K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2021

Ăn ở có nhân, mười phần chẳng khó

    17 tháng 12 2021

    Chia ngọt sẻ bùi.

    k mình nhé!

    17 tháng 12 2021

    Lá lành đùm lá rách nha. Nhớ tick mik nha

     

     

    17 tháng 12 2021

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

     

    Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    20 tháng 9 2019

    ở hiền gặp lành

    ai làm người nấy chịu

    11 tháng 4

    ở hiền gặp lành

    Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn

    20 tháng 1 2019

    thanks nha 

    18 tháng 4 2021

    Em tham khảo nhé !

    Như chúng ta cũng đã biết , học tập là con đường vô cùng gian nan và vất vả. Nếu chúng ta không cố gắng học tập thì chúng ta sẽ mãi bị tụt lùi lại phía sau. Chính vì vậy , để mở rộng và tăng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân thì chúng ta phải đi nhiều nơi , khám phá nhiều điều. Để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học , nhân dân ta có câu : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

    Để hiểu hết ý nghĩa câu tục ngữ , trước tiên chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của từng từ trong câu. Đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội. Còn "Sàng khôn " là nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ . Như vậy, câu tục ngữ mượn hình ảnh ngôn từ đã mang đến cho chúng ta bài học vô cùng sâu sắc về tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học.

     Cuộc đời rộng lớn , kiến thức của con người là vô cùng, vô tận. Những hiểu biết của chúng ta kì thực rất hạn hẹp so với thế giới rộng lớn ngoài kia.Hiểu được điều này, mỗi chúng ta phải không ngừng học hỏi và đi đến nhiều nơi , nhiều vùng đất mới để mở mang kiến thức và khai thông đầu óc của mình.

    Con người cần đi đến nhiều nơi , học hỏi nhiều điều từ cuộc sống. Mỗi vùng đất mà chúng ta đi qua đều để lại cho chúng ta những bài học quý giá. Có đi nhiều nơi thì ta mới tiếp xúc được với nhiều người , biết được những phong tục và văn hóa của những vùng đất khác nhau.Nhờ vậy , tri thức của con người được mở mang, tầm nhìn của con người được mở rộng.

    Thật đau khổ và bất hạnh cho những ai chỉ biết giam chân mình trong bốn bức tường nhỏ bé. Ta không đi ra ngoài làm sao biết thế giới ngoài kia rộng lớn và khôn cùng. Với những người chỉ có học vẹt, học tủ,… bên trang sách thì sẽ mãi mãi có tầm nhìn hạn hẹp, thiếu thực tế cuộc sống.Không có định hướng trong học tập, không biết học để làm gì thì mãi mãi ta chỉ là những con người nông cạn , thụt lùi trước cuộc sống. Chính vì thế ta cần loại bỏ những suy nghĩ sai lầm này , cần đi đây , đi đó nhiều hơn để mở mang vốn hiểu biết của mình.

    Có thể nói , câu tục ngữ trên là vô cùng chính xác. Không một quyển sách nào có thể chứa cả thế giời, bách khoa toàn thư cũng chỉ là ước lệ mà con người đặt ra. Vì thế, hãy đi, để khám phá thế giới trong cái tận cùng mênh mông diệu kì của nó, hãy để đôi chân được di chuyển thật nhiều, hãy đến nhiều trạm xe, qua nhiều chuyến tàu để khám phá cuộc sống. Có như vậy ta mới có thể mở mang đầu óc và hiểu biết nhiều hơn , phong phú hơn về cuộc sống. 

    Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

    Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

     

    Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau.

    Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

    Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống.

    1) - Từ đồng nghĩa vs :

    + mệt nhọc là : ốm đau 

    + cao : chỉ chiều cao của 1 vật lớn là vĩ đại 

    - từ trái nghĩa với :

    + mệt nhọc là khỏe mạnh

    + cao là thấp 

    2) tục ngữ ; ăn chọn nơi ,chơi chọn bạn

    nghĩa là : người khôn ngoan học ăn cũng phải chọn nơ thuận lợi mà ăn , và họ cx tìm  những người bạn tốt để chơi 

    9 tháng 12 2017

    Thanks bạn Mười quan e chẳng tiếc chỉ tiếc người là người có duyên nhé! Thanks you very much!

    31 tháng 7 2021

          Tấm lòng yêu thương là một truyền thống quý báu của dân toocjj ta từ xưa đến nay, truyền thống ấy đã đc ông cha ta gửi gắm qua câu tục ngữ thg ng như thể thg thân."Thương người như thể thương thân" nhắc nhở chúng ta phải bt yêu thg mọi ng như thg chính bản thân mk. Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình.Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt.

    11 tháng 5 2021

    Trẻ lên ba cả nhà học noi.

    Yêu trẻ, trẻ đến nhà.

    Trẻ cậy cha, già cậy con.

    Mik chỉ biết thế thôi ! Học tốt !

    1.Trẻ em như búp trên cành.

    2.Trẻ em hôm nay,thế giới ngày mai.

    23 tháng 3 2020

    Góp gió thành bão.

    Chung lưng đấu cật.

    Khi đói chung một dạ, khi chết chung một lòng.

    Câu 1 bạn tự làm nha, đó là khả năng của bạn mà

    23 tháng 3 2020

    Cái câu đầu là bạn tự trả lời nhé vì câu này khá riêng tư nên mik ko muốn trả lời

    Những tục ngữ thành ngữ nói về tinh thần đoàn kết hỗ trợ là:

    1.Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

    2.     Một cây làm chẳng nên non

       Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

    3.Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết

    4.Góp giói thành bão

    5.Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn

    6.Môi hở răng lạnh

    7.Cả bè hơn cây nứa

    Xin nha