K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

Giới thiệu một truyện đồng thoại mà em yêu thích: Cái tết của mèo con của tác giả Nguyễn Đình Thi.

– Người kể chuyện: Ngôi thứ ba

– Một số đặc điểm nhận biết truyện Cái tết của mèo con là truyện đồng thoại: Đây là câu chuyện được viết cho thiếu nhi. Tác giả lấy loài vật (con mèo) làm nhân vật. Nhân vật con mèo trong câu chuyện được nhân cách hóa nhưng vẫn có những sinh hoạt phù hợp của con mèo ở ngoài đời thường, không xa rời cái nhìn thói quen của bạn thiếu nhi.

– Một số chi tiết tiêu biểu được tác giả miêu tả để khắc họa nhân vật con mèo:

Ngoại hình: Mèo Con tìm được một chỗ nắng ấm, nằm sưởi. Nó giũ lông một hồi, cho hết bụi tro, rồi nằm liếm mình, liếm chân, tỉ mỉ, cho đến lúc trắng nõn hết cả. Xong nó nằm im lim dim mắt, gừ gừ, nghĩ lại chuyện đêm qua. Và chú Mèo Con ngủ một giấc lúc nào không biết.Hành động: Mèo Con chạy giỡn hết góc này đến góc khác, hai tai dựng đứng lên, cái đuôi ngoe nguẩy. Chạy chán, Mèo Con lại nép vào một gốc cau, một sợi lông cũng không động – nó rình một con bướm đang chập chờn bay qua. Bỗng cái đuôi quất mạnh một cái, Mèo Con chồm ra. Hụt rồi!
Lời nói:Mèo Con vẫn không chịu ăn.– Ngheo ngheo, mẹ tôi đi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây, buộc tôi lại thế này? Ngheo ngheo, tôi chẳng được bú tí mẹ nữa rồi.Mối quan hệ với nhân vật khác: Mèo ở nhà bà và Bống.

– Cảm nhận của em về nhân vật con mèo: kể về chú mèo đáng yêu với chiến công đầu tiên của mình, là bài học về lòng dũng cảm và sự đoàn kết trong cuộc sống dành cho các bạn nhỏ. Từ một chú Mèo Con còn non nớt, còn run sợ trước cái ác, nhưng chỉ qua một đêm, chú đã vươn mình trưởng thành như thế nào. 

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

đừng viết trên mạng nhé chị

 

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

OK CHƯ BẠN

Lan anh ơi là lan anh 🙂

 

19 tháng 11 2021

Tham khảo:

Trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, thì Sọ Dừa là một trong những câu chuyện hay và ấn tượng nhất mà em được biết.

Câu chuyện kể về cuộc đời với nhiều điều kì lạ của Sọ Dừa. Mẹ chàng nhờ uống nước trong một cái sọ dừa mà mang thai rồi sinh ra chàng. Khi mới sinh ra, chàng có hình dáng kì lạ, mình tròn lông lốc như trái dừa, nên mới được mẹ đặt tên cho là Sọ Dừa.

Tuy bề ngoài kì lạ, nhưng Sọ Dừa rất yêu thương mẹ và ngoan ngoãn. Chàng chủ động xin được đi chăn bò cho phú ông để đỡ đần cho mẹ. Nhờ tài thổi sáo, chàng không chỉ chăn đàn bò không mất con nào, mà còn khiến chúng béo tốt, mũm mĩm. Trong quá trình đó, cô út hiền lành đã phải lòng chàng sau nhiều lần đi đưa cơm.

Thế là, Sọ Dừa nhờ mẹ sang nhà phú ông hỏi vợ cho mình. Điều bất ngờ, là chàng đã chuẩn bị đầy đủ những sính lễ mà phú ông yêu cầu, để cưới được con gái ông ta. Đến ngày, điều ngạc nhiên hơn nữa đã xảy ra, khi Sọ Dừa tổ chức đám tiệc linh đình, với kẻ hầu người hạ tấp nập. Còn chàng thì trở về lốt người, khôi ngô tuấn tú.

Sau khi kết hôn, Sọ Dừa chăm chỉ dùi mài kinh sử và thi đỗ trạng nguyên. Ít lâu sau, chàng còn vinh dự được nhà vua tin tưởng, cử đi sứ. Điều này khiến cho hai cô chị của vợ chàng ghen ăn tức ở, quyết hãm hại em. Hai ả ta mời cô em gái đi chơi thuyền, rồi đẩy em xuống sông, nhằm cướp chồng. Nhưng may thay, nhờ những đồ vật mà Sọ Dừa trước khi đi dặn luôn mang theo, mà cô út sống sót trên hoang đảo. Rồi một ngày, tàu của quan trạng đi qua, gặp được vợ và đón về nhà.

Cuối cùng, người tốt như Sọ Dừa và cô út được sống hạnh phúc bên nhau. Còn kẻ xấu xa, nham hiểm như hai cô chị, thì phải bỏ đi biệt xứ. Đó cũng chính là ước mơ của nhân dân ta ngày xưa, về một xã hội công bằng, hạnh phúc.

19 tháng 11 2021

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là truyện Em bé thông minh. Truyện kể về việc một ông vua nọ muốn tìm người tài cứu nước nên đã sai viên quan đi dò la khắp nơi. Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé đã thuyết phục vua hiểu rõ lí do trâu đực không thể đẻ con và được vua ban thưởng hậu hĩnh. Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Những thử thách được tạo ra nhằm giúp nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất và trí thông minh của mình. Đến cuối câu chuyện, em bé được phong làm trạng nguyên, và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han. Đó là phần thưởng xứng đáng mà cậu bé nhận được. Truyện đề cao trí thông minh được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế trong đời sống, giúp người đọc hiểu rõ tầm quan trọng việc tích lũy kiến thức từ đời sống.

