K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 1 2021

MỞ BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Tế Hanh:

+ Tế Hanh (1921 - 2009) là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong giai đoạn phong trào thơ mới cũng như giai đoạn thơ tiền chiến, tác giả của rất nhiều bài thơ về chủ đề quê hương đất nước.

- Giới thiệu khái quát về bài thơ Quê hương:

+ Bài thơ Quê hương đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển bằng cảm xúc chân thành giản dị của Tế Hanh với quê hương.

THÂN BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

* Khái quát về bài thơ

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương - một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).

- Mạch cảm xúc: Bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù, tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.

* Phân tích bài thơ

- Bức tranh làng quê miền biển trong nỗi nhớ của tác giả (2 câu đầu):

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông"

+ "Vốn làm nghề chài lưới": làng nghề truyền thống đánh bắt cá từ bao đời.

+ Vị trí địa lí: làng quê sát ngay bờ biển, “nước bao vây”.

=> Lời giới thiệu giản dị, mộc mạc không hoa mĩ, rườm rà thể hiện được sự gắn bó, hiểu biết cùng nỗi nhớ của đứa con xa quê đối với làng quê thân thuộc trong tâm tưởng.

 

- Cảnh lao động của người dân làng chài (6 câu tiếp theo)

+ Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá

Thời gian bắt đầu: "Sớm mai hồng" => gợi niềm tin, hi vọngKhông gian: “trời xanh”, “gió nhẹ”

=> Không gian thiên nhiên hiền hoà, tươi sáng và tràn đầy sức sống hứa hẹn một chuyến ra khơi bình an, thuận lợi.

"Dân trai tráng": hình ảnh con người hiện lên trong một vóc dáng khoẻ khoắn, tràn đầy sinh lực.Chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển.“Cánh buồm như mảnh hồn làng”: phép ẩn dụ "cánh buồm" chính là linh hồn của làng chài, hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê.Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động.

=> Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống.

+ Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Không khí trở về: trên biển ồn ào, dân làng tấp nập, hớn hở với thành quả của một ngày đánh bắtHình ảnh người dân chài: làn da “ngăm rám nắng", thân hình “nồng thở vị xa xăm” -> khỏe mạnh, đậm chất miền biển, đầy lãng mạn với “vị xa xăm” - vị của biển khơi, của muối, của gió biển - đặc trưng cho người dân chài.“con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác -> Con thuyền như một con người lao động, biết tự cảm nhận thân thể của mình sau một ngày lao động mệt mỏi."Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy khoang": người dân làng chài biết ơn mẹ thiên nhiên đã giúp đỡ để có một cuộc đánh bắt thuận lợi, mang về những thành quả tốt đẹp. -> một nét đẹp trong phẩm chất của người dân chài.     

=> Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động của người dân làng chài, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm.

- Nỗi nhớ da diết, tình cảm thắm thiết của tác giả với quê hương:

+ “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”,…

-> Một loạt các hình ảnh của làng quê được liệt kê thể hiện nỗi nhớ quê hương chân thành, da diết của tác giả.

=> Từng hình ảnh giản dị đời thường của quê hương khắc sâu trong tâm khảm của nhà thơ.

"Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"

+ “mùi nồng mặn”: mùi của biển khơi, cá tôm, mùi của con người là hương vị đặc trưng của quê hương miền biển.

=> Câu cảm thán không hề khoa trương mà với cùng mộc mạc chân tình như một lời nói thốt ra từ chính trái tim của người con xa quê với một tình yêu thủy chung, gắn bó với nơi đã bao bọc mình.

KẾT BÀI PHÂN TÍCH QUÊ HƯƠNG

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Nội dung: Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Đặc sắc nghệ thuật: Thể thơ tám chữ phóng khoáng, bộc lộ cảm xúc giản dị, tự nhiên; hình ảnh liên tưởng, so sánh, nhân hóa độc đáo; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc; giọng điệu nhẹ nhàng, da diết; kết hợp các phương thức miêu tả và biểu cảm, trữ tình; hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo và gợi cảm.

- Liên hệ với lòng yêu quê hương, đất nước.

6 tháng 3 2018

Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.

“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.

Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.

Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.

Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.

Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.

Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.

Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.

Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.

Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.

