K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2022

Olm ko cho đawng ảnh

19 tháng 1 2022

có cho đăng ảnh

29 tháng 1 2016

A, mũ trẻ em đảm bảo chất lượng.

29 tháng 1 2016

thankshaha

21 tháng 1 2016

1.

Chưa phân loại

2.

Chưa phân loại

25 tháng 1 2016

trong bài thi An toàn Giao thông khối 5 đúng không bạn ???

25 tháng 1 2016

Không riêng gì người lớn, trẻ em lúc đang ngồi cùng bố mẹ trên xe cũng cần phải đội nón bảo hiểm để bảo vệ an toàn cho bản thân. Tuy nhiên cũng lắm khi các bậc phụ huynh quên mất việc nhắc nhở con mình mang theo, thậm chí ngay cả lúc đi một mình. Đã xuất hiện nhiều vụ tai nạn thương tâm mà trong khi đó trẻ em chẳng được đội mũ bảo hiểm, do đó hãy lưu tâm đến chuyện này thường xuyên. Vậy Chọn nón bảo hiểm cho con như thế nào là chính xác?

Đầu tiên hãy tạo lập thói quen đội mũ bảo hiểm cho bé lúc đi ra ngoài. Chỉ cần bé ngồi trên xe máy hay xe đạp điện, ngay lập tức các ông bố bà mẹ mang ra và cài dây thật chắc chắn. Hãy giải thích dần dần tầm quan trọng của vấn đề này tác động đến tâm trí, thường xuyên cho bé xem các tranh ảnh bằng các bài học tuyên truyền trong sách giáo khoa hay ti vi. Bởi lẽ độ tuổi này rất dễ bắt chước hành vi mọi người xung quanh, phụ huynh có thể dẫn bé đi chơi ở gần công viên và chỉ cho thấy người ta đang lái xe với mũ bảo hiểm nhiều cỡ nào.

Như đã nói, trẻ em rất dễ ảnh hưởng từ người lớn. Trước tiên, họ cần phải làm gương, ví dụ như lái xe máy hay xe đạp điện rồi sau đó chỉ rõ từng hành động lấy cho đến lúc ra khỏi nhà. Ngược lại, nếu bạn không thường xuyên đội mũ bảo hiểm ra ngoài, trẻ sẽ học theo và tiềm thức nhận định rằng chẳng quan trọng cần thiết làm vậy. Điều này thực sự không tốt cho độ tuổi này.

Chính sự bắt chước hành vi từ người khác của trẻ nhỏ, bạn hãy đội mũ bảo hiểm thường xuyên để trẻ cũng “muốn” giống như bạn. Sau khi đã tạo lập thói quen đó, bạn nên chỉ ra những tác dụng “thần kỳ” ấy về chuyện bảo vệ đầu con người, bộ phận quan trọng nhất cơ thể người. Ví dụ như các chấn thương rất dễ làm đau đầu, khiến đầu bị chảy máu, mất trí thông minh chẳng thể tiếp tục học hành. Nói chung các bà mẹ chỉ cần dẫn chứng mũ bảo hiểm trẻ em sao cho nhẹ nhàng nhưng đủ sâu sắc là được.

Nhất là môi trường giáo dục như những trường học, các thầy cô nên chỉ dạy về an toàn giao thông ở tiết học chính khóa. Bởi lẽ độ tuổi này chưa thể nhận thức hết mức độ nguy hiểm về tai nạn đang thường xuyên xảy ra hàng ngày; bằng cách lồng ghép bài học trẻ em sẽ biết được mình nên làm gì để luôn tự bảo vệ an toàn cho mình. Quan trọng hơn, người lớn luôn phải tác động đến suy nghĩ và hành động trẻ em khi sử dụng mũ bảo hiểm.

22 tháng 1 2016

vì hiện nay 70% vụ gây thương tích đều liên quan đến xe máy và trong số đó có đến 20 % là trẻ em

leuleu

14 tháng 1 2016

Câu 1: Tại sao trẻ em chúng ta cần đôi mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy?

Em không rõ từ lúc nào, chiếc nón bảo hiểm đã trở thành người bạn thân quen, giúp em thấy an toàn mỗi khi đi xe đạp hoặc ngồi trên xe máy.

Mũ bảo hiểm dùng để bảo vệ đầu của chúng ta tránh bị tổn thương khi gặp tai nạn do giao thông. Trong các bộ phận của con người, bộ não là quan trọng nhất, nó chỉ huy hoạt động các bộ phận khác. Theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia, trong số người chết hoặc bị thương, mất khả năng lao động và học tập do tai nạn giao thông thì một tỉ lệ rất lớn là do thương tích ở vùng đầu và não. Tai nạn giao thông là một điều không báo trước, có thể chúng ta đi xe rất cẩn thận, nhưng tai nạn vẫn xảy ra do phương tiện khác xô đụng vào. Từ khi luật giao thông đường bộ đưa vào qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với xe máy thì tỉ lệ tử vong và thương tích trong các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe máy đã giảm đi rõ rệt. 

