K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

hoàn thành bài tập sau:a. Đời sống của thỏ- Nơi sống: ..................................................................................................................- Thức ăn: ....................................................................................................................- Cách ăn: ....................................................................................................................- Tập tính:...
Đọc tiếp

hoàn thành bài tập sau:
a. Đời sống của thỏ
- Nơi sống: ..................................................................................................................
- Thức ăn: ....................................................................................................................
- Cách ăn: ....................................................................................................................
- Tập tính: ...................................................................................................................
- Thân nhiệt: ...............................................................................................................
b. Sinh sản
- Hình thức sinh sản: ...................................................................................................
- Đặc điểm phát triển thai: ..........................................................................................
- Tập tính chăm sóc con cái: .......................................................................................

2
3 tháng 3 2022

tk 

1. Đời sống

- Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm.

- Có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi.

- Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm: khi nuôi thỏ người ta thường che bớt ánh nắng cho chuồng thỏ.

- Thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm: trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

- Là động vật hằng nhiệt.
 

2. Đặc điểm sinh sản

- Thỏ đực có cơ quan giao phối.

- Thụ tinh trong

- Trứng phát triển trong ống dẫn trứng phôi và 1 bộ phận là nhau thai gắn liền với tử cung của thỏ mẹ.

+ Nhau thai có vai trò: đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn.

+ Cũng qua dây rốn và nhau thai mà chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

- Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ

- Thỏ mẹ mang thai 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhỏ lông ở ngực và quanh vú để làm tổ.

- Thỏ con sinh ra chưa có lông, được nuôi bằng sữa mẹ

* Ưu điểm của thai sinh so với đẻ trứng

- Thai được phát triển trong cơ thể mẹ an toàn hơn

- Lấy chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ qua nhau thai: đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển

 

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, được mẹ bảo vệ không lệ thuộc vào tự nhiên nhiều: khả năng sống sót cao hơn

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Cấu tạo ngoài

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ

- Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao: giữ nhiệt và che chở cho cơ thể

- Chi trước ngắn: dùng để đào hang

- Chi sau dài khỏe: bật nhảy xa, giúp thỏ chạy nhanh

- Mũi thính, có ria là những lông xúc giác (xúc giác nhạy bén) phối hợp cùng khứu giác: giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

- Mắt thỏ không tinh lắm. Mi mắt cử động được, có lông mi: giữ nước làm màng mắt không bị khô, bảo vệ cho mắt.

- Tai thính, có vành tai dài, cử động được theo các phía: định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

2. Di chuyển

- Di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau.

Lý thuyết Sinh học lớp 7 bài 46: Thỏ 

- Thỏ chạy không dai sức bằng thú nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của con vật săn mồi vì:

+ Đường chạy của thỏ theo hình zic zac làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ.

3 tháng 3 2022

Tham khảo

+Đời sống: Trong tự nhiên thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm. Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ). Thỏ là động vật hằng nhiệt.

 

+Sinh sản: Thỏ đực có cơ quan giao phối. Trong ống dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với tử cung của thỏ mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh duỡng từ cơ thể mẹ và phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ. Hiện tượng đẻ con có nhau thai đuợc gọi là hiện tượng thai sinh. Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quanh vú để lót ổ. Thỏ con mới để chưa có lông, chưa mở mắt đuợc bú sữa mẹ.

8 tháng 1 2017

Đáp án

STT

Đặc điểm đời sống (Phần thông tin cho trước)

Thằn lằn (Phần thông tin cho trước)

Thỏ hoang (Phần thông tin phải điền)

1

Nơi sống và tập tính

Ưa sống ở những nơi khô ráo, thảm thực vật không quá rậm rạp. Sống trong những hang đất tự nhiên.

Ưa sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang.

2

Thời gian hoạt động

Bắt mồi vào ban ngày

Đi kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều và ban đêm

3

Thức ăn và tập tính ăn

Ăn mồi chủ yếu là sâu bọ, bằng cách nuốt chửng Ăn cỏ, lá….bằng cách ngặm nhấm.

 

4

Sinh sản

Thụ tinh trong Đẻ trứng

Thụ tinh trong

Đẻ con

1 tháng 5 2020

Câu 1:

* Đời sống:
Thỏ ăn thực vật theo kiểu gặm nhắm.
Thỏ hoạt động về đêm, có tập tính đào hang lẫn trốn kẻ thù và chạy rất nhanh bằng hai chân sau.
Là động vật hằng nhiệt.
* Sinh sản:
Thụ tinh trong.
Thai phát triển trong tử cung của thỏ mẹ.
Thỏ đẻ con (thai sinh).
Con non yếu, được nuôi bằng sữa mẹ.

Câu 2:

+ Đời sống:

Nơi sống thỏ hoang:

- Trong tự nhiên thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy rất nhanh bằng cách nhảy hai chân sau khi bị săn đuổi.

Thời gian hoạt động thỏ hoang:

- Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm.

Thức ăn thỏ hoang:

- Chúng ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).

Động vật thỏ hoang:

- Thỏ là động vật hằng nhiệt.

+ Sinh sản thỏ hoang:

- Thỏ đực có cơ quan giao phối.

- Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày.

