K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn có khâm phục người phụ nữ này ko? Joan Clarke - người phụ nữ đã góp công rất lớn trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng gần như chìm vào quên lãng trong lịch sử. Trong lịch sử của nhân loại đã từng ghi nhận không ít các vĩ nhân đến từ nửa kia của thế giới. Đó là những Marie Curie, Maria Mitchell, Jane Goodall... - những người đã có đóng góp cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của...
Đọc tiếp

Bạn có khâm phục người phụ nữ này ko? Joan Clarke - người phụ nữ đã góp công rất lớn trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhưng gần như chìm vào quên lãng trong lịch sử.

 

Trong lịch sử của nhân loại đã từng ghi nhận không ít các vĩ nhân đến từ nửa kia của thế giới. Đó là những Marie Curie, Maria Mitchell, Jane Goodall... - những người đã có đóng góp cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của toàn nhân loại. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những nữ học giả dù đóng góp của họ là không thể chối cãi nhưng lại không được ghi nhận. 

Đó chính là trường hợp của Joan Clarke - người phụ nữ đã góp công cứu sống hàng triệu người bằng cách kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng để rồi bị lịch sử lãng quên.

Tài năng xuất chúng, nhưng là nạn nhân của nạn phân biệt giới tính

Joan Elisabeth Lowther Murray (Joan Clarke) sinh vào năm 1917 tại vùng West Norwood, thành phố London (Anh). 

Ngay từ nhỏ, Clarke đã thể hiện mình là một tài năng xuất chúng, với cái đầu nhanh nhạy một cách thiên bẩm và sự nổi trội trong lĩnh vực tính toán.

 

Trong lịch sử của nhân loại đã từng ghi nhận không ít các vĩ nhân đến từ nửa kia của thế giới. Đó là những Marie Curie, Maria Mitchell, Jane Goodall... - những người đã có đóng góp cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của toàn nhân loại. 

 

Nhưng bên cạnh đó, cũng có những nữ học giả dù đóng góp của họ là không thể chối cãi nhưng lại không được ghi nhận. 

Đó chính là trường hợp của Joan Clarke - người phụ nữ đã góp công cứu sống hàng triệu người bằng cách kết thúc sớm Chiến tranh thế giới thứ II, nhưng để rồi bị lịch sử lãng quên.

Tài năng xuất chúng, nhưng là nạn nhân của nạn phân biệt giới tính

Joan Elisabeth Lowther Murray (Joan Clarke) sinh vào năm 1917 tại vùng West Norwood, thành phố London (Anh). 

Ngay từ nhỏ, Clarke đã thể hiện mình là một tài năng xuất chúng, với cái đầu nhanh nhạy một cách thiên bẩm và sự nổi trội trong lĩnh vực tính toán.

 

Chính vì thế, sau thời gian theo học tại Trung học Dulwich dành cho nữ sinh, Clarke đã giành được học bổng vào thẳng Newnham College - trực thuộc ĐH Cambridge danh tiếng thế giới. Tại đây, cô đã xuất sắc tốt nghiệp chuyên ngành toán học với hai bằng loại xuất sắc.

Tuy nhiên, cần biết rằng vào nửa đầu thế kỷ XX, xã hội Anh Quốc vẫn ngập tràn những định kiến và tư tưởng phân biệt đối xử với nữ giới, và rất tiếc Clarke cũng không phải ngoại lệ. Bà đã không được phép tiếp tục học cao hơn, do trường Cambridge vào thời điểm đó chỉ cho phép nam giới được theo học.

Đến năm 1939, Clarke được nhận vào làm việc tại Công viên Bletchley - một trung tâm giải mật mã trực thuộc chính phủ Anh. Cũng giống như mọi phụ nữ khác vào thời điểm này, Clarke chỉ được làm công tác nhận tin điện báo với một mức lương rẻ mạt. 

Nhưng rồi chỉ sau vài ngày, sự xuất sắc về nghiệp vụ giải mật mã đã đưa Clarke trở thành một thành viên cốt cán trong Hut 8 - nhóm chịu trách nhiệm giải mã các tin điện báo của hải quân Đức, và được làm việc bên cạnh Alan Turing - nhà toán học, logic học và mật mã học xuất chúng thời bấy giờ.

người phụ nữ bị lịch sử quên lãng

Theo các chuyên gia, cỗ máy Turin chế tạo đã góp phần kết liễu số phận quân đội Phát xít Đức sớm hơn 2 năm so với dự kiến. Lịch sử cho biết trong vòng 6 năm từ 1939 - 1945, Chiến tranh thế giới thứ II đã cướp đi sinh mạng của hơn 60 triệu người. Điều này đủ để thấy phát minh của Turin quan trọng đến mức nào.

Tuy nhiên trong khi Alan Turin sau này được lịch sử ca ngợi như một người hùng chiến tranh, thì Joan Clarke - người bạn đồng hành tri kỷ của ông, người có đóng góp không nhỏ trong việc giải mã Enigma thì không được như vậy. Là một thành viên lâu năm nhất của Hut 8, những gì lịch sử nhắc đến Clarke chỉ là"một nhân viên mang tên Joan Clarke từng hứa hôn với Alan Turin, nhưng cả hai thống nhất hủy hôn sau đó".