Có người cho rằng trẻ em không cần và không nên đội mũ bảo hiểm vì lý do khi tai nạn giao thông có thể dây mũ thắt vào cổ gây ngạt. Điều đó không đúng, vì khi tham gia giao thông và gặp tai nạn, trên đường có rất nhiều người và khi ta ngã sẽ có những người xung quanh đến giúp. Việc ngạt thở do dây mũ sẽ không xảy ra. Có thể trẻ sơ sinh 1-2 năm tuổi không cần đỗi mũ bảo hiễm vì các bé thường được bố mẹ bế; và đội mũ với tư thế nằm trên tay bỗ mẹ có thể gây khó chịu và gây ngạt. Nhưng đối với trẻ em lớn hơn 2 tuổi, chúng ta rất nên đội mũ bảo hiểm, ban đầu thấy khó chịu và vướng víu, nhưng sau sẽ quen và có cảm giác thấy thiếu vắng khi ngôi trên xe mà không đội mũ.

Đội mũ khi ngồi trên xe máy đã là qui định của luật giao thông đường bộ, kể cả đối với trẻ em. Khi tai nạn giao thông xảy ra thì những người ngồi trên xe đều dễ bị thương, cho dù là người cầm lái hay là người ngồi sau, bất kể người đó là người lớn hay trẻ em. Luật không bắt buộc đội mũ khi đi xe đạp, tuy nhiên chúng ta vẫn nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp để hạn chế bị chấn thương não khi chẳng may tai nạn giao thông ập đến. 

Chiếc mũ (nón) bảo hiểm tuy không phải là giải pháp hoàn hảo để đảm bảo cho chúng ta không bị thương vong khi giao thông, nhưng nó đã là công cụ cứu được rất nhiều người tránh khỏi thần chết và các chấn thương não. Quan trọng hơn, mỗi khi đội mũ bảo hiểm trên đầu, nó như nhắc nhở chủ nhân của nó hãy cẩn thận và tuân thủ pháp luật hơn khi tham gia giao thông, tránh gây tai nạn cho mình và cho người khác.

Câu 2: Em đã làm gì để khuyến khích các bạn cùng lớp thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm?

- Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp, xe máy để làm gương cho các bạn khác

- Kể cho các bạn về các vụ tai nạn giao thông mà em đã biết, đã đọc để các bạn thây sợ tai nạn giao thông và hậu quả của nó

- Nhắc nhở bố mẹ và các bạn khi thấy họ không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp, xe máy

- Cùng các bạn tham gia các giờ ngoại khóa về an toàn giao thông, tuân thủ các luật giao thông để tránh tai nạn, học cách sơ cứu khi gặp tai nạn

- . . . .

11 tháng 1 2016

câu 1: trẻ em nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy vì thứ nhất đó là tuân thủ nội quy giao thông quan trọng hơn nữa là bảo vệ chính bản thân các bạn đó và nhờ đó mà các bạn khác nhìn vào và học tập hơn nữa khi có nếp quen như vậy thì lớn lên các bạn sẽ chấp hành tốt nội quy hơn 

còn khi đi xe đạp thì trẻ em không nhất thiết phải đội mũ bảo hiểm do đó nguy hẻm không cao

câu 2 :đưa ra các tấm gương và lợi ích to lớn của việc  đội mũ bảo hiểm đồng thời với đó là hậu quả của việc không đội mũ bảo hiểm, lập ra các ý tưởng chương trình khuyến khích việc đội mũ bảo hiểm.

Vẽ phải tự làm ròi bạn

29 tháng 11 2021

đúng r á em :))))

