K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2022

Tham khảo :

Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi được diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ.

– Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!

– A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé!

Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong.

– Sáu mươi, sáu mốt…

Yến Nhi đếm đều, mồ hôi lấm tấm, những sợi tóc bết vào trán như đường chì kẻ. Khuôn mặt bé hồng lên trong nắng, y như mặt trời tí hon trên cao. Ông Mặt Trời gật gù mỉm cười. Những luồng gió mát thổi tung hai bím tóc dài. Chợt một hồi trống giòn giã vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!” Hồng Thắm và Yến Nhi nhanh nhẹn vào lớp cùng các bạn. Ngoài sân, nắng và gió vẫn vui đùa thản nhiên như muốn tiếp tục cuộc chơi của hai bé đang bỏ dở.

Tả cảnh bạn em đang nhảy dây mẫu 2

Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên. Học sinh tất cả các lớp ùa ra sân. Yến Vân nhón chân chạy theo các bạn và nhanh chóng nhập vào nhóm chơi nhảy dây.

Yến Vân bằng tuổi em, bạn tròn trịa, dáng người mũm mĩm trông rất ngộ nghĩnh. Da bạn trắng hồng, mắt to, đen láy như mắt bồ câu. Tóc Vân mảnh, óng ả như tơ. Bạn có hai lúm đồng tiền. Khuôn mặt bạn nhu mì, dễ thương với chùm tóc đuôi gà thắt nơ màu đỏ thẫm.

Sau một hồi oẳn tù tì, Yến Vân là người nhảy “khai mạc” hội chơi nhảy dây. Vân giũ mạnh sợi dây thắt bằng vòng thun nhiều màu. Vân bắt đầu nhảy, bạn đếm thầm còn các bạn kia thì đếm rõ to. Cánh tay Vân gấp lại, hai tay nắm hai đầu sợi dây, cổ tay bạn cử động theo chiều kim đồng hồ đưa sợi dây chuyển động vòng tròn qua chân rồi qua đầu. Tiếng dây quay vù vù và Vân nhảy mỗi lúc một nhanh, chân bạn co lên, nhảy nhẹ nhàng rồi tiếp đất, cứ thế bạn nhảy theo nhịp dây. Chùm tóc đuôi gà của Vân nhảy nhót theo bước chân Vân, mặt bạn hồng lên. Phần váy xoè của chiếc áo đầm đồng phục bên trong ra, phập phồng. Vân thở hổn hển rồi nhịp nhảy chậm lại. Bạn đuối sức, đứng lại cười: “Nhảy hết nổi rồi.”. Các bạn khác hô to: “Một trăm năm mươi cái, cũng cừ rồi”. Các bạn lần lượt chuyền nhau nhảy. Vân ngồi dưới gốc bàng nghỉ mệt. Vân đưa tay vén mấy sợi tóc mai loà xoà trước trán, hai má bạn hồng lên vì vận động. Trông Vân xinh xắn, thật đáng yêu.

Trong lớp, bạn nào cũng thích chơi với Vân vì Vân hiền lành, dễ mến. Em cũng rất quý Vân. Vân có nhiều tính tốt để em học tạo: chăm học, nhường nhịn bạn. Em mong sao năm sau lên lớp sáu chúng em vẫn học cùng nhau.

9 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi được diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ. – Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này! – A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé! Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong. PlayUnmute Fullscreen VDO.AI – Sáu mươi, sáu mốt… Yến Nhi đếm đều, mồ hôi lấm tấm, những sợi tóc bết vào trán như đường chì kẻ. Khuôn mặt bé hồng lên trong nắng, y như mặt trời tí hon trên cao. Ông Mặt Trời gật gù mỉm cười. Những luồng gió mát thổi tung hai bím tóc dài. Chợt một hồi trống giòn giã vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!” Hồng Thắm và Yến Nhi nhanh nhẹn vào lớp cùng các bạn. Ngoài sân, nắng và gió vẫn vui đùa thản nhiên như muốn tiếp tục cuộc chơi của hai bé đang bỏ dở.

