K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở. Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc? Cậu bé bỏ tay xuống, để...
Đọc tiếp

CẬU BÉ NẠO ỐNG KHÓI

Trước cổng trường, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường, đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng và cậu khóc nức nở.

Có hai, ba nữ sinh đi qua. Họ lại gần hỏi tại sao cậu khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi:

- Kìa nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao lại khóc?

Cậu bé bỏ tay xuống, để lộ khuôn mặt trông rất hiền hậu. Cậu bé kể lại việc cậu vừa đi nạo ống khói kiếm được ba hào nhưng chẳng may vô ý bỏ tiền vào cái túi quần bị thủng nên rơi mất. Bây giờ cậu không dám về nhà vì sợ chủ đánh. Nói rồi cậu càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.

Một nữ sinh đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:

- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta góp nhau lại.

Một bạn khác cũng nói: “Mình cũng có hai xu đây. Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào !”. Một vài cô nữ sinh mang tiền đi mua vở và mua hoa liền vội vàng đem tiền đến….

Số tiền ba hào đã đủ nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền cũng đem cho những chùm hoa nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.

Bác gác cổng chạy tới, nói to: “Bà hiệu trưởng đến”. Tức thì các học sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ. Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà trong túi áo và cả mũ của cậu có không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ.\

). Em học được điều gì qua câu chuyện trên.

giúp em với

1
20 tháng 8 2023

nữ sinh tốt bụng đã đóng góp một số tiền nhỏ cho cậu bé nạo ống khói. Tác giả muốn gửi gắm những điều này cho chúng ta:

- Giúp đỡ người nghèo

- Không nên bỏ rơi người nghèo

-Tôn trọng người khác

Chúc bạn học tốt nha! 

                                                                               Ngữ vănTrước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng...
Đọc tiếp

                                                                               Ngữ văn
Trước cổng trường, bên kia đường phố, một cậu bé nạo ống khói đang đứng, tay tựa vào tường đầu gục vào tay. Người cậu đen ngòm những bồ hóng, cũng như cái bị, mấy cái chổi và cái nạo của cậu, và cậu khóc nức nở, não nuột quá chừng. Hai ba nữ sinh lớp hai lại gần, hỏi cậu tại sao mà khóc như vậy. Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi. Các bạn nữ sinh lại hỏi: - Kìa, nói đi, bạn làm sao vậy? Tại sao bạn khóc? Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ gương mặt nom hiền hậu, kể là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào nhưng chả may rơi mất vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng. Và nay không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh. Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng. ...Một nữ sinh vào loại lớn , đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói: - Mình chỉ có hai xu nhưng chúng ta hãy góp nhau lại. - Mình cũng có hai xu đây-một cô bé áo đỏ nói. – Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào! ... Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình. ...Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu ấy đầy cả xu mà những bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ. (Cậu bé nạo ống khói – trích “Những tấm lòng cao cả” - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)
 Câu 1: Đoạn truyện trên tác giả sử dụng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể.
Câu 2: Nhân vật chính trong đoạn truyện trên là ai?
 Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong câu văn in đậm. Từ đó, chép lại chính xác một câu văn khác trong đoạn truyện cũng sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
 Câu 4: Xác định cụm động từ được sử dụng trong câu: “Nhưng cậu bé nạo ống khói không trả lời, và cứ khóc mãi.”
 Câu 5: Vì sao cậu bé lại khóc nức nở? Để giúp đỡ cậu bé những đứa trẻ trong đoạn truyện đã làm gì? Em có nhận xét gì về việc làm của chúng? 

0
4 tháng 3 2017

Có thể xem hai phụ ngữ ta không có và ta sẵn có là những cụm chủ - vị. Nòng cốt của câu (chủ ngữ Văn chương và vị ngữ gây cho ta...) được mở rộng bằng hai cụm danh từ, trong đó có những cụm chủ - vị tham gia cấu tạo cụm danh từ. Điều này là bình thường, khi viết người ta có thể dùng cụm chủ - vị làm thành phần câu hoặc làm thành phần của cụm từ.

6 tháng 8 2017

(2đ)

- Nêu đúng khái niệm cụm danh từ và biết đặt câu, phân tích được cấu tạo câu.

