K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2021

Trước cách mạng tháng tám, số phận của người nông dân luôn là đề tài đặc biệt được các nhà văn quan tâm khai thác. Nếu như Ngô Tất Tố phát hiện ra cái đẹp, sức sống tiềm tàng của người nông dân, Vũ Trọng Phụng chỉ nhìn thấy cái xấu xa của họ thì đến Nam Cao là một người đến sau nhưng ông đã khai thác được mặt khác của người nông dân đó là bản chất lương thiện và bi kịch bị tha hóa. Nhân vật Chí Phèo chính là bản vẽ tổng quát nhất của Nam Cao khi viết về người nông dân. Đây đồng thời cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao thế hệ bạn đọc.

Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã gây ấn tượng mạnh với người đọc bằng tiếng chửi của Chí Phèo, hắn chửi trời, chửi đời, chửi dân làng Vũ Đại, nhưng chẳng ai đáp lại, hắn lại chửi đến “đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo” . Tại sao tiếng chửi lại đau đớn, uất ức đến vậy? Ngược về quá khứ, Nam Cao đã cho thấy số phận bất hạnh của Chí Phèo, đẻ ra là một đứa trẻ mồ côi, bị mẹ bỏ mặc ở lò gạch cũ, Chí may mắn được ông thả ống lươn nhìn thấy và nhặt về. Chí bị trao tay qua nhiều người, ban đầu là bà góa mù, rồi đến bác phó cối, khi bác phó cối mất, Chí lớn lên trong sự đùm bọc của xóm làng. Từ nhỏ Chí đã sống trong sự thiếu thốn tình yêu thương, nhưng bản thân Chí vẫn là con người lương thiện. Chí làm việc cho Bá Kiến để nuôi sống mình, Chí yêu lao động và có những mơ ước thuần phác, hồn hậu: lấy vợ, sinh con, chồng làm thuê cuốc mướn, vợ dệt vải, để được chút vốn liếng sẽ mua ruộng để làm. Không chỉ vậy, Chí còn là người có lòng tự trọng, bóp chân cho bà ba hắn chỉ thấy nhục hơn là thấy thích. Ai có thể ngờ rằng một con người lương thiện đến vậy có thể tha hóa, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Sự tha hóa của Chí Phèo nguyên nhân trực tiếp là Bá Kiến, sự ghen tuông khiến Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào nhà tù thực dân. Nhà tù thực dân với sự tàn bạo, tra tấn dã man cả về thể xác và tinh thần đã biến Chí Phèo trở thành kẻ mất cả nhân hình và nhân tính. Ngày ở tù về Chí trông như thằng “săng đá” răng cạo trắng, đôi mắt gườm gườm, xăm trổ toàn thân, ... khiến cho ai cũng phải khiếp sợ. Người đọc vừa ngỡ ngàng, vừa đau đớn, anh Chí của ngày xưa đâu? Nhà tù thực dân có sức phá hủy nhân hình, nhân tính của con người ghê gớm đến vậy sao? Bi kịch chồng lẫn bi kịch, Chí trở về con bị chính kẻ thù của mình là Bá Kiến dụ dỗ, dùng những lời ngon ngọt làm lu mờ nhận thức của Chí. Trong cơn say triền miên, Chí chính thức trở thành tay sai cho Bá Kiến, đòi nợ, chém giết thuê. Bất cứ việc gì Bá Kiến sai Chí đều thực hiện. Có lẽ cuộc đời của Chí sẽ chấm dứt từ đây, từ giờ cho đến lúc chết Chí Phèo chỉ còn là tay sai của Bá Kiến, của xã hội thực dân.

Nam Cao khác so với những nhà văn trước đó là ở chỗ ông đã chỉ ra con đường người nông dân bị lưu manh hóa. Các tác phẩm trước mới chỉ miêu tả đời sống bí bách, túng quẫn bị đẩy đến bước đường cùng của người nông dân (Tắt đèn – Ngô Tất Tố; Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan). Còn Nam Cao đã tiến một bước xa hơn: ông khẳng định bản chất lương thiện, giàu lòng tự trọng vốn có của họ, đồng thời nêu lên nguyên nhân, con đường tha hóa chính là do nhà tù thực dân, bọn cường hào ác bá đã nhào nặn những người nông dân lương thiện trở thành những con quỷ dữ, bị cả xã hội xua đuổi.

