi:

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay.

Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500 - 3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa.

Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm nón lá ở Huế đã thu hút không ít khách du lịch ghé thăm và chọn sản phẩm này làm quà.

Để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ, vì đây là nơi trồng dừa nhiều. Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại, chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Quá trình phơi cho lá mềm để dễ làm cũng cần từ 2 - 4 tiếng, lá vừa mềm vừa phẳng.

Khâu làm vành nón là khâu vô cùng quan trọng để tạo khung chắc chắn cho sản phẩm. Người dùng cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn.

Khi đã tạo khung và chuẩn bị lá xong đến giai đoạn chằm nón. Đây là giai đoạn giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilong mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt.

Lúc chiếc nón đã được khâu xong thì người dùng bắt đầu quết dầu làm bóng và phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa.

Đi dọc miền đất nước, không nơi nào chúng ta thấy sự hiện diện của chiếc nón lá. Nó là người bạn của những người phụ nữ khi trời nắng hoặc trời mưa. Không chỉ có công dụng che nắng, che mưa mà nón lá còn xuất hiện trong các tiết mục nghệ thuật, đi đến các nước bạn trên thế giới. Nét đẹp văn hóa của nón lá chính là nét đẹp cần được bảo tồn và gìn giữ. Nhắc đến nón lá, chắc chắn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tà áo dài Việt Nam, bởi rằng đây là hai thứ luôn đi liền với nhau, tạo nên nét đặc trung riêng của người phụ nữ Việt Nam từ ngàn đời nay.

Để giữ chiếc nón lá bền với thời gian thì người dùng cần phải khéo léo, bôi dầu thường xuyên để tránh làm hỏng hóc, sờn nón.

Chiếc nón lá Việt Nam là sản phẩm của người Việt, làm tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ, và khẳng định sự tồn tại lâu đời của sản phẩm này.