K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

Dùng nam châm hút mạt sắt.

26 tháng 12 2021

mình thì mình nghĩ trộn hạt me đen với hạt thanh long

26 tháng 12 2021

hạt j cũng dc càng nhỏ thì càng ok

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

                  (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

Câu b. Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.

Câu c. Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?

Câu d. Qua nội dung đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân mình.
Câu 2.  Làm văn ( Hs sẽ lựa chọn 1trong 2 câu sau)

Câu 2a. Viết bài văn thuyết minh thuật lại mộ sự kiện (một sinh hoạt văn hóa).

Câu 2b. Hãy đóng vai một nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích.

2
28 tháng 2 2022

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Tấm Cám, thuộc thể loại truyện cỏ tích. 3 văn bản cùng thể loại: Em bé thông minh, Cây tre trăm đốt, Sọ Dừa. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.

b. đủng đỉnh là từ để miêu tả hành động chậm chạp.

c. Thành ngữ dân gian: ba chân bốn cẳng. Việc sử dụng thành ngữ để miêu tả hành động của Cám cho chúng ta thấy được tính cách của nhân vật, Cám tinh ranh đã lừa Tấm, vội vã chạy về.

d. Qua đoạn trích trên, tôi rút ra được bài học nên chăm chỉ làm việc và cần đề phòng trước kẻ xấu

2 tháng 3 2022

e cảm ơn ạ

 

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi...
Đọc tiếp

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

(Trích “Tấm Cám” - Kho tàng truyện dân gian Việt Nam)

Câu 1: Truyện Tấm Cám thuộc thể loại truyện dân gian nào? Nêu nội dung chính của đoạn văn trên. (1đ)

Câu 2: Xác định trạng ngữ có trong câu sau: “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau Tấm là con vợ cả.”. Em hãy nêu công dụng của trạng ngữ vừa tìm được. (1,5đ)

Câu 3: Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật Cám? (1đ)

Câu 4: Trong “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ viết “Thị thơm thì giấu người thơm”, em hãy kể một số nhân vật “người thơm” trong các câu chuyện cổ tích mà em đẫ đọc. (1,5đ)

Câu 5: Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ như thế nào về đức tính chăm chỉ, hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn (Viết không quá 5 câu) (2đ)

0
=>Mọi người ơi cùng giúp mk giải bài này nha!!Thank evryone =3                               ꧁༺• Tấm cám •༻꧂ Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì...
Đọc tiếp

=>Mọi người ơi cùng giúp mk giải bài này nha!!Thank evryone =3
                               ꧁༺• Tấm cám •༻꧂
 

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
 

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.

Câu 2 : Chỉ ra ngôi kể mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3 : Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.

Câu 4 : Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
          

2
21 tháng 3 2022

1. Thể loại: truyện cổ tích

3 TP cùng thể loại: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt

2. Ngôi kể: ngôi thứ ba

3. đủng đỉnh: từ chỉ hành động thong thả, chậm rãi, không vội vã.

4. Thành ngữ: ba chân bốn cẳng

=> Ý nghĩa: thành ngữ miêu tả hành động đi nhanh vội vã, thể hiện tính cách tinh ranh, láu cá của Cám. Khi lừa được Tấm, Cám đã vội vã lấy giỏ tép của Tấm chạy về.

25 tháng 3 2022

  ꧁༺• Tấm cám •༻꧂
 

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
 

Câu 1 : Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
=>Thể loại văn bản thuộc truyện cổ tích
=>Tác Phẩm cùng thể loại:Sọ Dừa,Thạch Sanh,Cây tre trăm đốt

Câu 2 : Chỉ ra ngôi kể mà tác giả sử dụng trong đoạn văn?
=>Ngôi kể là ngôi thứ 3

Câu 3 : Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
=>Từ đủng đỉnh là từ chỉ hành động thong thả,chậm rãi,không vội vã

Câu 4 : Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
=> Ý nghĩa: thành ngữ miêu tả hành động đi nhanh vội vã, thể hiện tính cách tinh ranh, láu cá của Cám. Khi lừa được Tấm, Cám đã vội vã lấy giỏ tép của Tấm chạy về.