6 tháng 12 2018

Mik làm đc bài 2 thôi 

Giờ ra chơi, sân trường thật là nhộn nhịp. Các trò chơi đuợc diễn ra sôi nổi. Cũng như các bạn của mình. Hồng Thắm và Yến Nhi rủ nhau ra chơi nhảy dây dưới bóng mát của gốc cây phượng vĩ.- Oẳn tù tì, ra cái gì, ra cái này!- A! Mình thắng rồi, nhảy trước nhé! Hồng Thắm reo lên, rồi nhanh nhẹn cầm dây nhảy, mặt tươi như hoa. Ban đầu, bé nhảy chậm, dần dần nhanh hơn. Dáng người của Thắm thon thả, nhỏ nhắn. Đôi bàn tay bé trắng hồng, cầm chắc hai đầu dây quay đều. Hai bím tóc như hai đuôi gà đen mượt nhảy tót lên vai. Được một lúc dường như đã thấm mệt, Thắm nhảy chậm lại nhưng miệng vẫn mấp máy đếm. Bỗng “uỵch”, Thắm vấp dây, lỡ đà khụy xuống. Đến lượt Yến Nhi thoăn thoắt lướt qua vòng dây. Tiếng dây quất xuống đất đen đét, nghe đanh và gọn. Yến Nhi có khuôn mặt tròn trịa, hai má bầu bĩnh, làn da ngăm ngăm màu nâu, đôi mắt đen tròn, sáng long lanh như hai hạt thủy tinh và hàng mi dày cong cong.- Sáu mươi, sáu mốt…Yến Nhi đếm đều, mồ hôi lấm tấm, những sợi tóc bết vào trán như đường chì kẻ. Khuôn mặt bé hồng lên trong nắng, y như mặt trời tí hon trên cao. Ông Mặt Trời gật gù mỉm cười. Những luồng gió mát thổi tung hai bím tóc dài. Chợt một hồi trống giòn giã vang lên: “Tùng! Tùng! Tùng!”Hồng Thắm và Yến Nhi nhanh nhẹn vào lớp cùng các bạn. Ngoài sân, nắng và gió vẫn vui đùa thản nhiên như muốn tiếp tục cuộc chơi của hai bé đang bỏ dở
 

M
30 tháng 8 2020
 

Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của ba đến bốn người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.

30 tháng 8 2020

Quê hương em là nơi tuổi thơ em gắn bó với những cánh diều. Chiều chiều, đám trẻ mục đồng chúng em đi chăn trâu trên cách đồng. Gió thổi từng cơn mát rượi cả người, không khí trong lành hòa với hương thơm của lúa chín mang đậm hương vị làng quê. Khi ấy, chúng em thường cột trâu lại một chỗ, và cùng nhau chơi thả diều trên những con đê gần đó. Cánh diều của chúng em bay cao vút lên những tầng mây trắng xóa, nhưng diều của em vẫn bay cao nhất các bạn hò reo khen ngợi em; hoan hô diều của Chi bay cao chưa kìa, cao quá , cao quá, vậy là Chi thắng rồi. Em rất vui khi biết mình chiến thắng. Những cánh diều của chúng em bay cao, tiếng sáo diều vi vu trên từng tâng mây. Đám trẻ chúng em ngước lên trời nhìn theo những cánh diều, đến nỗi không cảm thấy mỏi cổ. Những cánh diều của chúng em trông như những chú bươm bướm khổng lồ vậy. Em rất thích trò chơi thả diều.

1 tháng 6 2016
Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu. Có nhiều cách nhảy dây nhưng thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đều khó nhảy. 

Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.

 

 

Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nào!” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khổ của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sỗ ra quay dây thay thế.

gioi thieu tro choi nhay day

Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vùi cùng quan hệ hoà đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.

 
1 tháng 6 2016

Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải  chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò choi gắn liền đối với chúng ta đó là trờ chơi thả diều.

Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng ni lon. Nhưng được ưa chuộng nhất là ni lon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người choi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liêu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mấy thật thú vị biết nhường nào.

thuyet minh ve tro choi tha dieu

Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.

 

Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây côi hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không trùn sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta   ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.

Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.

Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, ni lon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.  Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.

Trò chơi thả diều sẽ mãi là một trò chơi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to ta đem diều ra thả chúng ta sẽ có những phút giây thật thú vị bình yên cùng cánh chim va một mảng xanh biêng biếc của bầu trời.

24 tháng 3 2018

Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu. Có nhiều cách nhảy dây nhưng thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đều khó nhảy.

Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.

Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nào!” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khổ của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sỗ ra quay dây thay thế. Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vui cùng quan hệ hoà đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.

24 tháng 3 2018

ây là trò chơi dành cho các em gái, rèn luyện sức bật, sức bền và sự khéo léo nhanh nhẹn. Các em có thể chơi nhảy dây tập thể và nhảy dây cá nhân.

