K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2021

"Muốn thấy cầu vồng phải trải qua cơn mưa" -Bản chất của việc hình thành cầu vồng là sự phản chiếu của ánh sáng mặt trời khi nó chiếu xuống những hạt mưa sau một cơn mưa. -Ý nghĩa:Cầu vồng là thứ đẹp đẽ mà con người hướng đến.Nhưng nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa.Giống như con người muốn những niềm vui,điều tốt đẹp cho mình thì phải cố gắng "kiên nhẫn"

17 tháng 2 2021

Nguyễn Đình Gia Bảo ơi, mk đang bị trục trặc phần mở bài í

31 tháng 12 2021

Tham khảo

Cầu vồng bản chất là sự tán sắc ánh sáng Mặt trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa. ... Trên thực tế cầu vồng không phải là một vật thể xác định, mà nó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

31 tháng 12 2021

Tham khảo: Có, đó là hình ảnh phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời qua những giọt nước trong không khí, hiện tượng này còn được gọi là sự khúc xạ ánh sáng.

25 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.

Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…

Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi Vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn và phát huy. Những trang sử vàng son thời trung đại cũng chưa bao giờ bị lãng quên. Những gia đình chính sách, người có công với Cách mạng như thương binh, bệnh binh,…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Để tưởng nhớ những người có công với nước, nhân dân ta đã bày tỏ lòng thành kính bằng cách xây dựng những công trình như: nghĩa trang liệt sĩ, đền, miếu, lăng tẩm thờ phụng các bậc tiền bối, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Bày tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, phòng truyền thống, đài tưởng niệm,… đã được xây dựng để nhắc nhở mọi người về lịch sử hào hùng, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những ngày lễ như ngày 26/3, 30/4, 1/5, 27/7,… để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Không những vậy, đối với học sinh chúng ta còn có ngày 20/11, ngày 8/3,… để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo. Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa,…Việc thể hiện lòng biết ơn với các gia đình,các cá nhân có công với Cách mạng với những phong trào như: phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tĩnh nghĩa, thăm hỏi và động viên những người có công, tìm và quy tụ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang địa phương đang được phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Vậy nên khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu đẹp thêm giá trị văn hóa cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của đất nước.

 

Để tỏ lòng thành kính, biết ơn và nhớ về nguồn cội thì mỗi cử chỉ, lời nói hay hành động nhỏ của chính chúng ta cũng life biểu hiện, là mình chứng cho lòng biết ơn đó. Trong gia đình, đối với những người đã khuất, dù chỉ một nén hương hay một biết có em ta đã thể hiện được lòng biết ơn dù không xa hoa, cầu kì. Đối với bố mẹ. ta cần phải ngoan ngoãn vâng lời, học hành chăm chỉ và hiếu thảo. Với ông bà thì lời chào hay hành động nhổ tóc sâu, lấy tăm cũng bày tỏ lòng thành kính của mình. Hay đối với thầy cô, để tỏ lòng nhớ ơn, ta phải ngoan ngoãn, chăm học và tuân thủ nội quy của trường,…

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và hiện đại như ngày nay thì những giá trị truyền thống cũng đang ngày càng bị mai một. Đặc biệt là một số bộ phận giới trẻ thời nay đang quay lưng với truyền thống tốt đẹp ấy. Họ sống một cách ích kỉ,vong ơn bội nghĩa, chỉ biết cho riêng mình mà không quan tâm tới cuộc sống xung quanh, nhất là những ngày lễ hay lễ hội của địa phương, của dân tộc. Không những vậy, ngày cả những người đã lớn tuổi cũng vẫn đang mang trong mình sự ích kỷ, vô tâm. Vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta phải biết giữa hiện truyền thống cao quý và tốt đẹp ấy. Bên cạnh đó, chúng ta không những chỉ hưởng thụ thành quả, công lao của thế hệ đi trước mà còn phải cố gắng tạo ra, cố gắng để lại những thành quả cho thế hệ sau.