;;.;;;;?;;;;;.;

chửi đạt ít thôi

đó là câu truyện Dế Mèn phiêu lưu kí 

7 tháng 9 2021

Có thể là Dế Mèn phiêu lưu kí

+ Cô gió mất tên

+ Cái tết của mèo con

+ Con đường hẹp

+ Giọt sương đêm

+ Con hươu dại dột; gà mái đen

+ Cáo và sư tử;...

Bạn có thể chọn vài truyện trên nhé! 

 

16 tháng 4 2016

Đây là bài tả nhân vật Lượm bạn nhé .

Lượm, đó là một cậu bé vô cùng dũng cảm và yêu đời . Cho đến tận lúc hy sinh, cậu cũng vẫn luôn kiêu hãnh, hiên ngang. Lượm cũng là nhân vật chính trong một bài thơ của Tố Hữu mà tôi rất tâm đắc .  

Lượm là một cậu bé giao liên của bộ đội ta. Công việc liên lạc đưa thư là một công việc vô cung nguy hiểm, tiềm tàng rất nhiều mối nguy. Thế mà công việc ấy lại được giao cho một chú bé còn rất nhỏ tuổi như Lượm, cậu như là một cánh chim non bay trong bão tố vậy. Lượm có cái dáng người nhỏ nhắn loắt choắt nhưng tác phong lại rất nhanh nhẹn, tháo vát. Làn da cậu rám nắng và mái tóc cũng dần phai màu râu bắp do phải chạy nhiều ngoài nắng vì tính chất cong việc. Cậu có đôi má đỏ bồ quân thật đáng yêu và cặp mắt to tròn , sáng long lanh như hai ngôi sao, ẩn chứa những ánh nhìn hồn nhiên, thơ ngây của một đứa trẻ. Mỗi khi cười , gương mặt cậu lại bừng sáng và trông thánh thiện như một thiên thần vậy. Lượm mặc một  bộ quần áo đội viên dã sờn cũ màu xanh lá mạ . Trên đầu cậu đội lệch một chiếc mũ ca lô. Cái xắc xinh xắn cậu hay đeo bên mình lúc nào cũng đầy ứ thư từ quan trọng . Lượm lúc nào cũng nhí nhảnh và tràn đầy tự do, trông dễ thương tựa như một chú chim chích nhỏ vậy .

Vào một ngày, tình cờ một người chú  của Lượm từ trên Hà Nội về và hai chú cháu gặp nhau. Vậy là Lượm có dịp được tâm sự với chú về công việc của mình ở đồn Mang Cá, về việc nó tuyệt vời thế nào và vui hơn ở nhà ra sao. Rồi cũng đến lúc phải chia tay. Lượm cười híp mí chào chú và lại lên đường. Nhưng người chú đâu hề biết rằng, đó là lần cuối họ đuợc gặp nhau vì khi đến tháng sáu, người chú bỗng nhận được một tin bất ngờ...

(Viết tới đó thôi nha, mai mình viết tiếp cho, tại vì máy của mình sắp hết pin rồi , với lại mình cũng mỏi tay lắm. Ngày mai mình viết tiếp nhé. Bye!vui)

 

 

 

 

17 tháng 4 2016

Ơ, vậy là chỉ tả trong văn bản thôi à? Nhưng mình lỡ tả nhân vật trong thơ rồi . Nhưng chắc cũng được đúng ko? Vậy thôi mình viết tiếp nhé !

Đó là một ngày cũng bình thường như bao ngày khác thôi. Lượm nhận được thư và cậu chuẩn bị đi giao, nhưng trong số đó lại có một lá thư đề "Thượng khẩn" nên cậu phải giao rất gấp . Đành rằng bây giờ ngoài đồng đang xảy ra vài cuộc nổ súng nhưng có hề gì chứ, Lượm đặt Tổ quốc lên trên cả tính mạng của mình. Thế là mặc kệ cho thần Chết đang rình rập ở bên ngoài, cậu quyết tâm sẽ hoàn thành nhiệm vụ . Băng qua mặt trận , đạn bay vèo vèo, đây là con đường nhanh nhất để giao các bức thư nên cậu đã chọn nó.Chiếc mùa ca lô của cậu nhấp nhô trên cánh đồng lúa vàng ánh nắng. Bỗng một ánh chớp đỏ loé lên. Ôi không, Lượm ơi. Nhưng cậu đã ngã xuống . Một dòng máu đỏ thẫm loang ra từ ngực cậu, nhuộm thắm cả chiếc áo xanh rồi chảy xuống đất . Tay cậu vẫn còn nắm chặt một bông lúa. Bầu trời hôm nay sao mà xanh, mà trong trẻo đến vậy. Gió mát thổi qua cánh đồng, đưa hương lúa bay xa và khiến nó rì rào như đang hát một bài hát ru đưa Lượm vào giấc ngủ êm đềm. Một giấc ngủ mà cậu sẽ không bao giờ tỉnh lại nữa.

                                        Lượm ơi , còn không?

Câu thơ ấy như là một cái kết buồn bã mang đầy dư âm thật sâu sắc cho người đọc. Còn không hỡi chú bé nhỏ loắt choắt ngày nào? Khuôn mặt của Lượm trông vẫn thanh thản làm sao, 

( chết rồi, chút mình viết tiếp nhé.)