1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.                                                                                                 2. Một...
Đọc tiếp

1. Một cô bé mười lăm tuổi, được mẹ chở đi đánh cầu lông. Xe hai mẹ con bị va quẹt, đồ đạc trên xe văng tung tóe. Người mẹ vội vàng gom nhặt, vài người đi đường cũng dừng lại phụ giúp còn cô bé thờ ơ đứng nhìn. Đợi mẹ nhặt xong mọi thứ, cô bé leo lên xe và thản nhiên dặn: “Lát về mẹ nhớ mua cho con li chè!”.                                                                                                 2. Một cậu học sinh khi được hỏi về ca sĩ nổi tiếng mà cậu hâm mộ, cậu đã trả lời rất rành mạch về cách ăn mặc, sở thích của ca sĩ đó. Nhưng khi được hỏi về nghề nghiệp, sở thích của cha mẹ cậu, cậu ta ấp úng, không trả lời được.                                                                                                                 d/ Thể hiện là một người con trong gia đình, em hãy viết một đoạn văn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của bản thân về cách cư xử đúng mực của con cái đối với cha mẹ.

1
1 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Đối với người con thì ai cũng sẽ có lúc xấu hổ vì bố mẹ mình không giống người khác. Họ là những người lao động trân trính và đáng được yêu thương chứ ko phải sự ruồng bỏ từ chính con ruột của mình.

Hai trường hợp trên đều có chúng một lí do đó là "ngại', ngại vì sợ người khác thấy ba mẹ mình ko được như người ta và ko được như các bạn khác nên sẽ bị mỉa mai cho nên họ ngại. Có thể họ ngại vì ko được quá nhiều sự yêu thương từ cộng đồng và gánh nặng từ phía gia đình quá nhiều nên họ ko muốn nhìn thấy hoặc giao tiếp một cái gì đó về ba mẹ mình. Là một người con chúng ta cần sự cái nhìn khái quát hơn về phía cha mẹ chứ chúng ta ko nên cố gắng ác cảm với họ, điều này có thể tổn thương về cả tinh thần lẫn thể xác của các bậc phụ huynh như 2 trường hợp trên

Hai ngừng kì thị hay mỉa mai họ, là con chúng ta cần báo hiếu để ko phụ công cha mẹ

  

a: nếu là Phương em sẽ chạy đến cho bác đầu bếp của trường và sẽ khuyên Khánh nên chạy đến giúp đỡ.

b: nếu là Mai em sẽ phản bác lại ý kiến cho của bạn đó.

c: Nếu là Nhung em sẽ lọc ra những trái cây nào còn ăn được thì sử dụng, còn không thì sẽ vứt đi.

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học...
Đọc tiếp

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

10
7 tháng 11 2016

very well!

7 tháng 11 2016

hay, thật cảm động

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau   Cô gái đẹp và hạt gạoNgày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ-bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ-bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?Hơ-bia giận dữ quát :- Tôi đẹp là...
Đọc tiếp

II. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU KẾT HỢP KIỂM TRA KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm): Đọc thầm bài sau

   Cô gái đẹp và hạt gạo

Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ-bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ-bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :

- Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế?

Hơ-bia giận dữ quát :

- Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người.

Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ-bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ-bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen xạm.

Thấy Hơ-bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ-bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa.

   Theo Truyện cổ Ê-đê

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu.

Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên

1
18 tháng 10 2019

VD: Cần chăm chỉ lao động và yêu quý thành quả lao động (cần chăm làm, yêu quý thóc gạo; cần chăm học, tiết kiệm; cần chăm học, chăm làm, không lãng phí,…)     (0,5 điểm)

   - Phải biết nhận lỗi và sửa lỗi (cần nhân hậu, vị tha,…)     (0,5 điểm)