27 tháng 10 2016

v

29 tháng 3 2020

Dàn ý miêu tả một buổi sáng bắt đầu ở quê em

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sớm ở quê em (tiếng gà gáy ò ó o o.... báo bình minh đến).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Mọi vật đang say ngủ trở mình thức giấc. Gà lục tục xuống chuồng, lợn ụt ịt đòi ăn, mọi người chuẩn bị đưa trâu bò ra bãi chăn thả, các bà các chị nhóm bếp nấu cơm sáng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Màn đêm dần dần tan loãng trong ánh sáng của ông mặt trời đang nhô lên.

- Những hạt bụi nắng rắc lên cánh đồng còn mờ sương, phủ lên mái nhà, vòm cây ánh sáng tinh khôi như bụi phấn của hoa cỏ.

- Xe bò đi lộc cộc trên đường làng.

- Nhà nhà trở dậy dọn dẹp, giặt giũ, cho gia cầm, gia súc ăn.

- Thoảng trong không gian mùi khói bếp lẫn hương thơm của hoa cau.

- Trên mái bếp, những làn khói nhạt bay lên mảnh như tơ.

- Bầy gà mái mẹ lục tục dẫn con đi ăn. Chú gà trống bỗng chốc gáy vang ò ó o o... giục giã rồi lục tục gọi mấy cô gà mái bới giun.

- Ông mặt trời toét miệng cười phô ánh hồng rực rỡ chiếu sáng cánh đồng.

- Những mái ngói nhà dân đỏ tươi dưới nắng.

- Màn sương loãng dần trên lá lúa, ngọn cỏ, những giọt nước lấp lánh dưới mai hồng.

- Vườn cây, ngọn tre lao xao với gió lời chào hỏi của một ngày mới. Em đi bộ tới trường với tâm hồn hăng hái, sảng khoái của buổi ban mai.

- Một ngày mới thanh bình của làng quê em bắt đầu.

3. Kết luận:

- Em yêu quê, gắn bó với quê và yêu từng buổi sáng, từng cảnh vật quen thuộc của làng quê em.

- Lớn lên, đi học xa, em chắc chắn sẽ nhớ quê nhiều lắm.

1. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

- Mùi lúa chín thơm

- Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

b. Tả chi tiết:

+ Khi trời còn tối

- Trời mát mẻ, dễ chịu

- Bầu trời tôi tối

- Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

- Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

- Có vài nhà bật đèn

- Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

- Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

+ Khi trời bắt đầu sáng

- Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

- Hầu như mọi người đều đã dậy

- Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

- Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

- Những chú chim kêu rả rích

+ Khi trời sáng hẳn

- Mặt trời lên, trời trong xanh

- Nắng bắt đầu gắt

- Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

- Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

- Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

- Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

- Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

- Nêu tình cảm với quê hương

 Và gắn bó với quê hương như thế nào.

6 tháng 5 2018

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu cơn mưa mùa xuân

Ví dụ:
Mùa xuân là một mùa tươi đẹp, là mùa của bao đợi mong và hi vọng. mùa xuân mang đến cho chúng ta bao cảm giác phấn khỏi và hi vọng. mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở khoe sắc. bên cạnh sự đêm đẽ mà mùa xuân mang lại thì mùa xuân còn có một dấu ấn vô cùng đặc sắc là những cơn mưa xuân.
II. Thân bài: tả cơn mưa xuân
1. Tả bao quát cơn mưa xuân

  • Cơn mưa xuân xuất hiện vào mùa xuân
  • Cơn mưa xuân kéo dài cả ngày
  • Mưa xuân luôn cùng với sự lạnh buốt
  • Mưa phùn chứ không lớn

2. Tả chi tiết cơn mưa xuân
a. Tả chi tiết cơn mưa xuân vào buổi sáng

  • Cơn mưa sáng không biết có từ khi nào, khi mở cửa đã nhìn thấy mưa
  • Mưa xuân vào buổi sáng lạnh
  • Cơn mưa hòa với cái lạnh tê tê khiến con người lạnh
  • Mưa xuân không có ánh sáng mặt trời
  • Mưa xuân mưa rất nhỏ và dài

b. Tả chi tiết cơn mưa xuân vào buổi trưa

  • Vào buổi trưa thì cơn mưa cũng bay bay
  • Không khí ít lạnh hơn
  • Mặt trời hửng hửng sáng
  • Những chú chim vẫn bay tìm thức ăn dù mưa
  • Những ngọn cây rinh ranh theo gió

c. Tả chi tiết cơn mưa vào buổi chiều tối

  • Cơn mưa xuân vẫn không ngớt
  • Nó mưa cả ngày
  • Mưa vẫn rơi
  • Cành về đêm thì trời càng lạnh hơn

