K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

5 tháng 11 2016

Khái quát gọn mà đủ phẩm chất cao đẹp của người mẹ, người vợ - người phụ nữ Việt Nam qua 3 văn bản truyện kí đã học:
- Tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con.
- Bản chất dịu hiền đảm đang. (
- Trong hoàn cảnh đau đớn, tủi cực: thể hiện sức mạnh tiềm tàng

 

Bạn ơi dựa vào những ý này rồi viết thành 1 bài văn nha

2 tháng 11 2017

Khái quát:

Có tình yêu thương chồng con mãnh liệt

Tính cách dịu hiền

Trong hoàn cảnh khốn khổ tột cùng nhưng vẫn có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

14 tháng 12 2018

Qua những nhân vật người vợ, người mẹ trong các tác phẩm Tôi đi học, Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ chúng ta thấy sáng ngời những phẩm chất cao quý của người mẹ - người phụ nữ Việt Nam. Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con dù trong những hoàn cảnh đau đớn tủi cực, gay cấn nhất. Họ không chỉ bộc lộ bản chất dịu hiền, đảm đang mà còn thể hiện sức mạnh tiềm tàng, đức hy sinh quên mình chống lại bọn bạo tàn để bảo vệ gia đình.

14 tháng 12 2018

Tuy chưa thật đầy đủ nhưng qua ba nhân vật người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trong ba văn bản trên, ta thấy sáng ngời phẩm chất: Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất. Họ là những người mẹ, người vợ dịu hiền , đảm đang giàu đức hi sinh nhưng cũng tiềm tàng một sức mạnh

13 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tức nước vỡ bờ" và truyện ngắn "Lão Hạc".

Thân đoạn:

- Nêu nội dung chính của hai văn bản:

+ "Tức nước vỡ bờ" lên án chính sách và bộ mặt bọn thực dân phong kiến tàn bạo, đồng thời thể hiện thật cảm động cuộc sống cùng quẫn và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng 8.

+ "Lão Hạc" nói về số phận nghèo khổ, khốn khó của người cố nông nghèo không bị tha hóa dù cuộc sống có đẩy bản thân đến bước đường cùng như thế nào.

- Làm rõ cuộc đời của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ nghèo khổ khốn khó, sống trong cảnh bị đàn áp và xã hội không có sự công bằng.

+ người phụ nữ nông dân quanh năm làm lụng vất vả nhưng không đủ ăn vì bị bọn cường hào vơ vét hết.

- Làm rõ tính cách của chị Dậu qua "Tức nước vỡ bờ":

+ là một người phụ nữ thương chồng thương con qua chi tiết chị đứt ruột bán cái Tí để lo nộp thuế cho người em chồng đã mất trước đây 3 năm.

+ là một người phụ nữ vô cùng lễ phép, đầy đủ đức hạnh qua chi tiết Chị nói chuyện với bà lão hàng xóm.

+ là người không chịu khuất phục trước sự đàn áp, có sức mạnh tiềm tàng đứng lên đấu tranh thể hiện chân lý "Có áp bức ắt có đấu tranh".

- Làm rõ cuộc đời của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cố nông nghèo mất vợ sớm, không đủ tiền cho con trai cưới vợ.

+ túng quẫn, tài sản chỉ vỏn vẹn mấy thước đất.

- Làm rõ tính cách của Lão Hạc qua truyện ngắn "Lão Hạc":

+ là một người cha vô cùng yêu thương con qua chi tiết không muốn sống vì sợ là gánh nặng cho con.

+ là người vô cùng yêu thương động vật qua chi tiết Lão rất cưng cậu Vàng.

=> Từ hai nhân vạt trên, ta thấy được cuộc đời của nông dân trong xã hội cũ vô cùng túng quẫn, nghèo khó, khốn khổ rất đáng thương.

=> Mặc dù họ có phẩm chất vô cùng đẹp đẽ, nhưng những người nông dân vẫn không có cuộc sống tốt đẹp.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề

Ví dụ: Dưới ngòi bút của các tác giả, phẩm chất và của người nông dân được hiện lên vô cùng thực tế, mang giá trị hiện thực rất cao. ngoài ra các tác phẩm còn có tính chiến đấu thắng đậm cảm hứng nhân đạo, nhân văn.