Qua đây, câu tục ngữ đã cho ta lời khuyên và bài học về lòng biết ơn sâu sắc. Và chính ngay lúc này đây, truyền thống biết ơn lại càng phải được đề cao hơn nữa. Đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ, thầy cô và các thế hệ cha anh bằng cách chăm ngoan, học giỏi để trở thành một công dân tốt và xây dựng đất nước ngày càng văn minh hơn.

25 tháng 3 2021

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói rằng khi ăn quả, chúng ta là người hưởng thụ; còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên con người khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó.

Nhà nhà đều thờ tổ tiên, vào ngày giỗ tổ tiên, các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã mất. Dân tộc ta còn có ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau tụ về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa, đền thờ các bậc tiền bối, các anh hùng dân tộc của mọi thời đại. Để rồi ngày 27 tháng 7 được chọn làm ngày thương binh liệt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiến sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh hạnh phúc, hy sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước. Ngày 20 tháng 11 được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống và chữa bệnh cho mọi người thì ngày 27 tháng 2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước.

Là học sinh cần hiểu được câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để sống sao cho đúng. Đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.

Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người. Sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiêng liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

20 tháng 10 2021

hôn bít em học lớp 5 thoi

2 tháng 12 2021
Em học lớp 5 nên mới làm bài tả cơn mưa rào thôi ạ
27 tháng 11 2019

Đáp án: C

Đây là hiện tượng phân tích ánh sáng Mặt Trời. Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu qua tầng khí quyển (đang có chứa nhiều nước) thì ánh sáng bị phân tích ra thành nhiều màu khác nhau và tạo thành cầu vồng.

26 tháng 10 2019

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

Sinh thời, Thạch Lam đã từng nói rằng: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức”. Đúng như vậy! Đối với những nhà văn chân chính, khai thác tâm lí, tâm trạng của con người luôn là nỗi niềm trăn trở của họ bởi thiên chức của nhà văn là hướng về con người. Bàn về vấn đề này đã có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Và có lẽ rằng bằng chính nhận thức về nghề nghiệp nên trong các sáng tác của Thạch Lam đều mang đậm diễn biến tâm lí của nhân vật. Tiêu biểu cho khuynh hướng đó chính là truyện “Hai đứa trẻ” mà thể hiện rõ nhất cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam chính là Liên- một cô bé hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng mang dáng dấp của một thiếu nữ trưởng thành.

Tâm lí, tâm trạng của con người được diễn biến khá phức tạp và bất ngờ. Chính vì thế phải có cái tài thấu hiểu mới có thể miêu tả tâm lí nhân vật một cách cụ thể nhưng thu hút người đọc, để lại cho họ những dấu ấn khó phai mờ. Vì thế, có thể nói rằng “Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ”. Tâm lí, tính cách của con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học. Lịch sử văn học dân tộc xét đến cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tức là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình. “Thước đo” chính là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, sơ sở để hình thành phong cách nhà văn. Nhận định trên đã thừa nhận chân lí trong sáng tác nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh  ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí.

Điều đó đã được minh chứng qua rất nhiều tác giả văn học của nước nhà mà tiêu biểu là Nam Cao. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật có thể gọi là “hóa công”, Nam Cao đã đặt dấu chân văn chương của mình cho nhiều thế hệ bạn đọc. Với một Chí Phèo, một anh Hộ,… có những diễn biến tâm lí hết sức bất ngờ được bàn tay tài tình của Nam Cao xây dựng mà đã gây nên bao đau đớn, trăn trở cho người tiếp nhận. Và qua tâm trạng Liên trong “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam đã minh chứng cho người đọc thấy được tài năng của mình trong văn học. Bằng những cảm nhận tài tình với cách miêu tả đời thường, bình dị nhưng cũng khá góc cạnh, sắc sảo, Thạch Lam đã đưa Liên đến với chúng ta nhẹ nhàng nhưng cũng rất ấn tượng, làm lay động trái tim người đọc về một cô gái có diễn biến tâm lí đặc sắc trước cảnh trời và con người ở một phố huyện nghèo.

