K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*Mọi người giúp mình với, mình cảm ơn ạ* Phân tích cảnh cho chữ trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy...
Đọc tiếp

*Mọi người giúp mình với, mình cảm ơn ạ* Phân tích cảnh cho chữ trong truyện "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân qua đoạn trích. Từ đó nhận xét về ý nghĩa nhân văn và giá trị nghệ thuật của đoạn trích: Ðêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, họ dụi mắt lia lịa. Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: " Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ".

0
22 tháng 9 2017

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

    + Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

9 tháng 11 2019

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: bằng bút pháp lý tưởng hóa

- Cảnh cho chữ trong tác phẩm có nghệ thuật tương phản làm nổi bật cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách với hoàn cảnh

+ Thủ pháp đối lập cảnh tượng hiện lên đầy đủ vẻ uy nghi, rực rỡ của nó

- Ngôn ngữ: giàu chất tạo hình, biểu cảm, gợi được không khí thời đại (cổ kính, thiêng liêng…)

3 tháng 1 2019

- Phản ánh đúng quy luật: có sự áp bức, bóc lột tất yếu sẽ có đấu tranh.

- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh đấu tranh tiềm tàng của người nông dân.

- Hành động phản kháng là tự phát, khơi màn cho những sự trỗi dậy đấu tranh sau đó.

- Chỉ bằng bạo lực, đấu tranh mới giải quyết được sự đàn áp, gông cùm của chế độ nửa phong kiến thực dân.

11 tháng 10 2021

đổi avata rồi người ta trả lời

12 tháng 7 2019

- Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân một phần đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.

- Sự tàn nhẫn của con người lên tới đỉnh điểm: dù gia đình chị Dậu đã đau lòng, dứt ruột bán cả con, cả chó để đủ một suất sưu thì bọn cường quyền vẫn không buông tha. Khi không đủ tiền nộp suất sưu của người em chú, chúng đã trói và đánh anh Dậu cho thập tử nhất sinh.

- Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh cho ý kiến trên.

28 tháng 8 2016
  • Sự biến đổi của mạch thơ 
    • Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi: "Ngày xuân con én... ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
    • Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: "Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa". 
  • Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai:
    • Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. 
    • Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
    • Liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".
  • Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân.