K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2022

Tham khảo nhé :

* Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

+ Số lượng NST của một số loài

Người            2n= 46; n=23

Tinh tinh        2n=48;  n= 24

Gà                 2n=78;  n= 39

Đậu Hà Lan    2n=14;  n=7

Ngô               2n=20;  n=10

+ Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

* Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.

 


 

2 tháng 1 2022

check ib minhf ak

 

10 tháng 4 2017

Số lượng NST của một số loài

Người 2n= 46; n=23

Tinh tinh 2n=48; n= 24

Gà 2n=78; n= 39

Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

Ngô 2n=20; n=10

Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là lưỡng bội, kí hiệu 2n NST. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa mỗi NST của cặp tương đồng được gọi là đơn bội, kí hiệu n NST.


10 tháng 4 2017

Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có chứa phân tử ADN mạch kép có chiều ngang 2nm (hình 5A). Phân tử ADN quấn quanh khối cầu prôtêin tạo nên các nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm có lõi là 8 phân tử histôn và được một đoạn ADN dài, chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 1.3/4 vòng. Giữa hai nuclêôxôm liên tiếp là một đoạn ADN và một phân tử prôtêin histôn. Chuỗi nuclêôxôn tạo thành sợi cơ bản có đường kính 11 nm. Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc hai tạo thành sợi nhiễm sắc có đường kính khoảng 30 nm. Sợi nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có đường kính khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắn tiếp của sợi 300nm thành crômatit có đường kính khoảng 700 nm.

Nhiễm sắc thể tại kì giữa ở trạng thái kép gồm 2 crômatit. Vì vậy, chiều ngang của mỗi nhiễm sắc thể có thể đạt tới 1400nm.

Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.


13 tháng 1 2022

Lưỡng bội 2n=78 => Đơn bội n=39

 

13 tháng 1 2022

Gọi số tế bào sinh tinh là x, số tế bào sinh trứng là y ta có \(x+y=66\left(x,y\text{∈ }N\right)\)

Số NST trong các tinh trùng nhiều hơn các trứng là 9906 → 4×39x - 39y = 9906 (2)

Từ (1)(2) ta có hệ phương trình:  \(\left\{{}\begin{matrix}x+y=66\\4\times39x-39y=9906\end{matrix}\right.\leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=64\\y=2\end{matrix}\right.\)

Từ 1 tế bào mầm sinh dục đực cần nguyên phân 6 lần để tạo ra  \(2^6=64\) tế bào sinh tinh

Từ 1 tế bào mầm sinh dục cái cần nguyên phân 1 lần để tạo ra  \(2^1=2\) tế bào sinh tinh

 

 
20 tháng 6 2018

Chọn B.

Số nhóm gen liên kết chính bằng bộ đơn bội của loài.

Loài A có 38 NST, loài B lưỡng bội có 22 NST, sau khi lai hai loài với nhau rồi đa bội hóa thu được đời con có 60 NST (30 nhóm gen liên kết).

31 tháng 3 2021

a.

Số lượng NST giới tính = 1/23 . 920 = 40 NST

=> Có 20 cặp NST giới tính

=> Có 20 hợp tử

=> 2n = 920 : 20 46

b.

Tổng số hợp tử là 20

Gọi a là số hợp tử XX, b là số hợp tử XY

Số NST giới tính X: a + 2b

Số NST giới tính Y: a

Ta có: a + b = 20

          a = 1/7 (a + 2b)

=> a = 5, b = 15

c.

Số NST trong 1 tế bào là 705 : (24 - 1) = 47

Do số NST X gấp đôi Y nên bộ NST giới tính của hợp tử là XXY -> 44A + XXY

- Cơ chế tạo thành: cặp NST giới tính của bố hoặc mẹ không phân ly tạo ra 2 giao tử, 1 loại giao tử mang 2 NST của cặp, 1 loại không mang NST của cặp. 

XX + Y -> XXY

X + XY -> XXY

 

2 tháng 10 2016

Gọi số lần nguyên phân của 2 tb là a,b 

Ta có 2^a=n

2^b*2n=8*2n=> 2^b=8=> b=3

Theo đề 2^a*2n + 2^b*2n= 768(1)

=> 2n2+ 16n=768 => n=16=> 2n=32

b) b=3 thay vào (1) => a=4

2 tháng 10 2016

a) Kì giữa ở mỗi tb đếm đc 44 nst kép=> 2n= 44

b) Gọi số đợt np của 2 hợp tử là a 3a

Ta có (2^a-1)*44 + (2^3a-1)*44=2904

=> a= 2 => tb 1 2 lần tb2 6 lần

c) Số nst mới htoan (2^2-2)*44 + (2^6-2)*44=2816 nst

d) phần này chị ko biết. nhưng hình như số loại giao tử là 2^22

1 tháng 8 2017

 - Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định.

      + Số lượng NST của một số loài:

          Người 2n=46; n=23

          Tinh tinh 2n=48; n=24

          Gà 2n=78; n=39

          Đậu Hà Lan 2n=14; n=7

          Ngô 2n=20; n=10

      + Hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que và chữ V

   - Phân biệt bộ NST đơn bội và bộ NST lưỡng bội:

      + Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành từng cặp tương đồng, 1 NST có nguồn gốc từ bố, 1 NST có nguồn gố từ mẹ. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n NST.

      + Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST.

22 tháng 10 2021

a) 2n = 46 nst

n = 23 nst

b) Kì đầu : 2n = 8 (kép)

   Kì giữa : 2n = 8 (kép)

   Kì sau : 4n = 16 (đơn)

  Kì cuối : 2n = 8 (đơn)

30 tháng 5 2017

Đáp án B

Xét từng ý ta có:

Ý 1: Do trong tế bào chứa 2 bộ NST của 2 loài nên không thể gọi là 2n = 44 do không có sự tương đồng về tất cả các cặp NST, ta chỉ có thể viết là 2nA + 2nB = 44 Þ SAI.

Ý 2: Do trong tế bào lai có bộ NST của cả 2 loài nên sẽ biểu hiện KH của cả 2 loài Þ mang đặc điểm của cả 2 loài Þ ĐÚNG.

Ý 3: Tế bào lai trên khi chưa đa bội hóa đã có 44 NST, do đó nếu đa bội hóa sẽ chứa 88 NST Þ SAI.

Ý 4: Do tế bào lai này nếu phát triển thành cá thể thì sau đó sẽ có khả năng sinh sản hữu tính cũng như vô tính bình thường nhưng khi lai trở lại sẽ gây bất thụ Þ có khả năng hình thành loài mới Þ ĐÚNG.

Vậy chỉ có 2 ý đúng.

Theo bài ta có : \(4.2n=64\) \(\rightarrow\)\(2n=16\)