Nhưng cái hay trong tác phẩm Nam Cao chính là liên tục tạo ra những khúc rẽ, những biến cố giúp thúc đẩy câu chuyện phát triển. Cuộc đời Chí tưởng rằng sẽ chìm trong bế tắc, sẽ mãi mãi không nhận ra kẻ thù của mình cho đến ngày Chí gặp thị Nở. Thị Nở xuất hiện như một luồng gió mới đến với cuộc đời chí Phèo. Sáng hôm sau, Chí nằm một mình trong lều, trận cảm đã làm hắn yếu đi nhiều, đây cũng là cơ hội để hắn cảm nhận cuộc sống xung quanh. Hắn nghe những âm thanh quen thuộc của cuộc sống, tiếng chim hót, tiếng người ta đi chợ và hắn chợt thấy nhớ về ngày xưa, về những mơ ước rất đỗi dung dị của mình. Nhìn lại thực tại hắn chẳng có gì ngoài những vết sẹo chằng chịt trên mặt, nhận ra mình đã sang cái dốc bên kia của cuộc đời. Trong dòng suy nghĩ miên man, Thị Nở xuất hiện với bát cháo hành trên tay. Lần đầu tiên trong cuộc đời chỉ có chém giết và ăn vạ chị được người ta cho bát cháo hành, chí đường người ta yêu thương, quan tâm, chăm sóc. Đây cũng là lần đầu Chí thấy cháo hành ngon đến vậy “những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo hành?”. Câu hỏi ấy vang lên làm ta không khỏi nhức nhối, thương cảm cho số phận của Chí. Hắn cầm bát cháo Thị Nở cho bằng đôi mắt thật hiền, cảm động, đôi mắt hắn ươn ướt vì sự biết ơn. Cùng với năm ngày chung sống cùng thị Nở trong hắn lại trỗi dậy khao khát về một cuộc sống khác, hắn khao khát được làm hòa với mọi người biết bao. Mong mỏi được làm người lương thiện, nhân tính trong Chí đã trở về: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao, thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Năm ngày đó như ánh nắng rực rỡ làm bừng sáng quãng đời đen tối của Chí Phèo. Chưa bao giờ người ta thấy một thằng chuyên rạch mặt ăn vạ lại hiền lành đến vậy, hắn cố uống rượu cho thật ít, để tỉnh tạo tận hưởng hạnh phúc, để được say trong men tình. Lần đầu tiên sau khi ở tù về Chí Phèo mới có lại mục đích và lí tưởng sống. Đó là những mong ước giản dị mà bất cứ ai cũng nâng niu, trân trọng.

 

Nhưng cuộc đời Chí Phèo vẫn chưa thoát khỏi những bi kịch. Thị Nở từ người cứu vớt lại trở thành người chối tự quyền làm người và hạnh phúc của Chí Phèo, chỉ vì bà cô không cho phép lấy một kẻ chỉ có chuyên đi rạch mặt ăn vạ. Bà cô chính là đại diện cho những hủ tục của xã hội đương thời, đẩy Chí đến bi kịch của sự tuyệt vọng. Chí Phèo uống, nhưng càng uống lại càng tỉnh, càng nhận ra số phận nghiệt ngã của bản thân. Chí xách dao định tìm đến nhà Thị Nở để giết cả nhà “nó”, nhưng bước chân lại hướng về nhà Bá Kiến. Chí Phèo dõng dạc đòi lương thiện, nhưng bản thân hiểu rõ: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể làm người lương thiện nữa?” Và hắn rút dao giết chết Bá Kiến rồi tự kết liễu đời mình. Cái chết của cả hai quá đỗi bất ngờ. Chí giết kẻ thù của mình, kẻ cướp đi người nông dân lương thiện, và tự giết chết thân xác của một thằng tha hóa, giữ lại cho mình phẩm chất lương thiện. Cái chết của Chí Phèo là hệ quả tất yếu nhưng cũng không khỏi làm cho ta thương xót, đồng cảm.

Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nông dân chất phác, lương thiện nhưng bị đẩy đến bước đường tha hóa phải tìm đến cái chết để khôi phục danh dự. Đồng thời với nhân vật Chí Phèo tác giả cũng lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến độc ác, bất nhân đẩy con đường đến bước đường cùng. Không chỉ vậy, ông còn thể hiện cái nhìn tin yêu vào bản chất lương thiện của những người nông dân.

28 tháng 6 2018

Cuối cùng thì HKI cũng đã trôi qua một cách nhanh chóng, xem ra học kì đầu ở ngôi trường mới này cũng có rất nhiều điều thú vị để nghĩ tới. Bạn bè mới toanh không quen biết gì cả, thầy cô cũng lạ, cách học cũng hơi lạ, lạ tất tần tật. Nhưng rồi mình cũng phải thích nghi và quen dần với mọi việc. Nhưng mà đỡ một cái ở đây không học nhiều môn như hồi cấp III, hơn vậy còn được học cái mà mình thích nữa chứ ( 2 môn chuyên ngành: NMCNTT1, NMLT). Biết bao nhiêu cái Deadline đã qua, biết bao nhiêu lần trầy vi tróc vảy với những bài tập, đồ án, khảo sát thực tế… của các thầy đưa ra. Nhưng thật may là đến giờ đây mình vẫn còn nguyên vẹn dù rằng tóc đã bạc đi vài cọng :D, hehe!

Hồi HKII năm lớp 12, tìm hiểu thì mới thấy trường ĐH KTHN của mình chính là cái nôi đào tạo CNTT tốt nhất nhì cả nước, lúc đó cũng chưa thấy rõ lắm. Nhưng khi tham gia học ở trường này mình mới thực sự thấy rằng những lời nói đó không phải là những lời nói xuông, hoàn toàn có thật đấy bạn ạ! Đặc biệt nếu bạn được học trong lớp CNTN thì mọi chuyện còn tuyệt vời hơn nữa cơ. Hầu hết các thầy chuyên ngành mà mình được tiếp xúc ở HK này đều để lại cho mình những ấn tượng thật tốt, thật khác biệt.
Đầu tiên mình muốn gởi tới thầy Trần Đan Thư lời cảm ơn chân thành nhất. Thầy thật giản dị, từ lời nói cách ăn mặt cho đến những dòng code của thầy. Code của thầy viết không quá cầu kì bí hiểm, trái lại nó rất trong sáng và gọn gàng, đọc vào rất dễ hiểu. Bên cạnh đó những dòng code còn chứa bao nhiêu tâm huyết của thầy. Thầy đã dẫn dắt từ từ những bạn chưa biết tí gì về lập trình bước lên con đường phía trước, cũng như những bạn đã từng code càng thêm yêu cái ngành mà mình đã chọn. Ngay chính bản thân mình, trước khi vào học, đọc cái TKB thấy có môn NMLT đã vội thở dài và ngao ngán phải học lại (vì hồi cấp III học chuyên tin). Nhưng cái sự ngạo mạn ngu ngốc ấy đã biến mất ngay lập tức khi mình tham gia buổi học thứ 2 của thầy Thư (buổi 1 có việc, nên hog học được uổng quá :(() và thay vào đó làm cảm giác xấu hổ vì suy nghĩ “ếch ngồi đáy giếng” của mình. Mình chả là gì cả, mình còn phải học nhiều hơn thế nữa. Thầy đã thanh đẩy đầu óc của mình một cách rất tự nhiên. Và giờ đây, mỗi tiết học của thầy mình lại được thầy truyền lại biết bao nhiêu là kiến thức quý báo, những mẹo,  những Bug thường hay gặp và những Bug “nguy hiểm”, những thuật ngữ… và cả những điều trong sách vở không bao giờ dạy đó là những tình huống khi đi làm sau này, những vấn đề nên chú ý khi làm một dự án và đôi khi thầy còn kể lại những câu chuyện lịch sử trong ngành CNTT. Lần học gần đây nhất (6.1.20120) thầy đã demo lỗ hổng bảo mật đơn giản của máy ATM hồi mấy năm trước mà nguyên nhân chỉ là do lỗi lập trình chuỗi tưởng chừng đơn giản vô hại, buổi học rất hay và chắc có lẽ mình sẽ không bao giờ quên. Nếu như nhìn sơ sơ, có vài đứa bảo lớp CNTN học chậm hơn những lớp ở ngoài. Nhưng các bạn không biết rằng chúng ta đang được học một cách tuyệt vời nhất rồi đấy. Chúng ta được tìm hiểu vấn đề một cách cặn kẽ và chuyên sâu, thật sử hiểu rõ từng câu lệnh, điều đó thì quả là đỉnh rồi còn gì. Một lần nữa với tất cả lòng biết ơn và kính trong thầy, em xin cám ơn thầy đã tận tình chỉ dạy lớp CNTN.

