K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2021

 mumbai muntanvaf se rapundi?

17 tháng 11 2021

– Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm giữa ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap, phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

– Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:

  + Phía Bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bác – đông nam dài gần 2600km, bề rộng trung bình từ 320 – 400 km.

  + Nằm giữa: đồng bằng Ấn – Hằng rộng bằng phẳng, chạy từ bở biển A-rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.

  + Phía nam: sơn nguyên Đê- can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 10 2023

- Nhận xét lượng chảy của dòng nước mưa: Lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng nhỏ hơn rất nhiều so với lượng nước chảy ở đồi trọc.

- Giải thích về sự khác nhau về lượng chảy của dòng nước mưa: Ở nơi có rừng, nhờ có sức cản của tán cây đã cản bớt sức nước chảy nên lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ giảm. Ngược lại, ở đồi trọc, do không có tán cây cản sức nước nên nước mưa rơi thẳng xuống khiến lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất sẽ nhanh và mạnh.

- Lượng chảy của dòng nước mưa lớn sẽ rửa trôi đất màu, làm đất bị xói mòn; và cũng do nước chảy nhanh và mạnh nên đất không kịp ngấm nước (khả năng giữ nước của đất giảm).

- Đất có cây sẽ được tầng thảm mục và rễ cây giữ nước, đồi trọc sẽ không có khả năng giữ nước.

→ Đất trên đồi, núi trọc sẽ dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn.

10 tháng 1 2022

Sự phân hố lượng mưa ở khu vực Nam Á không đều:

Nơi mưa nhiều nhất: sườn đông nam Hi-ma-lay-a, vùng châu thổ sông Hằng và ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ, đặc biệt ở Se-ra-pun-di – vùng Đông Bắc Ấn Độ có lượng mưa từ 11000 – 12000 mm/năm.Những vùng mưa ít: vùng nội địa thuộc sơn nguyên Đê-can, vùng Tây Bắc bán đảo Ấn Độ, vùng hạ lưu sông Ấn.
18 tháng 10 2021

Tham khảo :

1. 

- Châu Á có nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ bậc nhất thế giới , tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm lục địa .

- Hướng núi chính là Đông – Tây và Bắc – Nam.

- Châu Á có nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố ở rìa lục địa .

- Có nhiều núi , sơn nguyên , đồng bằng nằm xen kẽ nhau , làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp .

2. 

- Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của địa hình .

+ Dãy núi Hi-ma-lay-a đồ sộ kéo dài , ngăn cản gió mùa tây nam từ biển thổi vào , mưa trút hết ở sườn nam , lượng mưa trung bình 2000 – 3000mm/năm . Trong khi phía bên kia , trên sơn nguyên Tây Tạng khí hậu rất khô hạn , lượng mưa trung bình dưới l00 mm/năm .

+ Miền đồng bằng Ấn – Hằng nằm giữa khu vực núi Hi-ma-lay-a và sơn nguyên Đê-can , như một hành lang hứng gió tây nam từ biển thổi vào qua đồng bằng châu thổ sông Hằng , gặp núi gió chuyển theo hướng tây bắc , mưa tiếp tục đổ xuống vùng đồng bằng ven chân núi , nhưng lượng mưa ngày càng kém đi . Chính vì vậy , ở Se-ra-pun-di có lượng mưa rất cao ( 11000 mm/năm ) , trong khi đó lượng mưa ( ở Mun-tan chỉ có 183 mm/năm ) .

+ Dãy núi Gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên vùng ven biển phía tây của bán đảo Ấn Độ có lượng mưa lớn hơn nhiều so với sơn nguyên Đê-can .

3. Nguyên nhân dẫn đến gia tăng dân số châu Á :

- Sự tiến bộ về ý tế , chất lượng cuộc sống được nâng cao dẫn đến tỉ lệ tử giảm , tỉ lệ sinh cao .

- Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao .

- Một số quốc gia chưa thực hiện tốt chính sách về dân số .

- Người dân châu Á có tư tưởng gia đình đông con

18 tháng 10 2021

cảm ơn bạn 

 

7 tháng 11 2023

Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên các lục địa không đều:

- Những khu vực có lượng mưa nhiều: Đông Nam Bắc Mỹ, Trung Mỹ, phía bắc và phía đông Nam Mỹ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á,…

=> Nguyên nhân: có vị trí địa lí giáp biển hoặc gần biển, có dòng biển nóng chảy qua.

- Những khu vực có lượng mưa ít: phía tây Bắc Mỹ, phía tây nam Nam Mỹ, Bắc và Nam Phi, nội địa châu Á, nội địa Ô-xtrây-li-a,…

=> Nguyên nhân: nằm sâu trong nội địa hoặc có dòng biển lạnh chảy qua.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều.

- Hệ quả của cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

Đất nước bị chia cắt.Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.