Về tác giả Thạch Lam, ông là nhà văn xuất sắc có đóng góp to lớn cho công cuộc hiện đại hóa văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945). Mặc dù ông là người có chân trong Tự lực văn đoàn, theo khuynh hướng văn học lãng mạn nhưng Thạch Lam có một quan điểm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Ông là cây bút truyện ngắn tài hoa, là người mở đầu cho lối viết truyện không có cốt truyện hay nói cách khác là chuyện tâm tình. Nhà văn hướng ngòi bút của mình tới những thân phận bất hạnh trong xã hội cũ hay cụ thể hơn là những mảnh đời vô danh, vô nghĩa bằng trái tim nhân đạo sâu sắc. Văn của Thạch Lam có ngôn ngữ giản dị, trong sáng kết hợp giữa hiện thực và trữ tình rất phù hợp với tâm lí nhân vật. Và có thể nói rằng “Hai đứa trẻ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam. Truyện in trong tập “Nắng trong vườn”, qua cái nhìn của Liên về phố huyện trong khoàng thời gian từ chiều tối tới đêm khuya. Khi tàu về ta lại càng thấy cái tài của Thạch Lam.

Đầu tiên, tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế lúc chiều tàn, khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình, phát hiện những cảm giác mơ hồ, khó hiểu. Với một cô gái trẻ đầy suy tư những đường nét, âm thanh và màu sắc của chiều xuống càng khiến cho tâm trạng cô thêm lâng lâng, khó tả. Buổi chiều ấy bắt nguồn từ những âm thanh quen thuộc, tiếng trống thu không vang xa từng tiếng gọi buổi chiều về, hình ảnh của những đám mây hồng ở cuối trời do ánh mặt trời hắt lên. Dưới con mắt của Liên, hình ảnh hoàng hôn thật khác. Trên nề áng mây ấy, những ngọn tre cao vút như in hình và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Trong gian hàng đơn sơ, chỉ có vài thứ hàng đơn giản, âm thanh của tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, đến cả tiếng của những con muỗi vo ve, mà Liên cũng cảm nhận được chứng tỏ rằng không gian bây giờ yên tĩnh. Ngoài Liên ra, không khí thật chìm vào buổi hoàng hôn, người ta thấy được sự chuyển đổi đó khi nhắc tới những âm thanh, những dấu hiệu quen thuộc của buổi chiều tà. Trước sự thay đổi của đất trời, cộng với mùi hơi đất bốc lên hay chính mùi đất mà phố huyện này mới có, nghĩ rồi Liên lại có một nỗi buồn man mác, có lẽ là do suy nghĩ của Liên về cuộc sống nơi đây: nghèo nàn và tàn tạ. Những nét vẽ của đồng quê với hình ảnh và những âm thanh quen thuộc, buổi chiều êm như nhung đó dưới con mắt của một cô gái nó lại trở thành cái cớ cho sự buồn lâng lâng không rõ vì sao.

Tâm trạng của Liên còn thể hiện qua cái nhìn bức tranh thiên nhiên và con người khi chợ tàn. Xuất hiện ở cảnh chợ tàn là hình ảnh của những người bán hàng vẫn đang nán lại dù đã vãn chợ từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo thì nhặt nhạnh những thứ còn xót lại, đó chỉ là những thanh tre, thanh nứa nhưng chúng rất mải mê với công việc. Hình ảnh những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị cùng với những gì xuất hiện trong đầu Liên khiến cho cô buồn. Buồn không chỉ là do cô cảm nhận về cuộc sống nghèo khổ, xơ xác ở nơi đây mà buồn còn do Liên không có gì để giúp đỡ họ, kể cả những đứa trẻ. Một vài chi tiết nhỏ nhặt nhưng lạ nói lên nhiều điều, tâm sự của một người giàu lòng trắc ẩn.