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cơn mưa xuân
Ví dụ:
Cơn mưa mùa xuân rất thú vị. cơn mưa mùa xuân mang lại cho ta bao cảm giác hòa chung lẫn lôn. Em rất thích cơn mưa xuân .

25 tháng 9 2021

Đây là dàn ý,bạn tham khảo thôi nha

Đất nước Việt Nam ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, tuy nhiên, không đồng nhất trên toàn lãnh thổ, tùy vào từng vùng miền mà có những khí hậu đặc trưng riêng. Như ở miền Nam có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, trong khi đó, ngoài Bắc lại có đầy đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó, mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm mới đã mang lại sự tươi mới cho cảnh vật là nhờ những giọt mưa xuân. Cơn mưa mùa xuân luôn tô đẹp cho đất trời, mang không khí mới đến quê hương.

Trải qua một mùa đông rét buốt, chắc hẳn ai cũng mong muốn một chút hơi ấm của mùa xuân. Cơn mưa mùa xuân đến, xóa tan cái rét buốt chỉ còn hơi se lạnh. Những hạt mưa xuân bắt đầu rơi xuống báo hiệu sự khởi đầu của một năm mới. Hạt mưa mùa xuân đặc biệt lắm, nó khác hẳn với những cơn mưa nặng hạt vào mùa hè, hay cái lạnh cắt da cắt thịt vào mùa đông. Mưa xuân nhỏ nhẹ, bay lất phất giữa bầu trời, nó không khiến cho ta bị ướt sũng mà chỉ vương trên mái tóc, quần áo những giọt nhỏ li ti không đáng kể. Trời đất như được khoác trên mình tấm màn mờ mờ ảo ảo, lại có chút huyền bí, lãng mạn. Mưa mùa xuân mang đến bao cảm xúc cho con người cũng như vạn vật. Một mùa đông khô hanh đã được gột rửa bằng những cơn mưa ẩm ướt mịn màng của mùa xuân.

Mưa xuân rơi xuống như mang sức sống đến cho vạn vật. Cây cỏ, hoa cành tắm mình trong những hạt mưa, như được tiếp thêm bao sức sống; chúng bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa đua nhau khoe sắc, khoe hương. Cơn mưa cũng khiến tâm hồn con người nhẹ nhàng, sảng khoái và dường như nhịp sống của ta cũng trở nên chậm rãi hơn để tận hưởng cho hết vẻ đẹp của mùa xuân. Trong những ngày Tết đầu xuân, người người đi chơi xuân, trên con đường ngập tràn niềm vui đón năm mới, giọt mưa xuân cũng hòa mình vào trong niềm vui ấy cùng bao người. Họ chìa tay ra đón những giọt mưa như đón một điều mới cho một năm bắt đầu. Cơn mưa xuân ấy như cuốn bao nỗi u sầu muộn phiền của năm cũ trôi đi.

Mùa xuân đến, mỗi người lại thêm một tuổi mới. Từng hạt mưa xuân sống với những năm tháng trưởng thành của ta. Mưa xuân khiến con người ta nhớ về quá khứ, nghĩ đến tương lai, cho ta sự cảm nhận về hiện tại, tận hưởng từng giây phút hạnh phúc bên người thân, gia đình. Mưa mùa xuân thật đẹp, thật xao xuyến!

14 tháng 3 2021

Tham khảo 

a. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về mùa xuân và phong cảnh mùa xuân.Gợi ý: Mỗi năm có bốn mùa xuân - hạ - thu - đông luân phiên nhau đóng giữ nhân gian. Thiên nhiên, đất trời cũng theo đó mà thay đổi. Mỗi mùa lại đem đến một cảnh sắc với vẻ đẹp riêng. Nhưng với em, đất trời này đẹp nhất chính là khi bước vào mùa xuân.

b. Thân bài

- Giới thiệu chung về mùa xuân:

Mùa xuân kéo dài trong bao lâu? Thường bắt đầu từ lúc nào?Khi chuyển từ mùa đông sang mùa xuân thì đất trời có những dấu hiệu, biến chuyển gì đặc biệt?