16 tháng 10 2021
 

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

 

17 tháng 11 2016

Cảm nhận :

Qua ba nhân vật người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trong ba văn bản trên, ta thấy sáng ngời phẩm chất: Đó là tình cảm thắm thiết, sâu nặng đối với chồng con trong những hoàn cảnh đau đớn, tủi cực, gay cấn nhất. Họ là những người mẹ, người vợ dịu hiền , đảm đang giàu đức hi sinh nhưng cũng tiềm tàng một sức mạnh.

19 tháng 11 2019

Người phụ nữ VN thời phong kiến là những người có tư dung phẩm hạnh tốt đẹp nhưng cuộc đời đưa đẩy họ vào con đường cùng, vào ngõ cụt của cuộc sống. Họ lâm vào cảnh bần cùng, túng thiếu nhưng trong trái tim họ vẫn tồn tại sự nhân hậu, lạc quan. Vì chiến tranh phi nghĩa, vì sự cai trị tàn bạo mà những người phụ nữ phải chịu nhiều khổ đau, gian khó, họ rơi vào tột cùng cuar sự tuyệt vọng nhưng họ vẫn không bị tha hóa, họ vẫn có ý chí, khác khao một cuộc sống tươi đẹp hơn. Với sức mạnh của tình yêu thương họ như đã vượt lên tất cả đối diện với khó khăn, không để những ng mk yêu thương phải tổn thương đau khổ.

13 tháng 6 2018

Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ  bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu .  Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.

13 tháng 6 2018

Qua đoạn trích :''Trong lòng mẹ'';''Tức nước vỡ bờ'' , ta càng hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là người phụ nữ có số phận bất hạnh, hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn yêu thương chồng con,hết lòng vì gia đình. Trước hết,mẹ  bé Hồng trong văn bản "Trong lòng mẹ" là người phụ nữ bất hạnh , luôn bị những hủ tục lạc hậu đè nén .Bà phải bỏ con cái để đi tha hương cầu thực . Là nhân vật ít xuất hiện nhưng tình yêu thương con của bà được thể hiện rất rõ. Bà đã vượt qua sự khinh thường của cả xã hội để về thăm con mình.Còn trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'', chị Dậu là người phụ nữ đảm đang , tháo vát , luôn yêu thương chồng con. Chị có thể đứng lên chèo chống , bảo vệ cả gia đình thay người chồng đau ốm liên miên. Chị đã chống lại hai tên tay sai phong kiến để bảo vệ cho chồng.Chị nấu cháo cho chồng ăn ,chăm sóc tận tình chu đáo cho anh Dậu .  Mẹ bé Hồng và chị Dậu là hình tượng tiêu biểu của người phụ nữ phong kiến: Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn ,số phận bất hạnh nhưng họ vẫn hết lòng vì gia đình,vì chồng con. Người phụ nữ như vậy thật đáng được trân trọng ,để thế hệ chúng ta noi theo.

đoạn văn nhé ! 

Lão Hạc là một người nông nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm. Sau khi bán cậu Vàng, người bạn duy nhất của ông khi về già, ông thấy rất hối hận.vì là ng` có lòng tự trọng, không muốn khi mình chết phải phiền tới hàng xóm nên ông đã tự kết liểu mình bằng chính cái chết mà chó hay nhận được đó là bả chó. Không ai hiểu vì sao lão chết ,chỉ có binh Tư và ông Giáo hiểu. Qua cái chết của Lão ta cũng có thể thấy dc một ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là vì lòng yêu thương con trai mình, dành dụm tiền cho con, vì muốn tạ tội với cậu vàng.Cái chết của lão còn mang một hàm ý là muốn tố cáo xã cũ nửa phong kiến và qua đó chứng minh dc rằng lão là một con ng` nghèo khó nhưng giàu lòng yêu thương, sống nhân hậu, tình nghĩa, và có lòng tự trọng.

hok tốt