K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Tham khảo

Thể hiện qua quan niệm, nhận thức về món nợ công danh của kẻ làm trai. -Nợ công danh: + Quan niệm công danh này xuất phát từ quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo: phải ở giữa cuộc đời này, dốc hết tâm sức để giúp dân, giúp đời. + Xuất phát từ tinh thần của thời đại. =>Hình thành lí tưởng sống của những trang nam nhi trong xã hội đương thời: phải lập công danh (công: sự nghiệp lớn lao, danh: để tiếng thơm của mình lưu truyền muôn đời). Quan niệm này được nhắc đến nhiều lần trong thơ ca xưa nay: Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên Làm trai cho đáng nên trai Phú Xuân đã trải Đồng Nai đã từng Khi chí làm trai không rõ ràng sẽ có những câu ca phê phán Làm trai cho đáng nên trai Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng Chồng người đánh bắc dẹp đông Chồng em ngồi bếp sờ lông con mèo Trong thơ của các nhà thơ trung đại cũng nói đến chí làm trai Chí làm trai Nam Bắc Tây Đông Cho phỉ sức vẫy vùng trong bến bể Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông -Nợ công danh đặt trong hoàn cảnh đương thời, khi Phạm Ngũ Lão viết bài thơ này: Đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, đây là lúc những kẻ làm trai thể hiện chí lớn, để trả món nợ công danh. Món nợ công danh càng bị hối thúc. -> Tự mình phải nhắc nhở mình trả món nợ công danh này: từ bỏ lối sống ích kỉ, xông pha trận mạc để cứu nước, cứu dân. => Món nợ công danh trong nhận thức của Phạm Ngũ Lão vừa mang tư tưởng tích cực của thời đại, vừa mang tinh thần dân tộc. => Chính vì thế nó luôn luôn canh cánh trong cõi lòng Phạm Ngũ Lão 2.2.Nhân cách lớn lao: Thể hiện qua nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão khi nghe chuyện Vũ Hầu - Vũ Hầu: Gia Cát Lượng – vị quân sư nổi tiếng, nhân vật lịch sử lỗi lạc, một bề tôi trung thành giúp Lưu Bị làm nên những chiến công oanh liệt để xây dựng và giữ vững nước Thục. ->Nỗi thẹn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Phạm Ngũ Lão. + Ý chí, nỗ lực muốn theo gương người xưa để lập công danh cho xứng tầm. + Chí lớn mong muốn mình có những chiến công sánh ngang những nhân vật lịch sử lỗi lạc. =>Nỗi thẹn của một nhà nho có nhân cách lớn, cũng là nỗi thẹn của một người dân yêu nước. 3.Chí làm trai trong xã hội hiện nay -Có nhiều thanh niên biết xây dựng lí tưởng sống, mục đích sống, có ước mơ, hoài bão Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội -Bên cạnh đó có những người vẫn sống ý lại, thiếu nghị lực Lấy thêm dẫn chứng ngoài xã hội

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Người có chí anh hùng là người có chí lớn ở bốn phương, tung hoành giữa trời đất, ra sức phò vua giúp nước, giúp đời. Ngoài ra còn phải đem tài năng của mình thi thố với thiên hạ, làm nên công danh sự nghiệp, để lại tấm lòng son trong sử sách.

Vội vàng (Xuân Diệu)2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gianCâu hỏi:1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.3. Đoạn 3: Lời giục giã...
Đọc tiếp

Vội vàng (Xuân Diệu)

2. Đoạn 2: Quan niệm mới mẻ về thời gian

Câu hỏi:

1. Tác giả đã có lấy những tiêu chí gì làm thước đo của thời gian?

2.Hãy tìm những cặp tính từ được sử dụng trong đoạn thơ? Phân tích tác dụng của việc sử dụng các cặp tính từ đó?

3.Tác giả sử dụng từ “nghĩa là” mấy lần? Việc sử dụng như thế có nghĩa như thế nào?

4.Nhận xét về giọng thơ của đoạn 2.

3. Đoạn 3: Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt

Câu hỏi:

1.Tại sao nhân vật trữ tình lại có thái độ sống vội vàng, cuống quýt?

2.Cụm từ “ta muốn ôm” được đặt chính giữa dòng thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện cái tôi cá nhân? Việc chuyển từ đại từ nhân xưng “tôi” sang “ta” có ý nghĩa như thế nào?

3.Tìm những động từ mạnh được sử dụng trong đoạn thơ? Nhận xét về việc sắp xếp các động từ mạnh đó? Phân tích ý nghĩa của sự sắp xếp đó?

4.Chỉ ra và phân tích tác dụng của các dạng thức điệp được sử dụng trong đoạn thơ thứ 3?

5.Xưa nay khi miêu tả mùa xuân, các nhà thơ thường dung từ “xuân xanh”, nhưng trong bài thơ này tác giả Xuân Diệu lại diễn đạt là “xuân hồng”. Hãy phân tích cái hay, cái đẹp của việc dùng từ “xuân hồng”?

