K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2022

giúp mình với mình đang cần gấp ạ

 

9 tháng 3 2022

câu c bạn tham khảo:

HÌnh ảnh ông đồ hiện lên trong khổ thơ gắn với những buồn bã khôn nguôi.Vẫn trong bức tranh ngày tết, trong không khí xuân rộn ràng nhưng ông đồ xưa đã chẳng còn vui thú thuở nào.Với từ “vẫn” nhà thơ muốn khẳng định sự tồn tại c̠ủa̠ ông đồ.Nhưng sẽ chẳng còn ở đó Ɩà sự náo nức, sự vui tươi.Nỗi buồn dường như bao trùm toàn bộ khổ thơ.Lời thơ c̠ủa̠ Vũ ĐÌnh LIên “qua đường không ai hay” như một sự chua xót cho tình cảnh ông đồ, cho nét đẹp văn hóa c̠ủa̠ một thời.Phải chăng cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị?  Trên trang giấy ấy chỉ có lá ѵàng.Sắc ѵàng ảm đạm Ɩàm ta thấy thê lương ѵà buồn thương muôn phần.Tủi nhục, đau xót Ɩà nỗi niềm c̠ủa̠ ông đồ, Ɩà nỗi đau trong thi nhân.Mưa bụi, lá ѵàng..tất cả Ɩàm bức tranh thực tại ảm đạm, sầu tủi.Nỗi niềm tiếc thương với ông đồ, với nét đẹp cho chữ ấy vẫn cứ đau đáu trong vần thơ VŨ Đình Liên ѵà trong mỗi chúng ta.

26 tháng 8 2016
  • Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên miêu tả tâm trạng ông đồ thời suy tàn. 
  • Bằng các biện pháp nghệ thuật đối lập, tả cảnh ngụ tình để thể hiện niềm cảm thương trước hình ảnh ông đồ lạc lõng, trơ trọi “vẫn ngồi đấy” như bất động, lẻ loi và cô đơn khi người qua đường thờ ơ vô tình không ai nhận thấy hoặc đoái hoài tới sự tồn tại của ông.
  • Qua hai câu thơ tả cảnh ngụ tình tuyệt bút, hiểu được nỗi buồn của con người thấm sâu vào cảnh vật. Hình ảnh “lá vàng, mưa bụi” giàu giá trị tạo hình vẽ nên một bức tranh xuân lặng lẽ, âm thầm, tàn tạ với gam màu nhạt nhòa, xám xịt. 
  • Khổ thơ cực tả cái cảnh thê lương của nghề viết và sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học đồng thời thể hiện sự đồng cảm xót thương của nhà thơ trước số phận những nhà nho và một nền văn hóa bị lãng quên. 
4 tháng 3 2022

Tham khảo

Những câu thơ trên diễn tả kỉ niệm của con hổ khi còn ở rừng. Nói về cuộc sống tự do giữa chốn rừng thẳm. Ở đó, hổ thực sự được hưởng một cuộc sống tươi đẹp mà thiên nhiên đã dành cho nó.Nào đâu những đếm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Bên bờ suối, một con hổ dữ tợn uống nước, rình mồi. Tác giả nâng uy quyền của con hổ bằng cách cho nó đối diện với thiên nhiên mà nó đều chế ngự. Qua đó càng thể hiện sự uy nghiêm, dũng mãnh của con hổ.ua hai câu thứ tám và chín của bài thơ Nhớ rừng”, nhà thơ Thế Lữ miêu tả sống động hình ảnh con hổ trong cảnh hoàng hôn thật dữ dội, bi tráng. Bức tranh rực rỡ trong màu đỏ: đỏ của máu lênh láng, đỏ của mặt trời gay gắt. Nhà thơ dùng chữ mảnh để gọi mặt trời, tưởng như mặt trời cũng bé đi trong mắt nhìn loài hổ. Không khí chết chóc bao trùm, gợi lên do máu lênh láng, do giây phút hấp hối gay gắt của mặt trời. Chỉ ít phút nữa vũ trụ sẽ chết lặng, ngự trị trong bóng tối, chỉ còn có oai linh của hổ. Đấy là điểm cao trào nhất của quyền lực, con hổ như đấng tối cao, cai quản cả vũ trụ bao la rộng lớn và gần như sự bất tử. Qua đó, làm nhấn mạnh vị thế của con hổ khi còn trong rừng, đồng thời làm tăng thêm sức hấp dẫn của bài thơ.

14 tháng 3 2021

Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn

21 tháng 6 2021

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

22 tháng 6 2021

thank you bạn 

25 tháng 1 2022

ND chính : nói về những người thuê viết ngày trước giờ sao không thấy chỉ còn bóng dáng của của ông đồ và những đồ vật buồn hiu.

29 tháng 3 2021

tham khảo

Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua… Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay”

Ba chữ “vẫn ngồi đấy” gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ông đồ nữa: “Qua đường không ai hay”? Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!

Bài thơ “Chợ Đồng” của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian “Dở trời mưa bụi còn hơi rét”, chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực “xáo xác” mà thôi:

“Hàng quán người về nghe xáo xác,

Nợ nần năm hết hỏi lung tung”.

Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ “Ông độ”. Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tải:

“Lá vàng rơi trên giấy,

Ngoài giời mưa bụi bay”…

Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng “buồn không thắm”? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. “Lá làng”, “mưa bụi bay” là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dân trên nền “vàng” của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn “mưa bụi bay” buổi đông tàn.