- Trước khi đẻ thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quanh vú để lót ổ.

- Thỏ con mới để chưa có lông, chưa mở mắt đuợc bú sữa mẹ.

+ Đời sống thằn lằn bóng đuôi dài:

Nơi sống và bắt mồi:

- Sống và bắt mồi ở những nơi khô ráo

Thời gian hoạt động:

-Ban ngày

Tập tính:

- Thường phơi nắng

- Trú đông trong các đất khô ráo

+ Sinh sản thằn lằn bóng đuôi dài:

- Thụ tinh trong

- Sinh ra ít trứng

- Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

Câu 3:

- Bộ lông

Bộ lông mao, dày, xốp

Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

- Chi (có vuốt)

Chi trước ngắn.

Chi sau dài khỏe.

Dùng để đào hang.

Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

- Giác quan

Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm.

Tai rất thính có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía.

Phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.

Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Câu 4:

- Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.
- Tác dụng của cơ hoành: Cơ hoành co giãn làm thay đổi thể tích lồng ngực.

Câu 5:

Thỏ là loài có tập tính kiếm ăn về chiều và đêm. Do vậy người ta phải che bớt ánh áng ở chuồng thỏ để thỏ có thể thoải mái ăn cỏ được mang đến cho, từ đó mới có thể lớn lên và cho năng suất cao.

Câu 6:

- Thai sinh là hiện tượng trong ông dẫn trứng, trứng thụ tinh phát triển thành phôi và một bộ phận là nhau thai, gắn liền với từ cung 1 của mẹ. Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn và nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là :

- Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.

- Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

- Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.

- Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.

Câu 7:

Hệ vận động ở con người gồm có hai phần:

- Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.

- Xương gồm 206 chiếc, dài ngắn khác nhau, hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các nội quan khỏi những chấn thương lý học.

- Hệ cơ gồm khoảng 600 cơ tạo thành, là những cơ vân (hay cơ xương) bám vào hai đầu xương giúp cho cơ thể cử động.

2 tháng 2 2018

2

Vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người

- Là thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản cho động vật.

- Cung cấp khí oxygen cho hoạt động hô hấp của động vật và con người.

- Đối với đời sống con người:

+ Lương thực, thực phẩm: ……Lúa mì, sắn, khoai lang, củ từ………………. …

+ Cây ăn quả: ……Cam, xoài, bưởi, vải, nhãn………………….. …

+ Làm thuốc: …………Tam thất, rau má, nhân sâm……………….....

+ Cho gỗ và bóng mát: ………cây bàng, cây xà cừ, cây phượng……………….....

+ Cây cảnh: …………Cây vạn tuế, cây mai, cây đào, cây hoa trà……………………….. ...

+ Nguyên liệu cho công nghiệp: cà phê, ca cao, cao su, …

13 tháng 1 2018

- giúp chúng sống

- cung cấp chất dinh dưỡng cho chúng

16 tháng 1 2018

\(Liên quan tới đời sống mà \)

1 tháng 5 2016

Câu 1: Vai trò của thú với đời sống con người:

- Cung cấp thực phẩm: lợn, trâu, bò..

- Cung cấp sức kéo: trâu, bò, ngựa,..

- Cung cấp dược liệu: khỉ, hươu, hươu xạ..

- Cung cấp nguyên liệu mĩ nghệ: ngà voi, sừng trâu, sừng bò...

- Làm động vật thí nghiệm trong nghiên cứu khoa học: khí, chuột, thỏ..

Câu 2: Sự khác nhau hệ tuần hoàn của thỏ và thằn lằn

- Hệ tuần hoàn của thằn lằn thì tim có 3 ngăn, nhưng có thêm một vách hụt ngăn tâm thất tạm thời thành 2 nửa => máu đi nuôi cơ thể ít bị pha
- Hệ tuần hoàn của thỏ gồm tim 4 ngăn với hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn. Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

Câu 3: Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

Câu 4: 

- Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hay sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các vi sinh vật có hại gây ra.

*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh. 
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tế, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
 

2 tháng 5 2016
Vai trò:
Cung cấp thực phẩm, sức cày
kéo, làm đồ mĩ nghệ và
tiêu diệt gặm nhấm,
làm thuốc chữa bệnh.
Vì vậy con người cần 
bảo vệ chúnghaha 




   
19 tháng 4 2018

+ Thỏ chủ yếu sống trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa

+ Thức ăn chủ yếu là thực vật: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm

23 tháng 7 2021

THAM KHẢO

Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo  thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất. Chúng bắt mồi về ban ngày, chú yếu là sâu bọ Chúng thớ bằng phổi. Trú đông trong các hang đất khô.

Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ); là động vật hằng nhiệt.

23 tháng 7 2021

Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo  thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất. Chúng bắt mồi về ban ngày, chú yếu là sâu bọ Chúng thớ bằng phổi. Trú đông trong các hang đất khô.

Thỏ có tập tính sống ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù. Thỏ kiếm ăn chủ yếu về buổi chiều hay ban đêm, ăn cỏ, lá bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ); là động vật hằng nhiệt.

chúc bn học tốt

10 tháng 12 2021

giúp mik với mn ơi mik đg cần gấp

10 tháng 12 2021

sao ko ai giúp tui z khocroi