6.Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ thứ 3.

TỔNG KẾT:

1.Chỉ ra cái mới trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu?

2.Bài thơ “Vội vàng” có ý nghĩa như thế nào đối với thơ ca đương thời? Có ý nghĩa như thế nào đối với độc giả xưa và nay? Vì sao anh/chị lại khẳng định như vậy?

0
13 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, cha anh ta đã không ngừng gây dựng, dốc sức bảo vệ, thậm chí đánh đổi cả tuổi xanh, tính mạng để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Nối tiếp truyền thống của cha anh, thế hệ trẻ chúng ta không chỉ cần phát huy tinh thần yêu nước đáng quý mà còn cần ý thức được trách nhiệm và vai trò của bản thân trong việc xây dựng, phát triển đất nước.

Tuổi trẻ là khái niệm dùng để chỉ thế hệ thanh, thiếu niên, những người trẻ tuổi, trẻ lòng. Thế hệ tuổi trẻ ngày nay được trang bị đầy đủ kiến thức, đạo đức, ở họ hội tụ đầy đủ lòng nhiệt huyết, khả năng sáng tạo để xây dựng, phát triển đất nước. Đánh giá về vai trò quan trọng, chủ đạo của tuổi trẻ, có ý kiến đã cho rằng "Tuổi trẻ là tương lai của đất nước", là nguồn lực to lớn đưa đất nước Việt Nam vươn ra hội nhập với năm châu.

Ngày nay chúng ta được thừa hưởng nền độc lập, hòa bình do cha anh mang lại, chúng ta được sống trong tự do, hạnh phúc, được học tập và có cơ hội để phát triển, khẳng định bản thân. Vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức phát triển bản thân, biết cống hiến đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của bản thân để hát triển đất nước, chống lại kẻ thù và thế lực phản động.

Tuổi trẻ mang trong mình sức trẻ, sức sáng tạo dồi dào, vì vậy đây chính là nguồn lực chính trong quá trình phát triển đất nước. Tuổi trẻ mang bên mình những khát vọng, lí tưởng cao đẹp, dám xông pha, đối đầu với những khó khăn để hoàn thành những mục tiêu đặt ra. Bằng nguồn năng lượng tích cực, lòng nhiệt huyết sục sôi, những người trẻ tuổi sẵn sàng làm việc, cống hiến để phát triển, làm rạng danh đất nước. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến nhà Toán học Ngô Bảo Châu, người Việt Nam đầu tiên giành giải Fields cao quý, người đưa tên tuổi của Việt Nam đến với nền toán học của thế giới. Trở về với lịch sử chúng ta có người thanh niên Nguyễn Tất Thành, người ra đi cứu nước với hai bàn tay trắng và tình yêu nước sục sôi, người thanh niên ấy không chỉ tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình mà còn thắp lên phong trào đấu tranh ở rất nhiều nước thuộc địa bị áp bức khác.

Tuổi trẻ còn là nguồn động lực phát triển to lớn của xã hội, họ là thế hệ tương lai, những người kế thừa thành tựu từ thế hệ đi trước để xây dựng và phát triển đất nước trong tương lai. Có thể nói rằng chính sức trẻ, nguồn năng lượng tích cực mà thế hệ trẻ là nguồn tài nguyên sống vô giá cho sự phát triển, hưng thịnh của một đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ, Đảng và nhà nước ta đã rất sáng suốt khi coi "Giáo dục là quốc sách", quan tâm và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được học tập, phát triển. Không chỉ đầu tư, tạo điều kiện để thanh, thiếu niên Việt Nam được học tập trong nước, Đảng và nhà nước còn hỗ trợ cho hàng chục nghìn sinh viên mỗi năm được sang nước ngoài để học tập sự tiến bộ của các nước phát triển như: Mỹ, Nga, Anh,... Do đó thế hệ trẻ ngày nay không chỉ có trí tuệ, sáng tạo mà còn có sự nhanh nhạy, thích nghi nhanh với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới.

 

Để phát huy được hết khả năng, vai trò của tuổi trẻ, trước hết mỗi học sinh chúng ta cần ý thức được trách nhiệm của bản thân với đất nước. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chăm chỉ học hành, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức. Chúng ta cũng có thể bộc lộ tình yêu nước bằng những hành động cụ thể, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học và tham gia vào các phong trào, hoạt động của nhà trường. Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cũng cần có những chính sách ưu tiên cho giáo dục để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập và phát triển của thế hệ trẻ. Nhà trường cần phối hợp với gia đình để đẩy mạnh công tác giáo dục, giúp học sinh phát triển hoàn thiện cả về tài và đức.

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức xây dựng, phát triển đất nước. Hãy cố gắng hết sức mình để đóng góp một phần sức lực nhỏ bé để làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh hơn, như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta từng kì vọng "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em".

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.