K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1 2021

Đặc điểm trong cấu trúc lục lạp và ti thể làm gia tăng diện tích màng những bào quan là:

Ti thể:

Màng trong gấp khúc thành các mào, trên đó chứa nhiều loại enzim hô hấp. Enzim hô hấp có nhiệm vụ chuyển hoá đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

Lục lạp

Bên trong lục lạp có hệ thống các túi dẹt tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

câu 1:nêu cách đo độ dài ?Hãy kể rên các loại thước đo độ dài?tại sao người ta lại phải sản xuất ra nhiều loại thước kẻ như vậy?câu 2:khi dùng thước đo độ dài cần chú ý đến những yếu tố nào?nêu đặc điểm các yếu tố đócâu 3:nêu cách đo thể tích chất lỏng?hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết?câu 4:khối lượng...
Đọc tiếp

câu 1:nêu cách đo độ dài ?Hãy kể rên các loại thước đo độ dài?tại sao người ta lại phải sản xuất ra nhiều loại thước kẻ như vậy?

câu 2:khi dùng thước đo độ dài cần chú ý đến những yếu tố nào?nêu đặc điểm các yếu tố đó

câu 3:nêu cách đo thể tích chất lỏng?hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết?

câu 4:khối lượng là gì?nêu đơn vị đo hợp pháp của khối lượng

câu 5:lực là gì?thế nào là hai lực cân bằng?nếu có hai lực tác dụng lên một vật mà vật đó vẫn đứng yên thì đó là hai lực 

câu 6:trọng lực là gì?hãy nêu phương và chiều của trọng lực?đơn vị và kí hiệu của lực?

câu 7:một lực tác dụng vào một vật có thể gây ra hững tác dụng gì?cho ví dụ

câu 8:

a,lực kế dùng dể làm gì?hãy nêu cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản?

b,hãy nêu hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng?một vật có khối lượng 1,5 tấn thì có trọng lượng là bao nhiêu niuton?

câu 9:

a,khối lượng riêng của một vật là gì?nêu công thức tính khối lượng riêng?giải thích các đại lượng trong công thức?

b,trọng lượng riêng của một vật là gì?nêu công thức tính trọng lượng riêng?giải thích các đại lượng có trong công thức?

câu 10:hãy nêu các loại máy cơ đơn giản?nêu tác dụng của mặt phảng nghiêng?

câu 11:tại sao đi dốc càng thoai thoải thì càng dễ đi hơn?

câu 12:

a,treo một quả nặng vào một đầu của sợi dây,khi quả nặng đã đứng yên thì nó chịu tác động của những lực nào?các lực đó có đặc điểm gì?

b,nếu dùng kéo cắt sợi dây thì hiện tượng nào sảy ra?vì sao lại nhưn vậy?

câu 13:tính trọng lượng và khối lượng của một chiếc dầm sát  50dm3 biết khối lượng riêng của nó là 7800kg/m3

0
3 tháng 3 2016

- Những từ để gọi Lượm là: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ  

- Tác dụng: Cách gọi luôn thay đổi này thể hiện mối quan hệ rất thân thiết giữa tác giả và Lượm, đồng thời nó nói lên lòng yêu quý, mến trọng của tác giả đối với Lượm - một đồng chí còn rất non tuổi đời đã hăng hái tham gia công việc kháng chiến đánh giặc cứu nước.

3 tháng 3 2016

Trong bài thơ, người kể chuyện đã dung nhiều từ xưng hô khác nhau để gọi Lượm:cháu,chú bé,đồng chí,Lượm.

Có tác dụng thể hiện quan hệ  của tác giả và Lượm vừa là chú cháu,vừa là đồng chí,vừa là nhà thơ với 1 chiến sĩ đã hi sinh.

9 tháng 10 2016

(2)Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.

(3)

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

 Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Bác đến chơi đây ta với ta

(4)“ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không.

(1)Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có.

Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

 

(1)

 

10 tháng 10 2016

Bn có thể tl ngắn gọn được Ko

13/ lipit khác với gluxit về câu trúc và chức năng như thế nào? 14/ viết công thức khái quát và nêu vai trò của axit amin cừng với các thành phần của nó trong tế bào. Thế nào là axit amin không thay thế và nó có vai trò như thế nào trong tế bào và cơ thể? 15/ mô tả các bậc cấu trúc của protein và mối quan hệ giữa chúng 16/ protein có những chức năng gì? Sự khác biệt...
Đọc tiếp

13/ lipit khác với gluxit về câu trúc và chức năng như thế nào?

14/ viết công thức khái quát và nêu vai trò của axit amin cừng với các thành phần của nó trong tế bào. Thế nào là axit amin không thay thế và nó có vai trò như thế nào trong tế bào và cơ thể?

15/ mô tả các bậc cấu trúc của protein và mối quan hệ giữa chúng

16/ protein có những chức năng gì? Sự khác biệt giữa các dạng protein dạng sợi và dạng cầu thể hiện ở những điểm nào? từ những điểm trên có thể rút ra kết luận gì về tầm quan trọng của protein trong tế bào và cơ thể? tính đặc trưng và đa dạng của protein được biểu hiện như thế nào?

20/nêu cấu trúc hóa học của các nucleotit và vai trò của chúng trong tế bào?

21/ mô tả cấu trúc bậc 1 và bậc 2 của ADN. tính chất đặc trưng và đa dạng của ADN do những yếu tố nào quy định?

22/ thế nào là biến tính và hồi tính của ADN? Ứng dụng của chúng vào việc lai phân tử như thế nào?

23/ dựa vào chức năng cơ thể, phân loại ARN như thế nào?

24/ nêu cấu trúc và chức năng của mARN, tARN, rARN

25/ tại sao axit nucleic được xem là hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể?

5
15 tháng 8 2018

15.

-Cấu trúc bậc 1 : Là trình tự sắp xếp các aa trong chuôi pôlipeptit

-Cấu trúc bậc 2 :Là do chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 1 có thể xoắn α và gấp nếp β . Được hình thành bởi liên kết peptit và liên kết H

-Cấu trúc bậc 3: Chuỗi pôlipeptit có cấu trúc bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn để hình thành nên cấu trúc bậc 3 (hình cầu)

-Cấu trúc bậc 4 : Hai nhiều chuỗi polipeptit có cấu trúc bậc 3 để tạo nên prôtêin có cấu trúc bậc 4-

-Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao , độ PH thấp có thể làm phá vỡ cấu trúc ko gian của prôtêin dẫn đến làm prôtêin bị biến tính

Câu 24:

mARN cấu tạo từ một chuỗi polinuclêôtit dưới dạng mạch thẳng, mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. Để thực hiện chức năng truyền đạt thông tin di truyền từ ADN đến protein thì ARN có

  • Trình tự nucleotit đặc hiệu giúp cho riboxom nhận và liên kết vào ARN
  • Mã mở đầu : tín hiệu khởi đầu phiên mã
  • Các codon mã hóa axit amin:
  • Mã kết thúc , mang thông tin kết thúc quá trình dịch mã

tARN có cấu trúc với 3 thuỳ, trong đó có một thuỳ mang bộ ba đối mã có trình tự bổ sung với 1 bộ ba mã hóa axit amin trên phân tử mARN , tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit .

rARN có cấu trúc mạch đơn nhưng nhiều vùng các nuclêôtit liên kết bổ sung với nhau tạo các vùng xoắn kép cục bộ. rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. r ARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào.



Nguồn: google

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn.

Người ta xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa

Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì

Đọc văn là nền tảng của học văn.

Các luận điểm làm rõ và chứng minh các vấn đề, ý nghĩa khác nhau của văn bản nhằm hướng tới các khía cạnh khác nhau của luận đề như ý nghĩa, lý thuyết