29 tháng 3 2021

Ông đồ giờ “vẫn ngồi đây”, nhưng “qua đường không ai hay”. Ông ngồi đây để chờ những hi vọng cuối cùng nhưng không ai còn để ý tới ông nữa. Khác với một thời vàng son được trổ tài múa bút, được bao nhiêu người thuê viết, nay cảnh vật thật quá hiu quạnh. Chiếc lá vàng rơi chấm dứt sự sinh sôi của nó cũng như chính ông đồ bây giờ. Lá vàng rơi nhưng người nghệ sĩ chẳng buồn nhặt vì có khách đâu mà dùng tới giấy, tới nghiên mực. Cộng hưởng với nỗi buồn của ông còn có cơn “mưa bụi" của đất trời. Một hình ảnh tượng trưng chất chứa nhiều tâm trạng. Cơn mưa bay này vừa là hiện thực, là nét đặc trưng của mà xuân đất Bắc nhưng đồng thời cũng là mưa trong lòng người. Câu thơ tả cảnh mà ngụ tình gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn mang mác khó tả.

26 tháng 2 2017

Không hiểu sao mỗi khi đọc Vang hóng một thời tôi lại nhớ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Quả là đã có những nét tương đồng, khi Nguyễn Tuân và Vũ Đình Liên cùng đi chung trên con đường hoài cổ. Nhớ tiếc về quá vãng, hai tác giả đã để lại cho đời những trang văn, trang thơ đầy cảm xúc và đầy lưu luyến. Đọc ông đồ, tôi chắc người đọc sôi nổi nhất cũng sẽ cảm thấy trầm mặc khi đặt mình vào tâm trạng ông đồ.

Xưa, có những nhà nho hoặc thi cử không đỗ đạt cao hoặc ngán cái cảnh quan triều nhiều lối bon chen mà đành ẩn mình nơi thôn dã dạy con em nông dân học vỡ chữ nghĩa thánh hiền. Những người như vậy, dân gian ta vẫn quen gọi là thầy đồ. Thầy đồ ngày xưa nhiều chữ nhất làng, nhất xã lại biết về thư pháp nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại được nhiều người thuê viết chữ. Những câu đối, những chữ nho chúc phúc từng một thòi là cái hương vị Tết không thể thiếu được của dân tộc ta (thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ).

Ông đồ của Vũ Đình Liên cũng như vậy. Ông xuất hiện rồi gây ấn tượng không phải với tư cách một người thầy mà là với tư cách một nhà thư pháp. Thời gian và không gian nghệ thuật được nhà thơ tạo ra để đón ông đồ đẹp và tươi tắn lắm:

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ônq đồ già.

Hành trang của ông đồ là “mực tàu” và “giấy đỏ”. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào, mực tàu và giấy đỏ gọi về cái không khí Tết quen thuộc của Việt Nam và rồi đây những câu đối của ông còn gọi về bao niềm khát khao và mong ước, gọi về cái hồn dân tộc.

Cái nét đẹp và sự huyền bí trong tranh chữ khiến:

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài.

Trong khi đó ông đồ vẫn say sưa thể hiện cái tài hoa nghệ thuật của mình. Những con chữ những nét bút như bay như múa mà nét nào, chữ nào cũng có cái hồn riêng. Những lúc ấy hẳn ông đồ tự hào và vui mừng lắm.

Thế nhưng thời thế đổi thay. Hán học mất dần vị trí, chữ thánh hiền dần chìm trong sự lụi tàn. Người thuê viết nay vắng bóng tìm chẳng thấy đâu. Ông đồ vẫn ngồi đó trầm mặc ưu tư nhìn:

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọnq trong nghiên sầu

Hai câu thơ thấm đậm bao nỗi xót xa, cảnh vật buồn hay chính lòng ông đồ đang tê tái. Nỗi buồn từ lòng người cứ thế lan tỏa, lan tỏa vào không gian cảnh vật. Hình ảnh ông đồ lúc này cô đơn, tội nghiệp và xúc động xiết bao:

Ồniị đồ vẫn nqồi đấy Qua dườiìíị khôtuị ai hay.

Cái lạnh của những ngày đông cứ phả liên tiếp lên khuôn mặt ưu tư bằng những cơn mưa bụi. Nhưng cái lạnh đó có thấm gì so với những tê tái trong lòng. Ông đồ ngồi đó trầm lặng nhưng nhói đau. Bởi trong cái dòng người đang nườm nượp qua lại kia, ông biết tìm đâu ra một người biết quý một phần cái “hồn dân tộc”. Một nét đẹp truyền thống thế là từ đây sẽ phôi phai. Thời gian như một lớp bụi thời gian phủ mờ tất cả thờ ơ và lãnh đạm:

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bài thơ đến đây đã gợi cho mỗi người những “nỗi niềm dân tộc”. Nhưng niềm thương tiếc và sự xót xa bỗng dưng không thể nào kiềm chế được khi:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở dâu hây giờ?

Ông đồ biến mất trải ra một nỗi buồn trống vắng mênh mang và một sự hụt hẫng thẳm sâu trong lòng người đọc; cũng có nghĩa là một lớp người vĩnh viễn lùi vào quá khứ, một nét văn hóa truyền thống lụi tàn dưới ách thống trị của thực dân.

Hình ảnh ông đồ gợi ra bao nỗi xót thương và bao niềm nhớ tiếc. Thơ Vũ Đình Liên tả ít nhưng gợi nhiều. Dựng ông đồ chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã làm được cái việc mà không ít thi sĩ từng ao ước: dựng chân dung mình bằng chỉ một bài thơ.