2 tháng 1 2020

google

  Từ xưa đến nay, cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta luôn gắn bó và chịu tác động rất lớn của môi trường sống chung quanh. Vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống. Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là quan tâm đến chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta và cho cả xã hội. Trước tiên, ta phải hiểu cho thật đúng, cho thật toàn diện về hai từ: “môi trường". Môi trường được chia ra làm hai loại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên đó là không khí hàng ngày chúng ta hít thở, là nguồn nước, là lương thực, thực phẩm mà chúng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Sống trong một không gian khoáng đãng, không khí trong lành; được uống những dòng nước sạch không bị ô nhiễm, ăn những thức ăn tự nhiên, không bị nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the,... thì sức khỏe của chúng ta sẽ rất tốt, ít đau ốm, ít mắc phải những bệnh nan y và đặc biệt là tuổi thọ của chúng ta sẽ được kéo dài. Và ngược lại, sống trong một môi trường quá ô nhiễm, ăn uống những lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc thì sức khỏe của chúng ta sẽ không tốt, chúng ta sẽ mắc nhiều bệnh tật, nhất là những bệnh nan y như ung thư, chúng ta không thể sống lâu được. Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường. Nạn chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến lũ lụt ngày càng kinh hoàng, núi lở, đất chuồi, cướp đi biết bao sinh mạng của con người. Nạn các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí trực tiếp xuống những dòng sông, những kênh hồ đã làm nên những dòng sông chết, những kênh rạch chết. Còn đâu dòng nước trong xanh, từng đàn cá lội như ngày xưa nữa, đất đai ven những con sông nay không còn trồng trọt được. Chúng ta cần lên án, cần đòi hỏi luật pháp trừng trị thích đáng những kẻ chỉ vì cái lợi nhỏ cho cá nhân, gia đình mà đang tâm dùng những hóa chất độc hại cho vào thức ăn, gieo rắc bệnh tật và chết chóc cho hao nhiêu người khác. Bên cạnh môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng tác động không nhỏ lên đời sống con người. Nếu sống trong môi trường xã hội lành mạnh, công nằng, trong sáng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Và ngược lại nếu sống trong một môi trường xấu xa, đầy rẫy những cái ác, cái xấu thì cuộc sống của chúng ta, nhất là tuổi trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, dễ bị sa ngã, đánh mất cuộc đời mình. Tóm lại, môi trường hiện nay là một vấn đề lớn, được cả thế giới quan tâm. Mỗi con người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, luôn giữ cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn được trong sạch, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta vậy.

Môi trường thiên nhiên bao gồm: đất, nước, không khí...và nhiều yếu tố khác bao quanh chúng ta.Nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên cuộc sống của con người và động thực vật. Thử xem, nếu chúng ta thiếu nước thì sẽ như thế nào, chúng ta có thể không ăn trong 2 ngày nhưng không thể không uống một ngụm nước nào trong 2 ngày đó. Nhưng nguồn nước chúng ta sử dụng phải đảm bảo hợp vệ sinh, không gây mầm bệnh. Cũng như nước vậy, đất và không khí đều quan trọng không chỉ riêng cá nhân mà cho toàn nhân loại. Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh hô hấp. Hô hấp nhờ cây xanh thải ra khí O2 nên vấn đề bảo vệ cây xanh đang được toàn cầu chú trọng. Bảo vệ nó chính là bảo vệ bản thân mình.Các bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cho tốt nhé bởi nó cũng góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Thiên tai, lũ lụt và hoạt động của con người ngày càng phát triển, tác động ngày càng nhiều đến môi trường: thải ra nhiều loại nước có các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm cho nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất bị suy thoái, không khí có mùi khó chịu... khiến nhiều người bệnh tật nghiệm trọng hơn số lượng người chết ngày càng tăng. Hơn nữa môi trường còn có khả năng tự làm sạch.Tất cả những gì bao quanh chúng ta đều ảnh hưởng đến sức sống và tồn tại của nhân loại. Hãy kêu gọi mọi người hành động vì môi trường bạn nhé.

Chúc bạn học tốt!

Môi trường thiên nhiên bao gồm: đất, nước, không khí...và nhiều yếu tố khác bao quanh chúng ta.Nó tác động trực tiếp và gián tiếp lên cuộc sống của con người và động thực vật. Thử xem, nếu chúng ta thiếu nước thì sẽ như thế nào, chúng ta có thể không ăn trong 2 ngày nhưng không thể không uống một ngụm nước nào trong 2 ngày đó. Nhưng nguồn nước chúng ta sử dụng phải đảm bảo hợp vệ sinh, không gây mầm bệnh. Cũng như nước vậy, đất và không khí đều quan trọng không chỉ riêng cá nhân mà cho toàn nhân loại. Bầu không khí bị ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh hô hấp. Hô hấp nhờ cây xanh thải ra khí O2 nên vấn đề bảo vệ cây xanh đang được toàn cầu chú trọng. Bảo vệ nó chính là bảo vệ bản thân mình.Các bạn hãy chăm sóc và bảo vệ cho tốt nhé bởi nó cũng góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường. Thiên tai, lũ lụt và hoạt động của con người ngày càng phát triển, tác động ngày càng nhiều đến môi trường: thải ra nhiều loại nước có các chất độc hại gây ô nhiễm nguồn nước, đất và không khí làm cho nước ngọt ngày càng khan hiếm, đất bị suy thoái, không khí có mùi khó chịu... khiến nhiều người bệnh tật nghiệm trọng hơn số lượng người chết ngày càng tăng. Hơn nữa môi trường còn có khả năng tự làm sạch.Tất cả những gì bao quanh chúng ta đều ảnh hưởng đến sức sống và tồn tại của nhân loại. Hãy kêu gọi mọi người hành động vì môi trường bạn nhé.