- Thiên nhiên mùa xuân:

Bầu trời trở nên trong xanh, cao hơnKhông khí trở nên có phần ấm áp hơn, nắng ấm cũng nhiều hơnNhững loài chim bay đi tránh rét lũ lượt kéo về từng đànCác loài động vật ngủ đông cũng lục tục thức dậy, đón mùa xuân vềCác loài cây thi nhau đâm chồi, nảy lộc, muôn hoa đua nhau khoe sắc thắmBắt đầu xuất hiện những cơn mưa xuân lất phất trong tiết trời se lạnh của mùa xuân

- Con người trong mùa xuân:

Mọi người vui vẻ, nô nức chào mùa xuân đếnĐường phố, nhà cửa, hàng quán… được trang hoàng rực rỡ để chào năm mớiCác hoạt động chào xuân được tổ chức nhiều, đông vui tấp nập

- Ý nghĩa của mùa xuân:

Là khởi đầu mới của một năm, đem đến cho con người ta hi vọng về năm mới may mắnĐem đến sự sống cho thiên nhiên, cây cỏĐem đến những sum vầy, đoàn tụ và hạnh phúc cho con người vào dịp Tết

c. Kết bài

Khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của mùa xuân đối với thiên nhiên và con ngườiNhấn mạnh lần nữa ý nghĩa, vai trò không thể thiếu của mùa xuân
6 tháng 9 2016

Thân phận lẽ mọn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến là một đề tài khá phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết thời hiện đại. Tình yêu và hanh phúc gia đình là một trong những mối quan tâm lớn của văn học từ xưa đến nay. Nó góp phần thế hiện rõ tinh thần nhân đạo trong văn học. Chùm thơ Tự tình là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về người phụ nữ trong vàn học Việt Nam - Hồ Xuân Hương.

Người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng nghe tiếng trống cầm canh báo thời khắc đi qua. Canh khuya là thời gian từ nửa đêm cho đến sáng. Nàng cảm thấy tiếng trống canh báo hiệu thời gian khắc khoải mong ngóng một điều gì. Nhưng càng mong lại càng không thấy. Tiếng trống canh đang dồn dập kia chính là thông báo về thời gian tâm trạng của nàng. Nó thể hiện nỗi chờ mong khắc khoải, thảng thốt thiếu tự tin, đầy lo âu và tuyệt vọng của người đàn bà.

Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng bẽ bàng của người vợ cô đơn chờ mong chồng mà chồng không đến bằng một chữ trơ - trơ trọi, trơ cái hồng nhan, cái thân phận phụ nữ với nước non, với đời, với tình yêu.

Hai câu tiếp theo, Hồ Xuân Hương diễn tả tâm trạng tuyệt vọng cùa người vợ chờ chồng.

Câu thơ ẩn chủ từ, chỉ thây hành động và trạng thái diễn ra. Chén rượu hương đưa nghĩa là uông rượu giải sầu cho quên sự đời, nhưng say rồi lại tỉnh, tức là uống rượu vẫn không quên được mối sầu!



 

20 tháng 11 2016

Mở bài: - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm - Ấn tượng bước đầu của em về văn bản. Thân bài: - Trình bày cảm nghĩ của em về tác giả- một vị quan khi 86 tuổi đã từ dã kinh đô về thăm quê cũ sau cả một đời rời xa quê hương. - Cảm nghĩ về tâm sự của Hạ Tri Chương trong buổi đầu đặt chân lên mảnh đâT quê hương. - Tác dụng của pháp đối trong việc kể lại sự việc: đi - về, việc miêu tả giọng nói và mái tóc. - Tâm trạng xót xa vì đã trở thành người khách bất dắc dĩ trên quê hương cúa mình. - Thể hiện tấm lòng yêu quê hương tha thiết của tác giả. Kết bài: Bài học về tình quê hương mà bài thơ đã mang lại cho em.

29 tháng 11 2016

sao khó vậyohobatngo