27 tháng 8 2021

- Cụm danh từ: "một vị chúa tể"

- Phân tích cấu tạo:

PHẦN PHỤ TRƯỚC (một) + PHẦN TRUNG TÂM (vị chúa) + PHẦN PHỤ SAU (tể)

Chị cũng không chắc phần phân tích cấu tạo, do lâu quá rồi không học lại.

 

8 tháng 3 2022

-các thành phần câu như chủ ngữ,vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ,cụm tính từ đều có thề được cấu tạo bằng cụm C-V

8 tháng 3 2022

SGK-TR51

Tham khảo
Ông nào cũng chưa từng một lần nhìn thấy con voi nên không biết hình thù nó ra sao. Bỗng nghe dân tình kháo nhau có người đang dắt voi đi ngang qua làng. Năm ông thầy bói chung tiền vào đưa cho người quản voi bảo họ cho voi dừng lại để xem.

Ông sờ vòi, ông sờ ngà, ông thì sờ chân, ông thì sờ tai còn ông thì sờ đuôi. Sau khi sờ voi kĩ lưỡng thì 5 ông thầy lần lượt phán.

Thầy sờ vòi của voi thì phán:

– Tôi cứ tưởng con voi nó thế nào chứ hóa ra nó cũng sun sun như con đỉa thôi

Thầy sờ ngà voi thì lại phán:

– Tôi thấy nó đâu có như con đỉa, nó dài dài cứng cứng như cái đòn càn

Tiếp đến thầy sờ tai thì phán:

– Không phải, nó bè bè như là cái quạt thóc

Thầy sờ chân voi phản ứng ngay:

– Các ông đều sai hết, nó sừng sững như là cái cột đình vậy

Cuối cùng thầy sờ đuôi phán:

– Bốn ông chả ai nói đúng cả, tôi thấy nó tua tủa như là cái chổi xể cùn

Năm ông thầy mỗi ông một ý, không ông nào chịu nhường ông nào cả nên nhảy vào cãi lộn rồi xô xát đến mức sứt đầu mẻ trán.

Câu 5. Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện?

a- Chung lưng đấu cật

b- Nhường cơm sẻ áo

c- Một miếng khi đói bằng một gói khi no

28 tháng 10 2021

Là nhường cơm sẻ áo nhé

8 tháng 12 2016

Động từ

Bài chi tiết: động từ

Động từ là những từ dùng để chỉ hành động, trạng thái của sự vật

Ví dụ: ăn, đi, ngủ, bơi,...

Động từ tình thái

Là những động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau.

Ví dụ: đành, bị, được, dám, toan, định,có,...

Động từ chỉ hoạt động, trạng thái

Là những động từ không đòi hỏi động từ khác đi kèm.

Ví dụ: ăn, làm, chạy, nhảy, múa. ca, hát

Danh từ

Bài chi tiết: danh từ

Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: con trâu, mưa, mây, giáo viên, kỹ sư, con, thúng...

Danh từ chỉ sự vật

Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,...

Ví dụ: giáo viên, cây bút, cuộc biểu tình,...

Danh từ chung

Danh từ chung là tên gọi của một loại sự vật.

Ví dụ: thành phố, học sinh, cá,tôm,mực,thôn,xóm, làng,xe,thầy cô,...

Danh từ riêng

Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương,...

Ví dụ: Hà Nội, Phong, Lan,Đà Nẵng,...

Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.

Ví dụ: nắm, mét, mớ, lít, bầy, gam,... Danh từ chỉ đơn vị chính xác:dùng các chỉ số do các nhà khoa học phát minh để thể hiện sự vật Ví dụ: mét, lít, gam, giây,...

Danh từ chỉ đơn vị ước chừng:

là thể hiện một số lượng không đếm được có tính tương đối

Ví dụ: nắm, mớ, bầy, đàn,thúng...

Tính từ

Bài chi tiết: tính từ

Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ví dụ: xinh, vàng, thơm, to, giỏi,...

Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối

Là những tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: vàng hoe, vàng lịm, xanh nhạt,...

Tính từ chỉ đặc điểm tương đối

Là những tính từ có thể kết hợp với từ chỉ mức độ.

Ví dụ: tốt, xấu, ác,...

14 tháng 5 2017

KO