K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2021

a, đi tuần        b,Đêm đêm,/chú bộ đội /đi tuần

                               TN            CN            VN

Bố tôiTôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào...
Đọc tiếp

Bố tôi

Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi.

 

Bao giờ cũng vậy, ông mặc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần. Ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rồi ép vào khuôn mặt đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi.

Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi: “Con mình vừa gửi thư về”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen: “Con mình viết chữ đẹp quá! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhờ ai đó ở bưu điện đọc giùm?”. Ông nói:“Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt…

Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

Câu 1. Đọc câu văn sau: Như mọi lần, bố tôi luôn bảo: “Chuyện bố con tôi chẳng lẽ để cho người ta đọc vanh vách lên? Nó là con tôi, nó viết gì tôi biết cả.”. Theo em, người bố biết những điều gì trong bức thư của con mình? Vì sao em suy luận được như vậy?

Câu 2. Trong câu chuyện, bố mẹ của nhân vật “tôi” khi nhận thư con đều không biết con viết gì nhưng họ vẫn rất hạnh phúc. Vì sao lại như vậy? Em hãy lí giải điều đó.

Câu 3. Câu văn sau cho em hiểu điều gì trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật “tôi” đối với người bố của mình: “Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời.”?

Câu 4. Em có nhận xét gì về cách dùng từ “lặng lẽ” trong hai câu văn sau: Lặng lẽ vụng về, ông mỡ lá thư, xem từng con chữ, chạm tay vào nó, ép nó vào khuôn mặt đầy râu. Rồi cũng lặng lẽ như lúc mở ra, ông gấp nó lại, nhét vào bao thư, mim cười rồi đi về núi

1
17 tháng 10 2023

Câu 1: Trong bức thư của con, người bố biết những điều con viết vì bố đã đọc và hiểu được nội dung của bức thư. Bố tôi biết những điều trong bức thư của con vì ông luôn đến bưu điện để nhận và đọc các lá thư con gửi về.

Câu 2: Bố mẹ của nhân vật "tôi" không biết con viết gì trong thư nhưng vẫn hạnh phúc vì họ thấy con quan tâm và gửi thư về cho mình. Dù không hiểu nội dung thư, bố mẹ vẫn cảm nhận được tình cảm và sự chăm sóc của con. Điều đó là đủ để làm họ hạnh phúc và tự hào về con.

Câu 3: Câu văn "Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết chắc chắn rằng bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả cuộc đời" cho thấy tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn của nhân vật "tôi" đối với người bố đã mất. Dù không còn sống vật thể, nhưng người bố vẫn luôn hiện diện trong tâm trí và trái tim của nhân vật "tôi", trở thành nguồn động viên và sự thúc đẩy trong cuộc sống.

Câu 4: Từ "lặng lẽ" được sử dụng để mô tả hành động của người bố khi đọc và xem những lá thư con gửi. Nó tạo ra một hình ảnh yên tĩnh và trầm lặng, tạo sự tĩnh lặng và sự chăm chỉ của người bố. Từ này cũng tạo nên một hiệu ứng tĩnh mịch và tôn trọng, nhấn mạnh sự quan tâm và sự trân trọng của người bố đối với những lá thư con gửi.

Bố tôi Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mộc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần, ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rổi ép vào khuôn một đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào...
Đọc tiếp
Bố tôi Tôi đi học dưới đồng bằng. Còn bố tôi, từ nơi núi đồi hiểm trở, ông luôn dõi theo tôi. Bao giờ cũng vậy, ông mộc chiếc áo kẻ ô phẳng phiu nhất, xuống núi vào cuối mỗi tuần, ông rẽ vào bưu điện để nhận những lá thư tôi gửi. Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rổi ép vào khuôn một đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư. Ông ngồi trầm ngâm một lúc, khẽ mỉm cười rồi đi về núi. Về đến nhà, ông nói với mẹ tôi : “Con mình vừa gửi thư về.”. Ông trao thư cho bà. Bà lại cẩn thận mở nó ra, khen : “Con mình viết chữ đẹp quá ! Những chữ tròn, thật tròn, những cái móc thật bén. Chỉ tiếc rằng không biết nó viết gì. Sao ông không nhò ai đó ở bưu điện đọc giùm ?”. Như mọi lần, bố tôi bảo: "Chuyện bố con tôi chẳng lẽ để cho người ta đọc vanh vách lên? Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả.”. Rồi ông lấy lại thư, xếp vào trong tủ cùng với những lá thư trước, những lá thư được bóc ra nhìn ngắm, chạm mặt rồi cất vào, không thiếu một lá, ngay cả những lá đầu tiên nét chữ còn non nớt… Hôm nay là ngày đáu tiên tôi bước chân vào trường đại học. Một ngày khai trường đầu tiên không có bố. Bố tôi đã mốt. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

Trả lời câu hỏi:

câu 1: đọc câu văn sau: Như mọi lần, bố tôi bảo: "Chuyện bố con tôi chẳng lẽ để cho người ta đọc vanh vách lên? Nó là con tôi, nó viết gì tôi đều biết cả.”

Theo em, người bố biết những điều gi trong bức thư của con mình? Vì sao em suy luận như vậy?

Câu 2: Trong câu chuyện, bố mẹ của nhân vật tôi khi nhận được thư con đều không biết con viết gì nhưng họ vẫn hạnh phúc. Em hãy lí giải điều đó.

câu 3: câu văn sua cho em hiểu điều gì trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật tôi đối với bố mình: Bố tôi đã mất. Nhưng tôi biết bố sẽ đi cùng tôi trên những con đường mà tôi sẽ đi, suốt cả hành trình cuộc đời.

caau 4: em có nhân xét gì về cách dùng từ "lặng lẽ" trong 2 câu văn sau: Lặng lẽ, ông vụng về mở nó ra. Ông xem từng con chữ, lấy tay chạm vào nó, rổi ép vào khuôn một đầy râu của ông. Rồi lặng lẽ như lúc mở ra, ông xếp nó lại, nhét vào bao thư rồi đi về núi.

Viết 

em hãy phân tích đặc điểm nhân vật người bố trong văn bản "Bố tôi"

1
14 tháng 4 2023

CÁC BẠN ƠI GIÚP MIK VỚI MÌNH CẦN GẤP

 

Cho đoạn văn sau: “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.” (Nguyên Hồng, Những ngày thơ...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến... Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà. Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.”

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ?

A. Mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa

B. Vì trước Cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thị dân tư sản thời Pháp thuộc gọi mẹ là mợ

C. Dùng mẹ vì đó là lời kể của tác giả với đối tượng là độc giả, dùng mợ vì đó là lời đáp của chú bé Hồng khi đối thoại với người cô, giữa họ cùng một tầng lớp xã hội.

D. Cả A, B, C là đúng.

1
9 tháng 2 2017

Chọn đáp án: D

8 tháng 3 2022

cảm ơn anh 

8 tháng 3 2022

CLB Radio | Happy women's day 8.3.2022 | Cuộc thi LÁ THƯ TÔI MUỐN GỬI - YouTube

https://www.youtube.com/watch?v=zr_WJbJmqLU

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏia) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.(Nguyên...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

b)

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

1
2 tháng 3 2018

a, Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b, Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.