Khi chợ tàn, màn đêm dần buông xuống, Liên mở gian hàng mà cứ ngồi trên chõng tre ngắm nghía nơi ở của mình.  Đó là hình ảnh ánh sáng và bóng tối quen thuộc, đó là hình ảnh những ngôi sao, hình ảnh của sự yên tĩnh trong đêm khi có thể nghe rõ tiếng hoa bàng rơi khẽ trên vai. Và đó là hình ảnh của những kiếp người lam lũ trên mảnh đất này. Đầu tiên, là hình ảnh của mẹ con chị Tí với gánh hàng nước vẫn mở, ban ngày mẹ con chị mò cua bắt tép- một công việc bấp bênh qua ngày, đêm đến mẹ con chị lại mở quán nước để kiếm thêm. Bên cạnh đó là gia đình bác Xẩm với hình ảnh manh chiếu rách và tiếng đàn bầu, đứa con nhỏ bò ra nghịch cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe. Còn bác Siêu thì lật đật với gánh hàng phở ế hàng mà lại đắt đỏ. Rồi cụ Thi điên ngày nào cũng đến mua rượu uống rồi lại lảo đảo bước ra cười khanh khách. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận riêng nhưng đều giống nhau ở điểm là nghèo khổ, bất hạnh thậm chí là bế tắc. Dường như qua ngòi bút Thạch Lam, Liên luôn động lòng thương tới những mảnh đời bất hạnh, khốn khó kia mặc dù hoàn cảnh của cô chẳng khấm khá hơn họ là bao.

Và có lẽ rằng, thể hiện rõ nhất tâm lí của Liên chính là hoạt động cuối cùng của phố huyện- chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mang theo bao kí ức của cô. Khi tàu đến, vừa bừng sáng phố huyện nghèo vừa mang đến những nét vui trên gương mặt những người nơi đây, khi họ mong tàu là mong một tương lai tươi sáng hơn, còn chị em Liên, đặc biệt là Liên, cô không muốn quên đi một quá khứ đẹp đẽ ngày nào. Liên đang tìm đến những nguồn vui trong quá khứ để bù đắp cho những khó khăn hiện tại của gia đình. Đối với Liên mà nói, con tàu là miền kí ức tuổi thơ trở về nên cô mong mỏi được nhìn thấy chúng chạy qua. Ánh mắt Liên tập trung vào ánh sáng của đoàn tàu, ánh sáng đó như mở ra bao kí ức đẹp, cũng là miền khao khát, tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà ngay ở nơi phố huyện nghèo này phải rất lâu nữa mới có được. Khung cảnh khi mắt Liên nhìn cho tới khi chỉ còn một chút le lói nữa mới thôi cũng cho ta thấy rõ điều đó. Dù không bán được gì hay cô không mong chờ gì nhiều khi hành khách trên tàu có thể xuống và mua nhiều thứ cho gian hàng của cô, mà đợi  tàu là xuất phát từ nhu cầu tinh thần, cô mong những con người từ mọi miền, hương vị của kí ức chảy qua… Chỉ là một lát cắt của cuộc sống nhưng Thạch Lam cho chúng ta thấy tâm hồn của Liên thật nhạy cảm, mơ hồ, tinh tế nhưng cũng rất dung dị, đời thường.

Không những miêu tả tâm hồn Liên một cách khá sắc sảo mà Thạch Lam còn phối hợp nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật. Buổi chiều, cửa hàng hơi tối- đôi mắt Liên ngập dần trong bóng tối và cảm giác buồn man mác trước dư vị của ngày tàn. Đêm xuống, tâm hồn Liên yên bình hẳn- đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ. Tới đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy, khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nhe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối … Việc thể hiện rõ ngoại cảnh với tâm lí nhân vật làm cho truyện ngắn hợp lí, tuy không có cốt truyện nhưng nó vẫn lôi cuốn người đọc.