Nhảy dây cá nhân có hai em nhảy thi với nhau. Các em dùng một đoạn dây thừng dài khoảng 1,5m và chọn chỗ đất bằng phẳng để chơi. Em nhảy trước hai tay cầm hai đầu dây giơ lên ngang eo, đưa dây ra phía sau, phần trũng nhất của dây chạm vào bụng chân. Khi nhảy, quay cổ tay cho dây vòng qua đầu văng xuống đất rồi nhảy hai chân qua dây, tiếp tục quay cổ tay để dây quay theo. Cứ như vậy đến khi nào dây vướng chân thì mất lượt, đổi cho em khác nhảy. Có thể nhảy chân trước, chân sau hay hai chân một lúc. Khi nhảy hai tay quay dây song song hoặc bắt chéo dây trước ngực. Cũng có thể nhảy dây quay từ trước ra sau hoặc ngược lại hoặc vừa nhảy vừa chạy về phía trước hay lùi lại phía sau xem ai nhanh, xa hơn. Ai nhảy một mạch được nhiều lần hơn trong một thời gian quy định là thắng cuộc. Nhảy dây tập thể có ba em trở lên, nếu nhiều em cùng chơi thì chia làm hai đội, sau khi oẳn tù tỳ đội nào thắng được nhảy trước, đội thua đứng quay dây. Khi chơi các em chọn một đoạn dây thừng dài 3-4m, hai em cầm hai đầu dây đứng xa nhau cho dây chùng chạm đất.

Trong khi chơi, các em vừa nhảy vừa hát những bài đồng dao ngắn, đơn giản: Quả cam nho nhỏ có cái cuống xinh xinh hay Một con vịt xòe ra hai cái cánh/ Nó kêu rằng quác quác quác quạc quạc quạc... Khi hát lần một các em quay dây nửa vòng sang bên này rồi sang bên kia, khi hát lần hai thì quay dây liên tục cả vòng qua đầu các em cho đến khi hát hết bài. Trong khi nhảy các em cùng đội đứng bên ngoài có thể vào nhảy cùng bất cứ lúc nào. Nếu có một em chạm vào dây, các em đang nhảy đều mất lượt, nếu trong đội còn em khác thì được nhảy tiếp nếu không thì đến lượt đội bạn nhảy. Khi đang nhảy, dây phải liên tục quay đều (không quá nhanh, quá chậm hoặc bất thường), nếu để dây dừng lại đội quay dây phải quay tiếp lượt nữa. Bên nhảy phối hợp nhịp nhàng vừa nhảy vừa hát.

29 tháng 4 2022

Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
- Ngăn cách các vế câu.

29 tháng 4 2022

Tác dụng của dấu phẩy:
- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
- Ngăn cách các vế trong câu

29 tháng 10 2018

Bước Tới Đèo Ngang , bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Đó là bài thơ mang tiêu đề "Qua Đèo Ngang" do Bà Huyện Thanh Quan làm trong lần đi vô Huế để đảm nhiệm chức vụ Cung Trung giáo tập (nữ quan dạy dỗ nghi lễ cho các cung nữ ). Trước quang cảnh hoang vu , nỗi cô đơn "nhớ nước, thương nhà" của tác giả lại càng tăng thêm. Chính vì đó tác giả đã làm 1 bài thơ hay như vậy. "Qua Đèo Ngang" là 1 tác phaamr trữ tình hay. Bài thơ giúp ta phần nào hiểu được về quang cảnh ở Đèo Ngang mà còn hiểu được tâm trạng của tác giả. Nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả đươc nói rõ trong những câu thơ. Đọc bài thơ ta càng thêm yêu giang sơn gấm vóc và càng thêm trân trọng những tấm lòng ưu ái non sông đất nước.
~The end~

14 tháng 11 2017

hình như mk chưa hc bài bạn đến chơi nhà thì phải.Ở trong sách nào thế nào bạn?humlolang

14 tháng 12 2017

Bạn đến chơi nhà là 1 tác phẩm của Nguyễn Khuyến. Tác phẩm này lên lớp 7 mới được học nha em!! ^ ^❤ ok

2 tháng 4 2017

khoảng 20-30 dòng thôi nhá các bạn

27 tháng 2 2019

I don't play badminton

25 tháng 2 2021

1Badminton is a racquet sport. People play it by using racquets to hit a shuttlecock across a net. The most common forms of badminton are singles (with one player per side) or doubles (with two players per side). So there are two or four players. There are three games in a badminton match. A player wins a game when he/she scores 21 points first. A badminton match lasts for 45 to 75 minutes. To play badminton, people need racquets, a shuttlecock and a net.  Nhưng giờ tui mới viết thì bạn hc qua r :)