Về 2 thầy trợ giảng thực hành NMLT đã cố gắng đưa ra những bài tập phù hợp với lớp. Tuy nhiên đôi khi 2 thầy thường hay cho những kiến thức sớm hơn những gì đã được học ở phần lý thuyết, cũng như bài tập đưa ra đôi khi không rõ yêu cầu. Nhưng dù sao, thầy cũng đã rất tận tình với lớp chúng ta.

Tiếp đến là các thầy NMCNTT, thầy Thành là người mà mình gặp đầu tiên trong tuần học đầu tiên. Điều ấn tượng nhất đối với mình là thầy nói cực kì nhanh, đôi khi cứ tưởng đâu thầy đang đọc một câu thần chú vậy, hihi ^^! Nhưng thầy dạy rất nhiệt tình, dẫn dắt kiến thức rất hợp lí và dễ hiểu. Thầy cũng thường hay kể những câu chuyện ngoài lề có liên quan đến nội dung bài học hay những kinh nghiệm bản thân. Điều mình vẫn còn nhớ đến giờ là cái buổi đầu tiên, khi lớp chưa bầu lớp trưởng, cứ thằng nào vô sau vừa ló đầu vào thì thấy cứ hỏi một câu: “Lớp trưởng đây hả?”, mặt đứa nào cũng ngẩn tò tè và hog biết mô tê gì đang xảy ra nữa.

Và cuối cùng là 2 thầy trợ giảng thực hành của môn này double Hưng :D! 2 thầy còn rất trẻ (Hình như thầy Trương Phước Hưng là sv trường mình khóa 2005) rất xì tin, vui tính nên cũng hiểu được tâm lí của các bạn sinh viên trẻ :P! Thầy Hưng nói chuyện rất rõ ràng dễ hiểu, mình khoái cái netbook con con của thầy. Còn thầy Trương Phước Hưng, nói sao ta, nhìn có vẻ hơi bí hiểm nhưng học riết rồi cũng hết bí hiểm luôn. Rất vui tính, nhưng cũng thường hay “cảm tính”. Cái lần mà tới giờ của thầy mà lớp vẫn ngồi code ì xèo, thế là cho luôn 2 cái bài tập lập trình trong đó có 1 bài khó “căng não”, ban đầu hơi đau não, nhưng xong chuyện rồi mới nhận ra thì ra thầy muốn lớp thực hành kĩ năng tìm kiếm trên Internet, bài đó search tốt sẽ ra được Solution ngay. Còn bài LaTeX nữa, lần đó chạy ngược chạy xuôi làm đủ mọi chuyện: tìm hiểu LaTeX, chọn chủ đề, thiết kế form, khảo sát, đánh vào nè… Làm xong bài đó y như rằng được hồi sinh trở lại.
Nhìn chung, HKI đã gần đóng lại với biết bao kỷ niệm. Suốt một chặng đường, mình đã được học rất nhiều từ các thầy về những kiến thức chuyên ngành cũng như là các kỹ năng trong cuộc sống. Mình đã mạnh dạnh hơn, dám nghĩ dám làm,  đặc biệt hơn nữa những bài tập đồ án làm nhóm của các thầy đã rèn luyện cho mình kỹ năng cùng làm việc nhóm, thắt chặt tình đoàn kết… Từ 4 đứa xa lạ ở 4 nơi khác nhau: Tài(Phan thiết), Tín(Vĩnh Long), Minh(Đồng Nai), Thiện(Long An), giờ đây đã là 4 anh em của nhóm M3T cùng “sống chết hoạn nạn” cả nhau :D! Một lần nữa cám ơn các thầy đã cho chúng em những trải nghiệm thú vị trong học kỳ vừa quá, Chúc sức khỏe các thầy!

