K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 12 2021

Tham Khảo
Quá trình hình thành của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai bắt đầu từ những thôn, làng, xóm, ấp. Sự tụ cư là yếu tố ban đầu để ổn định cuộc sống bên cạnh việc khai khẩn đất đai vùng đất mới và hình thành các nghề truyền thống gắn với đặc điểm môi trường tại chỗ. Từ các vùng miền, cộng đồng các cư dân ở Biên Hòa xưa đã phát triển thành làng nghề trên vùng đấy này, phục vụ thiết thực cho cuộc sống và góp phần cho sự phát triển hàng hóa cho cả Nam bộ. Có rất nhiều làng gốm hiện nay điển hình là Làng gốm Tân vạn. Nghề làm gốm lu xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Từ nửa cuối thế kỷ 19, nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Một trong những lò gốm thành lập khá sớm là Tú Hiệp Thái, sau đổi là Quảng Thuận Long rồi Quảng Phát Long hay Lò Cũ. Những lò gốm cũ của người Hoa chuyên làm đồ gia dụng với những loại sản phẩm như: lu, hũ, chậu, ghè, mái vú… bằng gốm sành. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét đỏ pha cát, nung ở nhiệt độ cao tạo cho xương sành dày, chắc và cứng. Quá trình tạo ra sản phẩm gốm lu còn mang tính thủ công cổ truyền, kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng phương pháp dải cuộn và qua nhiều công đoạn.Bên cạnh các lò gốm lu, nhiều cơ sở làm gốm mỹ nghệ hiện nay cũng đựơc hình thành và phát triển khá mạnh ở Tân Vạn, Bửu Hòa. Đầu thế kỷ 20, nghề gốm đã phát triển khá mạnh ở Biên Hòa nhưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng như: nồi, ơ, trả, trách, lu, hũ, chậu, ghè, ấm, chén, đĩa… để sử dụng chứ chưa mang yếu tố trang trí mỹ thuật. Các lò sản xuất gốm mỹ nghệ thịnh hành kể từ khi Trường Bá nghệ Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai) được thành lập cách đây hàng thế kỷ. Quy trình sản xuất, tạo mẫu, pha chế men màu, đặc biệt khâu cải tạo nguyên liệu gốm… được nghiên cứu và thử nghiệm thành công. Năm 1923, các nghệ nhân Biên Hòa đã chế tạo thành công “gốm mỹ nghệ Biên Hòa” với dòng men xanh đồng trổ bông đặc trưng. Từ đó, nhiều sản phẩm gốm đa dạng đựơc sản xuất dùng trong sinh hoạt, trang trí, thờ cúng… Hiện nay, sản phẩm gốm Biên Hòa được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.

 

9 tháng 12 2021

Tham khảoo

Quá trình hình thành của vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai bắt đầu từ những thôn, làng, xóm, ấp. Sự tụ cư là yếu tố ban đầu để ổn định cuộc sống bên cạnh việc khai khẩn đất đai vùng đất mới và hình thành các nghề truyền thống gắn với đặc điểm môi trường tại chỗ. Từ các vùng miền, cộng đồng các cư dân ở Biên Hòa xưa đã phát triển thành làng nghề trên vùng đấy này, phục vụ thiết thực cho cuộc sống và góp phần cho sự phát triển hàng hóa cho cả Nam bộ. Có rất nhiều làng gốm hiện nay điển hình là Làng gốm Tân vạn. Nghề làm gốm lu xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Từ nửa cuối thế kỷ 19, nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Một trong những lò gốm thành lập khá sớm là Tú Hiệp Thái, sau đổi là Quảng Thuận Long rồi Quảng Phát Long hay Lò Cũ. Những lò gốm cũ của người Hoa chuyên làm đồ gia dụng với những loại sản phẩm như: lu, hũ, chậu, ghè, mái vú… bằng gốm sành. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét đỏ pha cát, nung ở nhiệt độ cao tạo cho xương sành dày, chắc và cứng. Quá trình tạo ra sản phẩm gốm lu còn mang tính thủ công cổ truyền, kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng phương pháp dải cuộn và qua nhiều công đoạn.Bên cạnh các lò gốm lu, nhiều cơ sở làm gốm mỹ nghệ hiện nay cũng đựơc hình thành và phát triển khá mạnh ở Tân Vạn, Bửu Hòa. Đầu thế kỷ 20, nghề gốm đã phát triển khá mạnh ở Biên Hòa nhưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng như: nồi, ơ, trả, trách, lu, hũ, chậu, ghè, ấm, chén, đĩa… để sử dụng chứ chưa mang yếu tố trang trí mỹ thuật. Các lò sản xuất gốm mỹ nghệ thịnh hành kể từ khi Trường Bá nghệ Biên Hòa (nay là Trường cao đẳng mỹ thuật trang trí Đồng Nai) được thành lập cách đây hàng thế kỷ. Quy trình sản xuất, tạo mẫu, pha chế men màu, đặc biệt khâu cải tạo nguyên liệu gốm… được nghiên cứu và thử nghiệm thành công. Năm 1923, các nghệ nhân Biên Hòa đã chế tạo thành công “gốm mỹ nghệ Biên Hòa” với dòng men xanh đồng trổ bông đặc trưng. Từ đó, nhiều sản phẩm gốm đa dạng đựơc sản xuất dùng trong sinh hoạt, trang trí, thờ cúng… Hiện nay, sản phẩm gốm Biên Hòa được xuất khẩu đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.

16 tháng 5 2016

 

Chuyện bộ đội công binh làm đường, đào hầm, tạo bến vượt phục vụ các đơn vị chiến đấu hẳn chẳng mấy người không biết tới, nhưng lính công binh hộ tống xe tăng chiến đấu thì quả thật không nhiều và lần đầu tiên xuất hiện trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh năm 1968. 


Trong giai đoạn thực hành chiến đấu, để bảo đảm cho đại đội tăng tiến công Huội San, bộ đội công binh đã sửa chữa cấp tốc 17km đường, 8 cầu, 8 bến lội và mở cửa mở cho xe tăng vượt qua bãi mìn. Do hỏa lực của địch quá mạnh, trong khi xe tăng chưa vượt qua được cửa mở, đồng thời bộ binh vẫn còn ở phía sau, để tận dụng tốt thời cơ có lợi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, phó trung đội trưởng công binh Bùi Ngọc Dương đã trực tiếp chỉ huy hai tiểu đội công binh hộ tống xe tăng đánh sâu vào căn cứ địch, kết thúc trận đánh. Bước vào đợt chiến đấu thứ hai (6-2 đến 31-3-1968), mà trước hết là để bảo đảm cho hai đại đội xe tăng PT-76 tiến công cứ điểm Làng Vây, bộ đội công binh đã mở 18km đường, sửa chữa tăng cường 13 cầu, phối hợp với bộ đội xe tăng bí mật, khảo sát, thăm dò dòng sông Sê Pôn, xác định đường cơ động, bến và các biện pháp khắc phục vật cản dưới nước như: Cây cối, đá ngầm... Đặc biệt, ở nhiều đoạn sông khối lượng đá ngầm lớn, không có thời gian tiến hành khắc phục, bộ đội công binh đã ngâm mình dưới nước lạnh làm cọc tiêu chỉ đường cho xe tăng hành tiến bảo đảm thời gian cơ động. Với kinh nghiệm từ trận đánh trước, khi bộ đội thực hành xung phong đánh chiếm các mục tiêu của địch, bộ đội công binh tiếp tục hộ tống xe tăng tiến công phát triển vào tung thâm, phối hợp với các lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đánh giá khái quát về việc bảo đảm công binh phục vụ chiến đấu trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh, Đại tá Phạm Quang Xuân, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh cho rằng: Do chủ động nghiên cứu, nắm chắc địa hình, có biện pháp thực hiện phù hợp, nhất là khắc phục vật cản dưới nước và lợi dụng địa hình để xe tăng bí mật cơ động dọc sông Sê Pôn đã tạo nên sự bất ngờ lớn đối với địch. Việc mở đường sông dẫn đường cho xe tăng ta tiến công địch ở Làng Vây là nét độc đáo, thể hiện tính sáng tạo trong nghệ thuật bảo đảm công binh. Đó cũng chính là bước ngoặt phát triển mới về khả năng hiệp đồng quân, binh chủng nói chung và bộ đội công binh nói riêng trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.

 

31 tháng 3 2019

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

31 tháng 3 2019

Sáng ấy, mọi người trong khu phố không hiểu sao tụi nhỏ lại ra đường sớm thế. Trên tay đứa nào đứa nấy đều cầm một cái chổi và que gắp tập trung ở đầu ngõ. Bác Hải, trưởng khu phố đi ngang qua hỏi: "Các cháu làm gì mà đứng ở đây?" Em nhanh nhẹn trả lời bác: "Tối qua, chúng cháu hẹn nhau sáng nay ở đây để làm vệ sinh khu phố bác ạ!" "Ồ, các cháu giỏi quá! Bác có lời khen. Nhớ cẩn thận đừng để xảy ra tai nạn nhé!" Trên con đường vào khu phố của chúng em dài chừng l00m, đứa dùng que nhặt các bịch mủ, đứa cầm chổi quét vun rác lại từng đống một, bỏ vào các thùng rác, vừa làm vừa nói chuyện thật rôm rả. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ sau, con đường đã sạch bóng. Các cô các chú đi ngang qua, ai cũng buông một lời khen: "Tụi nhỏ ngoan thật!" Đứa nào, đứa nấy nhìn nhau mỉm cười sung sướng.

30 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tình làng nghĩa xóm luôn là thứ tình cảm khiến người ta trân trọng và nhớ mãi. Đó là tình cảm giữa những người hàng xóm láng giềng, là sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ "tối lửa tắt đèn có nhau". Đồng thời tình cảm này cũng thể hiện truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ nhiều đời nay, vẫ được phát huy và duy trì đến bây giờ, ấy chính là tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái. Dẫu có nghèo về vật chất, nhưng cái tình, cái nghĩa lại đầy ắp trong từng con người, làng xóm Việt Nam. Từ xưa, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam đã có câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” để nói đến tầm quan trọng cũng như giá trị của tình làng nghĩa xóm trong cuộc sống thường ngày của con người.  Bởi lẽ con người luôn tồn tại trong một tập thể, chẳng ai có thể sống mà tách khỏi cộng đồng. Tình làng nghĩa xóm được hình thành từ đó. Tình làng nghĩa xóm có thể bắt nguồn từ những hành động vô cùng đon giản: chia sẻ cùng nhau những món quà quê, tụ tập lại cùng nhau,...Tình cảm giữa những người láng giềng thực sự đáng quý, đặc biệt là đối với những người xa quê, những người nơi đất khách quê người. Chính vì vậy, bản thân mỗi người cần biết vun đăp và làm giàu thêm tình làng nghĩa xóm, cùng nhau những xích mích nhỏ nhặt. Từ đó xây dựng cộng đồng lớn mạnh và tràn ngập tình yêu thương, giúp đỡ. 

1 tháng 2 2019

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 2 2019

Mình cũng phải làm đề này

5 tháng 4 2022

Giúp mik với