K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2019

- Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng:

      + Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hòa dòng chảy sống ngòi, chống lũ, bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ bờ biển, chống cát bay,...

      + Cung cấp sản lượng nhu cầu về đời sống và sản xuất: gỗ cho công nghiệp , xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chưa bệnh và nâng cao sức khỏe con người.

- Khai thác rừng phải đi đôi với bảo vệ rừng để tránh nguy cơ cạn kiệt rừng và bảo vệ môi trường.

5 tháng 6 2017

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.

+ Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì: ¾ diện tích nước ta là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.

5 tháng 6 2017

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu, tạo việc làm cho dân cư.

+ Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì: ¾ diện tích nước ta là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.

2 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

- Lợi ích của việc đầu tư trồng rừng:

+ Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn gen, điều hoà khí hậu, điều hoà dòng chảy sông ngòi, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống lũ lụt, khô hạn, gió bão, cát bay,...

+ Cung cấp lâm sản cho nhu cầu của đời sống và sản xuất (gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy; dược liệu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe con người).

- Khai thác rừng phải đi đôi với việc bảo vệ rừng để tránh nguy cơ cạn kiệt rừng và bảo vệ môi trường.

30 tháng 11 2018

Đáp án B

30 tháng 12 2019

Đáp án B

3 tháng 11 2019

* Việc trồng rừng có nhiều ý nghĩa:

- Tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường, giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm ở vùng đồi núi, chắn cát bay, bảo vệ bờ biển ở vùng ven biển, góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

- Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

- Tăng nguồn tài nguyên rừng cho đất nước (gỗ và các lâm sản khác như tre, nứa, rau quả rừng, cây thuốc,…)

- Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

- Mô hình nông – lâm kết hợp còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao đời sống người dân.

* Chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng vì:

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, chế độ mưa theo mùa, nếu khai thác không đi đôi với trồng rừng sẽ làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường suy thoái, ảnh hưởng đến các ngành kinh tế khác (nông nghiệp, công nghiệp, chế biến lâm sản, thủy điện…) và dân sinh.



26 tháng 2 2016

Giao thông vận tải và thông tin liên lạc lại có vai trò quan trọng vì :

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc là ngành sản xuất vật chất độc đáo với chức năng vận chuyển hàng hóa, hoặc hành khách, hay truyển tải tin tức. Nó vừa mang tính chất sản xuất, vừa mang tính chất dịch vụ và có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường.

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc được xem là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một nước

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc tham gia gần như hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất . Nó nối liền sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng và phục vụ đắc lực cho đời sống nhân dân.

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc giống như mạch máu và các hệ thần kinh trong cơ tể, tạo các mối giao lưu phân phối điều khiển các hoạt động kinh tế. Nó có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất và lưu thông, ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thông qua hoạt động Giao thông vận tải và thông tin liên lạc các mối liên hệ kinh tế giữa các vùng được thiết lập. Vì vậy các đầu mối giao thông cũng đồng thời là các điểm dân cư, nơi tập trung các ngành sản xuất và dịch vụ

- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng hẻo lánh, giữ vững quốc phòng và mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.

- Trong chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta, sự phát triển Giao thông vận tải và thông tin liên lạc cũng chính là điều kiện quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoại

28 tháng 1 2016

* Giải thích:

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm số 1
ở nước ta vì ngành này có thế mạnh lâu dài, có nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có ở trong nước có khả năng thu hút nhiều
nguồn lao động dư thừa thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đạt hiệu quả kinh tế cao và khi phát triển thì sẽ kích thích nhiều
ngành khác phát triển theo.

- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành khá đa dạng và thể hiện như sau:
           + Trong cơ cấu ngành gồm nhiều nhóm ngành trước hết là gồm các ngành chế biến các sản phẩm trồng trọt như xay sát gạo,
chế biến đường, mía, cà phê, cao su...
           + Nhóm ngành chế biến sản phẩm công nghiệp như chế biến thịt, sữa, thức ăn gia súc.

           + Nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản như cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ gỗ, sản xuất bột giấy.
           + Nhóm các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản như chế biến cá hộp, sản xuất bột cá làm nước nước, tôm cá đông
lạnh..
           + Gồm các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước ngọt, bánh kẹo...
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành rất đa dạng.

