K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2021

-từ đó nghĩa như sau :

-tiên: có nghĩa là đầu tiên.còn từ học lễ có nghĩ là học lễ phép

hậu :có nghĩa là sau.còn từ học văn nghĩa là học văn hoá

 =>ý nghĩa của cả câu là : đầu tiên phải học lễ phép rồi sau mới học văn hoá.

23 tháng 2 2021

Câu : Tiên Học Lễ Hậu Học Văn trong câu văn trên muốn nói với chúng ta là đầu tiên phải học lễ độ, đạo đức trước rồi mới học tập sau. Nếu mà có đức mà không có tài  thì là một người vô dụng, nếu mà có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng không nên người . 

Mình đẵ trả lời câu hỏi của cậu mong bạn chấm bài của mình 

Nếu bạn muốn nhắn tin riêng với mình thì mình cho bạn in4 :Nguyễn Đắc Phong

15 tháng 12 2021

Con người trước khi muốn khai phá kho tri thức, cần phải học hỏi lễ nghĩa mới có thể trở thành một người có ích, như người xưa từng nói: “Tiên học lễ hậu học văn”. Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn nói rằng việc đầu tiên cần phải học lễ nghĩa và sau đó mới học văn hóa

16 tháng 12 2021

Từ xưa đến nay, lễ nghĩa luôn là điều mà cha ông ta muốn con cháu có được, không ngừng rèn luyện để đối nhân xử thế đúng chừng mực nhất. Cha mẹ vẫn khuyên chúng ta trước khi học những kiến thức văn hóa thì cần phải rèn luyện kiến thức đạo đức, rèn luyện lễ nghĩa. Mỗi lần bước vào một ngôi trường, chúng ta vẫn thường thấy đập vào mắt là dòng chữ “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì trong cuộc sống của mỗi chúng ta?

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu tục ngữ bao gồm hai vế song song với nhau, sóng đôi nhau nhằm bổ sung ý nghĩa cho nhau, để hoàn thiện một nội dung nhất định. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có nội dung sâu xa nhằm khuyên răn con người ở trên đời.

Vế thứ nhất của câu tục ngữ là “Tiên học lễ”. Tiên chính là đầu tiên, là trước hết. Lễ chính là nghi lễ, là lễ phép hay chính là đối nhân xử thế với những người và những việc xung quanh. Ý nghĩa của vế thứ nhất muốn khuyên răn chúng ta điều trước tiên cần phải học tập và trau dồi lễ nghĩa, cách ứng xử đối với người khác làm sao cho đúng mực, cho được lòng và cho phù hợp với thuần phong mĩ tục của xã hội.

Vế thứ hai là “hậu học văn”. Hậu chính là sau, văn chính là các môn học văn hóa, các kiến thức mà chúng ta học được từ bên ngoài xã hội. NHư vậy vế này muốn nói rằng sau khi đã học được lễ phép thì hãy bắt đầu học các kiến thức văn hóa, trau dồi và rèn luyện kiến thức của mình khi đã biết cách ứng xử với những người xung quanh.

Như vậy, ý nghĩa của cả câu nói chính là khuyên chúng ta nên học cách ứng xử, đối nhân xử thế với người khác trước; rồi sau đó mới bàn đến vấn đề học hỏi những kiên thức văn hóa.

Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Bởi rằng nếu một người có học vấn uyên thâm, được đi khắp năm châu bốn bể, được đất nước công nhận những cống hiến. Nhưng ngược lại người đó lại không biết cách ứng xử với mọi người, không coi cha mẹ ra gì, không coi quê hương ra gì. Như vậy thứ anh ta có được là kiến thức nhưng thứ anh ta không có được chính là lễ nghĩa. Một trong những điều làm nên nhân cách, phẩm chất của con người đó.

Khi thiếu đi nền tảng lễ nghĩa thì bản thân chúng ta trở thành một con người không có nhân phẩm. Dù kiến thức có sâu rông bao nhiêu thì cũng không có ý nghĩa gì hết.

Lễ nghĩa, đạo đức chính là nền tảng quan trọng của xã hội. Người có nhân phẩm tốt con hơn là người có kiến thức rộng và đạo đức không có. Như chúng ta đã biết đất nước cần những người tài, nhưng đất nước cần hơn những người có tâm, có tình vì dân vì nước chứ không phải có tài nhưng vô tâm và thất đức.

Mỗi người sống trong xã hội này cần phải rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa của mình hằng ngày để trở thành một người công dân tốt. Và từ đó sẽ là nền tảng để chúng ta học hỏi kiến thức bên ngoài, trau dồi theo tháng năm để thành người tài.

Như vậy câu tục ngữ “Tiên học lễ hậu học văn” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người. Như Bác Hồ nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc  gì cũng khó”

Học 1 biết 10

9 tháng 1 2022

học 10 biết 1

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệmCâu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết tròn cuộc sống

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

6
13 tháng 12 2016

Các bạn cố gắng giúp tớ với. Thank các cậu nhiều lắm!

 

13 tháng 12 2016

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

- Nói sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe là tài sản vô giá, không có gì quý hơn. Có sức khỏe là có tất cả, sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả cao và sống lạc quan, yêu đời, vui vẻ.

- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải:

+ Tích cực phòng bệnh

+ Khi mắc bệnh, phải chữa cho khỏi bệnh

4 tháng 6 2018

trả lời :

theo mik :

"lễ " là  trước tiên con người phả học lễ nghĩa đạo đức, đạo lí làm người, sau mới học 

" văn " là văn hóa  văn chương, chữ nghĩa và các lĩnh vực khác. ...

hok tốt 

2 tháng 3 2021

lễ ở đây chỉ lễ phép 

văn ở đây chỉ văn hóa

tiên ở nghĩa là  đầu tiên

hậu ở đây nghĩa là sau 

vậy tiên học lễ hậu học văn nghĩa là muốn thành người cần phải lễ phép trước rồi mới học văn hóa sau

20 tháng 1 2021

“Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm giáo dục của người xưa. Phương châm này xuất phát từ quan điểm dạy học của Nho gia (Khổng Tử và môn đệ). Tuy vậy, đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên giá trị. Để hiểu được giá trị của phương châm giáo dục ấy, chúng ta cần hiểu rõ hai từ: “Lễ”, “văn” và mối quan hệ biện chứng của nó.“Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ.Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” - “văn” không thể tách rời nhau.Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt sâu sắc tinh thần giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” và “văn” đều quan trọng như nhau. Thứ tự “tiền” - “hậu” trong mối quan hệ “lễ” - “văn” nên hiểu một cách tương đối, không nên cho rằng ông cha ta chú trọng “lễ” hơn “văn”... Tuy vậy, trong giáo dục, trong ứng xử, giao tiếp, trong giải quyết các mối quan hệ thì phải lấy đạo đức làm trọng.Bác Hồ đã từng khẳng định: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.Có một nghịch lý đáng lo ngại, xã hội ngày càng hiện đại thì con người dường như ít chú trọng đến đạo đức, ít quan tâm đến nhau; trong giao tiếp, giải quyết các mối quan hệ thì tỏ ra vô “lễ” - không biết kính trên nhường dưới, luôn đặt lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất lên trên các lợi ích khác. Nguyên nhân sâu xa là do giáo dục lệch lạc. Lối giáo dục chỉ chú trọng đến truyền đạt kiến thức, hạ thấp giáo dục đạo đức. Người dạy chỉ chú trọng truyền đạt kiến thức, quan tâm không đầy đủ vấn đề đạo đức của người học. Người học chỉ quan tâm đến tiếp thu kiến thức, coi thường rèn luyện phẩm chất đạo đức.Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quan niệm GD-ĐT ít nhiều bị tác động, chi phối bởi lối giáo dục thực dụng, đề cao truyền thụ kiến thức, xem nhẹ giáo dục đạo đức. Vì vậy, đề cao quan niệm giáo dục đúng đắn của người xưa là cách thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực từ nền kinh tế thị trường.Để đào tạo ra những con người vừa có tài, vừa có đức thì vai trò của người thầy rất quan trọng. Do đó, người thầy phải mẫu mực cả “lễ” và “văn”, đặc biệt là tư cách đạo đức.Phương châm giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn” là sự phối hợp giữa giáo dục đạo đức và truyền thụ tri thức, đề cao giáo dục đạo đức. Đây là nguyên tắc đào tạo ưu việt ông cha ta đã đúc kết nên.

 c1)Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.

C2)

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập trong thời Bắc thuộc, tổ tiên ta đã để lại những gì cho các thế hệ sau nhiều truyền thống tốt đẹp, nổi bật là:

 + Truyền thống yêu nước 

 + Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước 

 + Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc 

          - Ngày nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy những truyền thống đó để xây dựng đất nước giàu mạnh. 

t i c k mình nha sắp đủ 15  t i c k rồi



 

31 tháng 3 2019

1 . Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi đã chứng tỏ:

- Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước.

- Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta.


2 . 

- Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

+ Những phong tục, tập quán quý báu như: bánh chưng, bánh giầy, ăn trầu,...

+ Tinh thần đấu tranh anh dũng.

+ Lòng yêu nước.

+ Nền hòa bình dân tộc.

+ Ý chí vươn lên, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệmCâu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu...
Đọc tiếp

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì.

Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn ".

Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết tròn cuộc sống

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

3
13 tháng 12 2016

Câu 1 : Tại sao nói sức khỏe là vốn quý của con người. Muốn có sức khỏe tốt thì chúng ta cầm phải làm gì ?

- Sức khỏe là vốn quý của con người vì sức khỏe không gì thay thế được . Nên chúng ta cần phải giữ gìn , tự chăm sóc và rèn luyện để có một sức khỏe tốt

Câu 2 Siêng năng, kiên trì là gì ? Hãy nêu ý nghĩa.

- Siêng năng : Siêng năng là làm việc một cách miệt mài , cần cù , tự giác , làm việc thường xuyên đều đặn không tiếc công sức

- Kiên trì : Kiên trì là quyết tâm làm đến cùng , không bỏ dở giữa chừng dù khó khăn hay trở ngại .

- Ý nghĩa của siêng năng , kiên trì : Siêng năng kiên trì là đức tính cần thiết của mỗi con người , giúp chúng ta thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống .

Câu 3 : Thế nào là tiết kiệm và em đã làm gì để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hơp lí của cải vật chất , thời gian , sức lực của mình và của người khác .

- em đã làm những việc để hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm là :

+ Không xài hoang phí

+ Dành dụm tiền để làm những việc có ích

+ Không mua những thứ mà mình không cần

Câu 4 : Thế nào là lễ độ. Em hiểu như thế nào là lễ " Tiên học lễ, hậu học văn

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mình khi giao tiếp với người khác

- Theo cách nghĩ của em " Tiên học lễ , hậu học văn " là : Đầu tiên phải học lễ phép , lễ độ trước , sau đó mới học văn hóa

Câu 5: Thế nào là tôn trọng kỉ luật

- Tôn trọng kỉ luật là tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể hay của tổ chức xã hội ở mọi lúc , mọi nơi . Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở mọi sự phân công của tập thể như lớp học , cơ quan , doanh nghiệp ,...

Câu 6 : Biết ơn là gì ? Nêu 2 câu ca dao về tục ngữ nói về biết ơn

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với những người có công với dân tộc , đất nước

- 2 câu ca dao nói về sự biết ơn là :

1. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ăn gạo nhớ kẻ đâm , xay , giần , sàng

2. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 

Câu 7: Hãy cho biết thiên nhiên bao gồm những gì . Nêu tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người. Em sẽ làm gì đẻ thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên

- Thiên nhiên bao gồm : Đất , không khí , bầu trời , sông , suối , biển , núi , đồi , động - thực vật ,...

- tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người là :

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Và nếu chúng ta biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên thì nó sẽ trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta. 

Câu 8 : Nêu những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người

- Những biểu hiện cuộc sống chan hòa với mọi người là : sống gần gũi , vui vẻ , không tách biệt với mọi người

Câu 9 : Nêu những biểu hiện của lịch sự , tế nhị . Vì sao nói lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống

- Lịch sự tế nhị thể hiện ở thái độ , lời nói , hành vi giao tiếp ( nhã nhặn , từ tốn )

- Lịch sự , tế nhị rất cần thiết trong cuộc sống vì đó là biểu của người có văn hóa , có đạo đức , được mọi người quý mến , giúp đỡ và góp phần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người , giúp bản thân dễ hòa hợp , cộng tác với mọi người

Câu 10 : Nêu khái niệm về tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và xã hội.

- Tích cực : Luôn cố gắng , vượt khó , hăng say , kiên trì học tập , làm việc và rèn luyện .

- Tự giác : Tự giác là chủ động làm việc không cần ai kiểm tra , nhắc nhở

11 tháng 12 2016

ai còn on k?

NG
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim Hành tinh của chúng ta:

- Các bức ảnh nghệ thuật trong cuộc thi nhiếp ảnh môi trường CIWEM 2019

- Lửa tầm sét

- Thủ lĩnh băng Vịt đồng

- Cá linh đi học

- Trở về nơi hoang dã

- ….

=> Sự gặp gỡ đó của các tác phẩm nhấn mạnh mức độ ô nhiễm của môi trường và gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh rằng con người hãy nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống trước khi quá muộn.

NG
3 tháng 2

Có một gia đình chim đại bàng sống trong một khu rừng. Chúng là những loài chim mạnh mẽ và uy nghi.

Một ngày nọ, mẹ chim đại bàng nói với hai con: "Hãy chăm chỉ luyện tập để có thể bay lượn trên bầu trời như những chú chim đại bàng trưởng thành." Vậy là chim mẹ bay đi, để lại hai chim con tập luyện nhưng chỉ có một mình đại bàng đen tập luyện, còn đại bàng nâu lại lười biếng và đi ngủ. Sau một thời gian tập luyện, chim mẹ trở về và hỏi thăm kết quả:"Các con đã tập luyện tốt chưa". Cả hai chú chim đều trả lời:"Tốt rồi ạ" nhưng sự thật lại chỉ có chú chim đen tập luyện, còn đại bàng nâu lại ngủ.

Cuối cùng, đến một ngày, khi mẹ muốn cùng hai chú chim đại bàng con bay lượn trên bầu trời thì sự lười biếng của đại bàng nâu đã phải trả giá, còn đại bàng đen đã được đền đáp.

Qua câu chuyện:
- Đại bàng nâu đã nói dối mẹ rằng:"Con đã luyện tập chăm chỉ" nhưng sự thật là đại bàng nâu đi ngủ. Vì nói dối, đại bàng nâu đã không thể bay và bị đuối nước
- Theo em, nói dối chỉ mang lại cái xấu cho mình, chúng ta cần trung thực, nỗ lực, cố gắng để tập luyện thay vì lười biếng.