Hơi dài . thông cảm nhé !! Rất mông những sự ủng hộ !!!

~ HOK TỐT ~

10 tháng 5 2021

 Giúp mình với ạ:(((

6 tháng 11 2019

ắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
 
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
 
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
 
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
 
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
 
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình..  Sách giải.com 

2 tháng 9 2021

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

22 tháng 11 2016

Truyện Thầy bói xem Voi có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, để lại cho người đọc những bài học quý giá, xen kẽ vào đó là những tiếng cười bởi những tình tiết đặc sắc trong câu chuyện.

  Truyện thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn kể về cuộc xem voi của 5 ông thầy bói mù, cả 5 ông đều chưa biết về con voi như thế nào nhân lúc đó lại có người bảo sắp có voi đi tới mấy ông liền túm tụm lại để xem, do các ông đều bị mù nên không thể nhìn được con voi đó như thế nào mà phải sờ các bộ phận của voi để đoán xem nó có hình thù như thế nào.

Những lời nhận xét của các ông về con voi là khác nhau, dẫn đến nhưng xung đột, tranh luận sâu sắc, dẫn tới cả ẩu đả. Từ những đánh giá một cách phiến diện hời hợt từ bề ngoài của các thầy bói mù đã dẫn đến những lời nhận xét không có tính chất xác thực, mà chỉ mang tính chất hiếm diện hời hợt của cái vỏ bề ngoài của sự vật sự việc. Vì vậy qua câu chuyện này muốn để lại những bài học nhân sinh cho người đọc rằng cần nên tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng cần hiểu được những tính chất bên trong của sự vật sự việc chứ không nên chỉ đánh giá khách quan hiếm diện từ bề ngoài sẽ dẫn đến những lời nhận xét sai chưa đúng với bản chất của sự vật.

23 tháng 11 2016

cam nghi cua em ve nam ong thay boi chu khong phai ve truyen

 

27 tháng 8 2023

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.

12 tháng 11 2021

tham khảo

Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và cao quý nhất đối với mỗi người. Mẹ là người thân yêu và gần gũi với chúng ta nhất và có vai trò quan trọng trong quá trình lớn lên và trưởng thành của chúng ta. "Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Từ những ngày mang bầu chúng ta, mẹ đã phải chịu biết bao nhọc nhằn vất vả. Chín tháng mang nặng đẻ đau rồi đau đớn vô cùng để chúng ta được có mặt trên cõi đời này cơ mà.Tiếp theo, mẹ là người dõi theo từng quá trình lớn lên của chúng ta. Mẹ là người thầy uốn nắn cho con những bài học làm người đầu tiên. Mẹ còn là người bạn luôn ở bên lắng nghe giúp đỡ chúng ta bất cứ khi nào có thể. Tình yêu thương của mẹ lúc nào cũng là vô điều kiện. Chao ôi!Mọi sự thành công của chúng ta đều có mẹ ở bên hy sinh thầm lặng, cổ vũ và động viên. Tóm lại, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mỗi người con cần phải trân trọng và tôn thờ.

12 tháng 11 2021

Tại sao người biên soạn lại đặt tên đoạn trích trong chương XVIII của tác phẩm "tất đèn"(Ngô Tất Tố) là"tất nước vỡ bờ"( SGK N.Văn8).Em hãy lí giải cụ thể đều này . Giúp mik với mn

6 tháng 4 2020

Trong xã hội, mỗi công dân đều phải có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, với gia đình và xã hội, vì thế bản thân mỗi người cần phải suy nghĩ và hành động có trách nhiệm trong mọi tình huống đúng với các qui định của gia đình và xã hội đề ra. Học sinh thấy được trách nhiệm của thanh niên học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước là tích cực học tập, rèn luyện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người công dân. Thực hiện nghiêm túc các nội qui của trường, lớp và những chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xác định trách nhiệm của mình trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. Ý thức trách nhiệm là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một gia đình hạnh phúc, một xã hội dân chủ và văn minh, phát triển bền vững. Một xã hội muốn phát triển đi lên thì mỗi người phải có nghĩa vụ thực hiện và phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm của bản thân.

Học tốt!!!

#Bo