K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2022

Refer

Bài thơ "Đi đường" không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. Bởi vì bài thơ này với ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

Ý nghĩa: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

2 tháng 1 2019

- Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

    - Mượn chuyện đi đường với muôn vàn khó khăn, thử thách để vươn tới đỉnh cao Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

    - Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

21 tháng 12 2019

Bài thơ không chỉ đơn thuần là tả cảnh, kể chuyện đi đường mà ẩn sau bên trong tác giả muốn nhắc đến đường đời của mỗi người, con đường Cách mạng của dân tộc Việt Nam: vượt qua gian lao thử thách sẽ đi đến thắng lợi vẻ vang.

30 tháng 3 2017

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của

28 tháng 1 2022

- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

-Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.

31 tháng 5 2021

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
 Kể tóm tắt câu chuyện đó:Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.

31 tháng 5 2021

Bài làm :

 Trong mái lều tranh xơ xác, vào một đêm khuya trên đường đi chiến dịch kháng chiến chống Pháp trời mưa lâm thâm, gió rét buốt Bác cùng với các chiến sĩ ngủ lại đây để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ngày mai, nhưng Bác đã không ngủ. Người không ngủ vì thương đoàn  dân công họ phải rải lá làm chiếu, lấy manh áo làm chăn nơi rừng sâu, mưa rét. Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ về ngày mai, bác ngồi đó im phăng phắc. Cả đêm hôm đó Bác thức để chăm lo giấc ngủ cho từng người chiến sĩ để mai họ có sức hành quân đánh trận. Anh đội viên thức dậy lần đầu thấy Bác chưa ngủ lo lắng mong Bác đi ngủ sớm cho đến khi anh thức dậy lần thứ ba Bác vẫn chưa ngủ để rồi thức luôn cùng Bác.

Em đồng ý với ý kiến 2 câu thơ cuối bài sang thu còn mang cả ý ẩn dụ nữa bởi nó gợi cho em suy nghĩ: con người từng trải sẽ vừng vàng hơn trước thử thách của cuộc đời.  

16 tháng 5 2021

tham khảo:
- Đó như một lời hi vọng rằng chú bé ấy vẫn còn sống, và thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối của tác giả trước cái chết của lượm.
-Hai khổ thơ được tác giả lặp lại ở đầu và cuối bài thơ mang ý nghĩa vô cùng to lớn.Ở đầu bài thơ,tác giả đã giới thiệu về hình ảnh chú bé liên lạc vô cùng yêu đời .Chú bé ấy có dáng người nhỏ nhắn, luôn mang theo mình cái xắc nhỏ.Cậu bé còn rất yêu đời và lạc quan, vừa làm nhiệm vụ vừa hát vang và nhảy trên đường đi.Tuy nhiên khi chú bé ấy hi sinh , tác giả lại lặp lại hai khổ thơ này với ý nghĩa rằng Lượm dù như thế nào vẫn sẽ sống mãi trong lòng tác giả.Với nhà thơ, Lượm vẫn luôn là chú bé can đảm , yêu đời và là người đồng chí vô cùng yêu dấu mà tác giả không thể nào quên.

16 tháng 5 2021

Vì đó như một lời hi vọng rằng chú bé ấy vẫn còn sống, thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối của tác giả trước cái chết của lượm.

Ý nghĩa: Lượm dù như thế nào vẫn sẽ sống mãi trong lòng tác giả, vẫn luôn là chú bé can đảm, yêu đời và là người đồng chí yêu dấu.

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ. 2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba) 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch...
Đọc tiếp

1.Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

2.Tìm hiểu kết cấu bài thơ.(Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đương luật- khai, thừa, chuyển, hợp- đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ logic giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba)

3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ ( cả ở bản chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

4. Phân tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và niềm vui sướng của người trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngoài ý nghĩ miêu tả còn có ngụ ý gì nữa không?

5.Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không?Vì sao?Hãy nêu vắn tắt nội dung y nghãi bài thơ?

 

 

3
30 tháng 4 2017

2. Đây là một bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt có kết cấu như sau:

Câu đầu là khai ( mở ra), câu thứ hai là thừa (triển khai ý của câu đầu), câu thứ ba là chuyển (chuyển ý), câu thứ tư là hợp (tổng hợp vấn đề lại)

Trong bài này, câu khai nêu ra vấn đề: cái khó của sự đi đường. Cái khó này chỉ có thể nhận biết được qua thực tế "tẩu lộ"

Câu thừa triển khai mở rộng ý thơ: Cái khó đó chính là phải vượt hết lớp núi này đến lớp núi khác. Điệp ngữ trùng san cho ta cảm thấy như việc vượt qua đèo núi là vô cùng tận, cái khó của việc đi đường là vô cùng tận

Câu chuyển đã phát triển sang một ý mới: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót, cái khó của việc đi đường dường như đã tiêu tan hết, người đi đường có thể dừng bước nghỉ ngơi mà ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ bao la.

Câu hợp mở ra một không gian mênh mông "muôn trùng nước non". Không gian đó được thu cả vào tầm mắt của người đi đường. Đó cũng là cái kết quả thắng lợi chỉ có được sau những ngày đi đường gian lao vất vả

3. Trong bản chữ Hán có các điệp ngữ: tẩu lộ, trùng san; trong bản dịch có điệp ngữ: núi cao. Các điệp ngữ này góp phần miêu tả cái gian khổ chồng chất tưởng chừng như không bao giờ chấm dứt của việc vượt qua hết lớp núi này đến lớp núi khác vô cùng, vô tận

4.Câu 2: Trùng san chi ngoại hựu trùng san

- Điệp từ: trùng san\(\rightarrow\)Nói về những khó khăn chồng chất mà người đi đường phải vượt qua tưởng chừng vô tận

Câu 4: Vạn lí dư đồ cố miện gian

\(\rightarrow\)Muôn dặm nước non thu vào trong tầm mắt

\(\rightarrow\)Ngụ ý về đường đời, đường cách mạng

Hai câu này ngoài ý nghĩa miêu tả còn có một ý nghĩa triết lí: Con đường cách mạng quả là lâu dài, gian khổ nhưng sẽ có ngày tới được đỉnh cao của chiến thắng vinh quang

5. Bài thơ này là bài thơ kể chuyện đi đường và qua đó nêu lên một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng: Cố gắng vượt qua thử thách sẽ đạt được mục đích cao đẹp

15 tháng 1 2019

Trả lời:

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

20 tháng 6 2017

Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau

 

- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả

- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn

- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Đoạn cuối: Biểu cảm

→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.

9 tháng 11 2021

Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau

 

- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả

- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn

- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm

- Đoạn cuối: Biểu cảm

→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.hihivui