Người phụ nữ bị lịch sử lãng quên dù cứu mạng hàng triệu người trên thế giới - Ảnh 8.

Joan Clarke làm việc bên cỗ máy bombe của Alan Turin

Hơn nữa, những bí mật xung quanh Công viên Bletchley hiện vẫn chưa được công bố, do đó những đóng góp của Clarke vẫn đang nằm trong vòng bí ẩn. Thậm chí cái tên Clarke cũng hiếm khi được lịch sử nhắc đến trong dự án Enigma.

Tuy nhiên, trong mắt các đồng nghiệp, Clarke có một vị thế không thua gì nam giới, ngay cả trong thời điểm xã hội coi "trí tuệ của phụ nữ là vô giá trị" - Michael Smith viết trong một cuốn sách của ông.

Người phụ nữ bị lịch sử lãng quên dù cứu mạng hàng triệu người trên thế giới - Ảnh 9.

Những phụ nữ có đóng góp thầm lặng trong Chiến tranh thế giới thứ 2

Và không chỉ có Clarke! 75% - 90% nhân viên của Bletchley là phụ nữ. Vẫn còn đó những Margaret Rock, Mavis Lever, Ruth Briggs... với đóng góp không hề nhỏ, nhưng gần như không được ai nhớ đến.

Theo như Kerry Howard - nhà khoa học nghiên cứu về nữ giải mã viên trong chiến tranh: "Họ là những người có trình độ cao nhất tại Bletchley, và họ xứng đáng có một chỗ đứng trong lịch sử

5

Dài dữ ! @@@

10 tháng 3 2016

Sao mà cậu biết nhiều thế

Vấn đề chiến tranh của lịch sử là một trong những vấn đề rất nhạy cảm. Bởi đây chính là tác nhân dẫn tới rất hiệu những điều tồi tệ xảy ra với con người. 

Trong tương lai, em mong muốn sẽ là một thế giới hòa bình và ko có chiến tranh

13 tháng 1 2022

Tham khảo

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, gây nên cái chết của 70 đến 85 triệu người, với số lượng dân thường tử vong nhiều hơn quân nhân. Hàng chục triệu người đã phải bỏ mạng trong các vụ thảm sát, diệt chủng (trong đó có Holocaust), chết vì thiếu lương thực hay vì bệnh tật.

13 tháng 1 2022

CÓ VŨ KHÍ HÓA HỌC

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa...
Đọc tiếp

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"

Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Từ đa nghĩa " trắng, tròn" và cụm từ "thân em" đã làm nổi bật vẻ đẹp và tâm hồn ng phụ nữ. Tưởng ng phụ nữ có vẻ đẹp về thể chất lẫn tâm hồn thì se xdk hạnh phúc. Nhưng ko hề! Số phận, cuộc đời của họ rất bất hạnh. Cuộc đời thì lận đận, bấp bênh, chìm nổi: Bảy nổi ba chìm với nước non. Số phận của họ bị phụ thuộc , ko tự quyết định được cuộc đời của mình: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Từ trái nghĩa, thành ngữ đã nhấn mạnh cuộc đời, số phận bất hạnh, lận đạn của họ. Cặp quan hệ từ" mặc dầu...mà...." biệu thị sự đối lập dù ng phụ nữ bị phụ thuộc , bất hạnh nhưng họ vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung. Trong bài thơ, t/g viết về ng phụ nữ có nHiều vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp thì t/g ngợi ca , trân trọng, đồng thời còn bày tỏ cảm thông cuộc đời bất hạnh của họ và còn lên án xã hội cũ bất công. Vì thế người phụ nữ trong thơ vừa có bản lĩnh vừa có cá tính.    
2
23 tháng 10 2016

từ chỗ trong bài thơ tác giả viết về.........có nhiều vẻ đẹp. bạn thay từ chỗ đó nhé, tớ thấy k hợp lí

26 tháng 10 2017

Bài đầy đủ các yếu tố chính cần phải viết. Hay quá!!!hahahihi

15 tháng 1 2022

Tham Khảo

Câu 1 

Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ: "trắng" là màu sắc của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son". Sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thành "bảy nổi ba chìm", từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến.

Câu 2 
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu

15 tháng 1 2022

Cảm ơn bạn nha ^ ^

2 tháng 2 2018

Đáp án A
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…

22 tháng 10 2019

Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…

Đáp án cần chọn là: A

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh. Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Cụ thể là:

+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

♦ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn đến những tác động sâu sắc đối với tình hình thế giới. Cụ thể là:

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung và Ốt-tô-man, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Hậu quả:

-Có hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

-Rất nhiều nhà cửa, làng mạc bị phá hủy

-Các nước Châu Âu dù thắng hay thua trận đều nợ Mỹ một khoản tiền khổng lồ vì đã mua vũ khí

Tác động:

-Trong thời gian diễn ra chiến tranh, CMT10 Nga thành công dẫn tới sự thay đổi lớn trên bản đồ chính trị thế giới

-Hiệp ước Vecxai-Washington đã thiết lập ra một trật tự thế giới mới nhưng ko giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau. Hậu quả là sau đó xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 còn nặng nề hơn

22 tháng 12 2017

Đáp án là D