Về mặt nghệ thuật, Thạch Lam dùng thủ pháp đối lập, tương phản- thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng. Đến với “Chữ người tử tù” của nguyễn Tuân, ta bắt gặp sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nơi ngục tù, ẩm ướt. Và với “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, nó lại càng thể hiện rõ ràng hơn. Ánh sáng thì nhỏ nhoi, yếu ớt, bóng tối thì bao trùm, bủa vây. Ánh sáng thì chỉ là những khe sáng, hột sáng, vệt sáng còn bóng tối thì dày đặc như màn đêm không đáy. Chưa hết, sự đối lập còn thể hiện giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên. Khi còn ở Hà Nội, Liên được đi chơi bờ hồ, ướng những thức uống xanh đỏ. Giờ đây, khi đâng ở cái tuổi bay bổng nhất thì bị giam hãm ở cái quán nhỏ nơi phố huyện nghèo này. Thêm vào đó nữa là sự đối lập giữa cái thoảng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững, bủa vây. Tất cả làm nên một ngoại cảnh thúc đẩy diễn biến tâm trạng, tâm lí của Liên làm cho người đọc cảm nhận được ở Liên vừa là một đứa trẻ vừa là một cô gái trưởng thành. Thêm vào đó, Thạch lam lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị, nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” thể hiện cái tài miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam. Qua đây, ta có thể thấy được rằng, Thạch lam là một nghệ sĩ được đánh giá cao về tài năng chỉ qua việc xây dựng hình ảnh nhân vật Liên. Miêu tả tâm trạng nhân vật Liên, Thạch Lam muốn thể hiện được sự nghèo khổ hiện thực cua xót ấy vẫn mang những nét thi vị của chốn bùn lầy nước đọng và cũng là sự cảm thông sâu sắc với nhân vật bé nhỏ của mình. “Thước đo tài năng” đã đánh giá Thạch Lam ở vị trí cao vì thế không những “Hai đứa trẻ” mà truyện khác của ông sẽ vượt qua thời gian, lưu dấu ấn mãi cho các thế hệ bạn đọc hiện tại và sau này

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống tốt đẹp. Điều đó đã được thể hiện qua những lời khuyên nhủ của ông cha ta trong những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về nghĩa đen, “quả” là bộ phận của cây, do bầu nhuỵ hoa phát triển thành, bên trong thường chứa hạt. “Kẻ trồng cây” là người đã vun trồng, chăm bón cho cây ấy tốt tươi, tạo ra hoa thơm, quả ngọt. Hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Như vậy, khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Xét đến nghĩa bóng, câu tục ngữ khuyên ta khi thụ hưởng hay đón nhận được thành quả lao động của người khác làm cuộc sống ta tốt đẹp hơn, làm cho ta hạnh phúc thì phải biết ơn người đem lại thành quả ấy, hạnh phúc ấy cho mình. Đó chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay.

 

Bất kì những thành quả nào có được cũng từ quá trình lao động vất vả của con người. Bởi vậy là người được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần bày tỏ tấm lòng biết ơn, thể hiện sự trân trọng và sử dụng một cách tiết kiệm, hợp lý. Từ trong quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam, ông cha ta vẫn luôn sống trọng ơn nghĩa. Điều đó được thể hiện qua việc thờ cúng tổ tiên, lập đền thờ những bậc anh hùng có công với đất nước… Còn ở hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, sự biết ơn thể hiện qua những hành động rất nhỏ bé. Đó chính là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ:

                   “Công cha như núi Thái Sơn
         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
                   Một lòng thờ mẹ kính cha
            Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Cũng như sự kính trọng thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, vẫn có không ít những người sống vô ơn. Trong quá khứ, đó có thể là những kẻ bán nước để cầu vinh. Họ sẵn sàng phản bội đất nước nhân dân để có được cuộc sống giàu sang, no đủ. Còn ở hiện tại, nhiều bạn trẻ có lối sống ăn chơi, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… Tất cả những hành vi này đều đáng lên án.

Có ai đó đã từng nói rằng: “Lòng biết ơn không chỉ là đức tín vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác”. Quả đúng như vậy mà ông cha ta mới để lại lời khuyên sâu sắc cho con cháu qua câu tục ngữ trên.

Câu 3:

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".

Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".

Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

~Hok tốt~
##Mirai

4 tháng 5 2022

nếu mọi người biết làm thì bình luận lên đây nếu không biết thì để em khỏi phải chờ

4 tháng 5 2022

alo có ai ở đó không vậybucminh