* Các nguồn lực tự nhiên - xã hội - kinh tế ở nước ta để phát triển các ngành nông - lâm - thuỷ hải sản.
 

- Các nguồn lực tự nhiên.
Thuận lợi:
           + Do nước ta nằm trong vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu cho nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên
nhiệt đới nóng, nắng và có nền nhiệt bức xạ cao. Trước hết rất thuận lợi nhiều nguồn nông lâm thuỷ hải sản nhiệt đới, thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp chế biến phát triển.
           + T/nhiên nước ta gồm có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo mùa, theo Bắc - Nam, theo độ cao, có nguồn
nước tưới phong phú, có tài nguyên đất đai đa dạng về loại hình. (Nhiều loại đất Feralit, đất phù sa) là môi trường cho phép sản xuất
nhiều nguồn nguyên liệu nông, lâm, hải sản, đặc sản như lúa, mía, lạc, cà phê, cao su... chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy nhiều
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp phát triển mạnh.
           + Đất đai nước ta tuy nhỏ hẹp nhưng lại có 3/4 đất đai là đồi núi trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi và nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn rất tốt với nuôi bò sữa bò thịt nổi tiếng như Cao nguyên Mộc Châu, Đức Trọng. Đb có
vùng gò đồi trước núi miền Trung rất thuận lợi để xản xuất với qui mô đàn bò 3,3 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con là nguồn nguyên
liệu thịt sữa thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
           + Nước ta có 450 ngàn ha đầm phá cửa sông với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1 triệu tấn năm trong đó riêng đồng
bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 10 vạn tấn/năm. Chính đó là nguyên liệu thúc đẩy chế biến thuỷ sản tôm, cá đông lạnh phát
triển nhanh.
           + Nước ta có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản từ 3 ® 3,5 tấn/năm với sản lượng đánh bắt hải sản hiện nay đã đạt được
50, 60 ngàn tấn tôm mực chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến hải sản như làm cá hộp, chế biến nước nắm...
           + Ngành công nghiệp gia súc, gia cầm khá phát triển với sản lượng thịt gia súc 1,2 triệu tấn/năm trong đó 3/4 là thịt lợn
chính là cơ sở phát triển công nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu.
 

Khó khăn:
           + Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệp nhiều thiên tai... đã làm cho năng suất và sản
lượng các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh, chất lượng thấp
           + Tài nguyên môi trường nước ta nhiều năm qua đã được khai thác sử dụng bừa bãi hiện nay đang cạn kiệt, suy thoái nhanh
làm giảm nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ hải sản.

* Các nguồn lực kinh tế - xã hội.
Thuận lợi :
          + Nguồn lao động nước ta dồi dào vừa là động lực chính để thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển vừa là thị trường tiêu
thụ lớn những sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản. Mặt khác nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất và chế biến những sản phẩm nông lâm thuỷ hải sản nên ngày nay năng suất nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm chế biến liên tục được nâng cao.
          + Cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Trước hết là xây dựng được nhiều vùng chuyên canh lương thực
thực phẩm cây công nghiệp, nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như xay xát gạo, đường, mía, cà phê, cao su... Chính là
những thị trường để kích thích sản xuất các nguồn nguyên liệu phát triển đồng thời có thể sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng và
xuất khẩu có giá trị.
          + Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách hợp với lòng dân, kích thích sản xuất
phát triển như chính sách khoàn 10, thu mua nông sản và giá khuyến nông và đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường xuất, nhập
khẩu.
 

Khó khăn:
          + Trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề của người lao động Việt Nam vẫn còn hạn chế nên năng suất và sản lượng các
ngành công nghiệp chưa cao, chất lượng các sản phẩm chế biến chưa tốt, làm giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
          + Kỹ thuật chế biến lạc hậu, phương tiện già cỗi, cũ kỹ, đổi mới chưa kịp cũng là nhân tố làm giảm năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm chế biến.
         + Đảng và Nhà nước đổi mới chậm với duy trì cơ chế bao cấp mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp quá lâu, nên làm giảm tốc
độ tăng trưởng của các ngành nông lâm thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến.