K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 3 2021

Rừng tràm Trà Sư ở An Giang hấp dẫn khách du lịch bởi những trải nghiệm thi vị và các món ngon đậm đà tình quê, đặc biệt là vẻ đẹp quyến rũ của những “dòng sông bèo” xanh nõn mượt mà, ôm lấy những gốc tràm đã nhiều năm tuổi.


Giới thiệu rừng tràm Trà Sư

Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha, là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, nơi sinh sống của nhiều loài chim nước, động vật hoang dã và thủy sinh vật, thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.

Hệ động vật ở rừng tràm khá phong phú. Hệ chim gồm 70 loài, trong đó có 2 loài chim quý hiếm là giang sen và điêng điểng. Hệ thú nổi bật với 15 loài dơi và 4 loài gặm nhấm, trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm đã được ghi trong sách Đỏ Việt Nam. Hệ bò sát, ếch, nhái ghi nhận 25 loài, gồm cả rắn hổ mang và rắn cạp nong.

- Trà Sư cũng là nơi trú ngụ của 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài cá chỉ xuất hiện vào mùa lũ, trong đó có 2 loài cá có giá trị khoa học và đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là cá còm và cá trê trắng.

Hệ thực vật ở đây cũng khá đa dạng với 140 loài, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh. Nổi bật nhất là cây tràm, và thảm bèo mơn mởn giăng kín mặt nước.

Ngoài ra, vùng đệm rừng tràm còn là nơi sinh sống của của cộng đồng người Khmer và người Kinh, với các nghề thủ công truyền thống như: dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt, chưng cất tinh dầu tràm, nuôi ong lấy mật...


Du lịch rừng tràm Trà Sư

Chạy dọc con đường thơ mộng dẫn lối vào khu du lịch rừng tràm Trà Sư An Giang, hai bên là những đồng lúa trải rộng ngút ngàn, điểm tô những tụm cây thốt nốt cao cao, khoe dáng hình độc đáo... dễ khiến du khách mải mê ngoạn cảnh thanh bình, và chẳng mấy chốc đã đến nơi.

Tại đây, du khách sẽ có dịp ngồi trên chiếc tắc ráng đặc trưng miền sông nước. Thuyền lướt nhẹ trên thảm bèo màu mạ non, ngang qua vạt sen, khóm súng, rồi men theo “tuyến đường nước” đưa du khách vào sâu trong rừng tràm.

Tới một bến đò nhỏ trong rừng, du khách sẽ được chuyển sang chiếc xuồng ba lá mộc mạc, thân thương. Cô thôn nữ mặc áo bà ba, nón lá che nghiêng, tay khua mái chèo điệu nghệ, chầm chậm đưa du khách vào khám phá khu vực đẹp nhất của rừng tràm, nơi tấm thảm bèo xanh hơn bao giờ hết và cũng là vương quốc của các loài chim.

- Bạn sẽ được dịp chiêm ngưỡng những gốc tràm cổ thụ khoe bộ rễ như chiếc váy xòe duyên dáng, hay những cây thủy liễu lay mình mềm mại theo từng gợn sóng, và ánh mặt trời không ngừng nhảy múa, phản chiếu những sắc màu mê đắm. Thi thoảng lại bắt gặp vài chú chim đang bói cá, ngụp lặn quanh vạt bèo tai tượng; hay ngụy trang kín đáo bên nhánh tràm, tò mò quan sát những vị khách đến thăm...

- Chợt cô thôn nữ khua mái chèo chậm lại, khẽ nói với du khách rằng sắp đến vườn chim. Đi thêm đoạn ngắn nữa, ai nấy cũng chăm chú ngước nhìn những tổ chim xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, và rộn ràng khắp không gian là âm thanh của hàng trăm cá thể chim cò đang ríu rít gọi nhau trên những tán cây sum suê, rợp mát. To tiếng và đáng yêu nhất có lẽ là những chú chim non háu đói, liên hồi “chiếp chiếp” đợi mẹ mớm mồi...

Sau chuyến vi vu rừng tràm bằng thuyền, bạn có thể leo lên đài cao quan sát, có sẵn ống nhòm tầm xa cho bạn thỏa thích ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm mênh mông bát ngát, và những cánh chim chao lượn giữa không trung...


Khám phá rừng tràm Trà Sư ăn gì ?

Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món đồng quê hấp dẫn. Ngồi trên gian chòi lá giữa khung cảnh hữu tình, du khách sẽ có dịp thưởng thức các món ăn dân dã thời khai hoang mở đất và những đặc sản miền nước nổi như: cá lóc nướng trui, canh chua cá linh nấu bông điên điển, chuột đồng nướng muối ớt, cua đồng chấm mắm me, gỏi sầu đâu trộn cá sặc...

Du lịch bụi rừng tràm Trà Sư ở đâu ?

- Hiện trong khu vực rừng tràm chưa có cơ sở lưu trú, nhưng phía trước cổng vào đã có nhà nghỉ với tiện nghi tương đối. Hoặc bạn có thể tham quan trong ngày, tối chạy về thị trấn Nhà Bàng, thị trấn Chi Lăng, TP. Châu Đốc nghỉ ngơi.

- Theo kinh nghiệm du lịch rừng tràm Trà Sư, nếu muốn thử cảm giác ngủ đêm trong rừng, bạn có thể liên hệ với cán bộ kiểm lâm để được cho phép nghỉ đêm trên Đài Quan Sát. Nhớ mang theo lều, mùng, mền và thuốc chống muỗi.

Rừng tràm Trà Sư mùa nào đẹp ?

Rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi là đẹp nhất, khoảng từ tháng 8 - 11 âm lịch (tháng 9 - 12 dương lịch). Bèo phủ dày như tấm thảm xanh mượt mà, hai bên tràm vòng tay che mát. Dưới nước vô số cá tôm, phía trên họ nhà chim tụ hợp. Những bông hoa tràm nở trắng, tỏa hương thơm thoang thoảng... tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên sống động.

- Đặc biệt, buổi sáng từ 7h - 9h, các loài chim tụ tập rất đông, líu lo không dứt dưới nắng vàng trong trẻo. Buổi chiều từ 5 - 6h, là thời điểm ngắm hoàng hôn rất đẹp từ đài quan sát và cũng là lúc đàn chim về tổ, bay lượn rợp trời.

21 tháng 3 2021

Từ thị trấn Nhà Bàng thuộc huyện Tịnh Biên, đi theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Bưng Tiên tại Km số 6 thì rẽ trái và tiếp tục đi theo một con đường đã được trải nhựa dài khoảng 4 km là đến rừng tràm Trà Sư. Tại đây, du khách đi tắc ráng (tên gọi một phương tiện đường thủy có gắn động cơ của người miền Tây Nam Bộ) và xuồng để đi tham quan rừng tràm.

Với diện tích 845 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm (trên 10 tuổi, cao 5 - 8 m). Ngoài ra, đây còn là nơi sinh sống nhiều loài động vật và thực vật. Ở đây hiện có:[2]

70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ, trong đó có 2 loài chim quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ Việt Nam là giang sen (Mycteria leucocephala) và điên điển phương Đông (Anhinga melanogaster)11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ, các bộ có số loài nhiều nhất là gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài), trong đó có loài dơi chó tai ngắn quý hiếm cũng đã được ghi vào Sách đỏ Việt Nam25 loài bò sát và ếch nhái, gồm 2 bộ, 10 họ, trong đó có cả rắn hổ mang, rắn cạp nong10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài chỉ xuất hiện vào mùa lũ

Không chỉ phong phú về động vật, rừng tràm Trà Sư còn là nơi tụ họp của 140 loài thực vật thuộc 52 họ và 102 chi, trong đó có 22 loài cây gỗ, 25 loài cây bụi, 10 loài dây leo, 70 loài cỏ, 13 loài thủy sinh, 11 loài sinh cảnh, 78 loài cây thuốc và 22 loài cây cảnh,...[3]

 Tràm Trà Sư

Theo kết quả khảo sát của BirdLife International và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, rừng tràm Trà Sư được đánh giá là nơi có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại đồng bằng sông Cửu Long.[4][5][6] Năm 1999, cả hai tổ chức ấy đều đã đề xuất chính quyền địa phương xây dựng khu bảo vệ tại khu vực này. Ngày 27 tháng 5 năm 2003, chính quyền tỉnh An Giang đã ra quyết định phê duyệt thành lập khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, để đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái và phục vụ công tác nghiên cứu bảo tồn môi trường.[5]

Nhìn chung, chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người ham mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Hiện ngành du lịch An Giang đang khai thác điểm tham quan du lịch sinh thái này.[7]

Lập kỷ lục[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 1 năm 2020, tại thành phố Long Xuyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Công ty Cổ phần Du lịch An Giang tổ chức lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục rừng tràm Trà Sư và cây cầu tre dài nhất Việt Nam.[1][8][9]

Khu du lịch rừng tràm Trà Sư do Công ty cổ phần Du lịch An Giang thuê lại với diện tích trên 160 ha để phát triển du lịch. Với kinh phí trên 10 tỷ đồng, Công ty xây dựng "cây cầu tre vạn bước" xuyên qua khu rừng có chiều dài hơn 10 km qua hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có chiều dài gần 4 km, sử dụng trên 500.000 cây tre các loại, kinh phí xây dựng trên 5 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1. Giai đoạn 2 có chiều dài khoảng 6km, dự kiến hoàn thành vào ngày 30 tháng 4. Năm 2019, đã có hơn 200.000 du khách đến Trà Sư và sau sự thay đổi này, dự kiến lượng khách đến An Giang tăng đột biến trong năm nay.[8]

 
25 tháng 6 2018

Đáp án :

 C. An Giang

Chúc hok tốt

25 tháng 6 2018

C. An Giang

16 tháng 8 2017

Đáp án là B

5 tháng 2 2019

Đáp án cần chọn là: C

Những dạng biến động số lượngtheo chu kì là: (1) và (4).

Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian

16 tháng 12 2017

Đáp án cần chọn là: B

Những dạng biến động số lượngtheo chu kì là: (1) và (4).

Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian

Đáp án tôi chọn là: B

Bởi vì theo tôi thì những dạng biến động số lượng theo chu kì là: (1) và (4).

Dạng biến động (2) và (3) là biến động không theo chu kì thời gian

4 tháng 9 2018

lỗi nha , mk mới có lớp bảy thôi

4 tháng 9 2017

Đáp án A

Loài ưu thế là một loài hoặc các nhóm có ảnh hưởng xác định lên quần xã, quyết định số lượng, kích thước, năng suất và các thông số của chúng. 

Loài ưu thế tích cực tham gia vào sự điều chỉnh, vào quá trình trao đổi vật chất và năng lượng giữa quần xã với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, nó có ảnh hưởng đến môi trường, từ đó ảnh hưởng đến các loài khác trong quần xã. 

 

Ví dụ về loài ưu thế là : 2 và 5