K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

b, Trình tự lập luận:

  - Mở đầu tác giả nêu nhận định giản dị mang tính quy luật lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, giản dị thường ngày.

   + Lòng yêu nước bắt nguồn từ những cái nhỏ tới cái lớn

  - Tác giả đặt "lòng yêu nước" trong thử thách những cuộc chiến tranh vệ quốc để mỗi công dân Xô viết nhận ra vẻ đẹp thanh tú của quê hương:

   + Người Vùng Bắc

   + Người xứ U-crai-na

   + Người xứ Gru-di-ca

   + Người Matxcova

  - Kết lại tác giả tổng kết rằng tình yêu nhà, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ quốc.

30 tháng 3 2016

-câu mở đầu: lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những đồ vật tầm thường nhất...đến...từ tình yêu đối với những vật bình thường nhất ở quanh ta

-câu kết: lòng yêu nhà, lòng yêu xóm,yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

Trình tự lập luận: câu mở đầu nêu lên sự khởi nguồn của lòng yêu nước: yêu những nhân vật tầm thường nhất ở quanh ta, Câu thứ hai mở rộng hơn: yêu nước bắt nguồn từ yêu những vẻ đẹp của quê hương, Cả một đoạn văn dài tiếp theo là dẫn chứng minh hoạ cho hai cấu đầu, Hai câu cuối đoạn văn gói vấn đề là đi tới kết luận: lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

=> Tác giả dùng lập trình lập luận diễn dịch để triển khai các í văn

Tích cho mình nhé 

 

 

19 tháng 3 2018

 a, Câu mở đầu đoạn: "Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất… có hơi rượu mạnh."

   Câu kết đoạn: " Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc"

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta...
Đọc tiếp

Đọc văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và trả lời các câu hỏi sau:

? Bài văn nghị luận vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.

? Tìm bố cục bài văn và lập luận theo trình tự lập luận trong bài.

? Phần mở bài tác giả nêu ra những luận điểm nào? Thể hiện tư tưởng gì của tác giả?

? Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta … của ta”, tg’ đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?

? Trong bài văn, tg’ sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy?

? Đọc lại đoạn văn từ “đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:

 a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.

 b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?

 c. Các sự việc được liên kết theo mô hình: “Từ đến …” có mối quan hệ với nhau như thế nào?

1
14 tháng 4 2020

Bố cục

- Mở bài: từ Dân ta  đến lũ cướp nước: Nêu vấn đề nghị luận Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

+  Nêu đề tài và luận đề ở câu mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

+  Tác giả chỉ dùng lí lẽ, giúp người đọc tập trung vào vấn đề, trực tiếp, nhanh gọn.

- Thân bài: Lịch sử ta đến lòng nồng nàn yêu nước: Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và hiện tại.

     Tác giả dùng những dẫn chứng tiêu biểu. Cách nêu dẫn chứng rành mạch, sáng tỏ.

+ Nêu ngắn gọn những trang sử anh hùng, sáng ngời tinh thần yêu nước của tổ tiên ta.

+ Dẫn chứng về con người và sự việc tiêu biểu của nhân dân trong thời kì kháng chiến bấy giờ.

-> Phần này có ý nghĩa giáo dục, thuyết phục thiết thực nên tư liệu, từ ngữ, câu văn nhiều hơn, dài hơn.

=> Phần này đúng kiểu nghị luận chứng minh.

- Kết bài: phần còn lại: Nhiệm vụ của Đảng ta trong việc phát huy tinh thần yêu nước đó.

+  Phần này có nhiệm vụ nhắc nhở hành động.

=> Tác giả chỉ dùng lí lẽ ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe hiểu sâu vấn đề và làm theo.

=> Bố cục rõ ràng, chặt chẽ.

26 tháng 8 2016

– Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “ dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”.

+ Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…

+ Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.

+ Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:

+ Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.

+ Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.

+ Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:

+ Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…

+ Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…

+ Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

26 tháng 8 2016

1. Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:

  • Lòng yêu nước vốn là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó được thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thường hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống như “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển”. 
  • Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy? 
    • Mỗi con người sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đường phố hay một làng quê, với những người thân thiết như cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè,…
    • Chính đời sống thân thuộc, bình thường ấy làm nên tình yêu mến của con người đối với quê hương.
    • Tình yêu Tổ quốc được bắt đầu từ chính tình yêu những điều nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.

2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước: 

  • Đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhưng không vì vậy mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
  • Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu được những thành tựu đáng kể nhưng cuộc sống người dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, mỗi người cần cố gắng góp sức mình để xây dựng đất nước giàu mạnh.
  • Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên người dân Việt Nam cần phát huy tinh thần yêu nước, tự hào, tin tưởng và quyết tâm đưa đất nước vững bước đi lên…

3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh: 

  • Yêu nước nghĩa là yêu thương những người thân thuộc nhất như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,…
  • Yêu nước cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì bình thường, gần gũi như: ngôi nhà, mái trường, môi trường sống xung quanh,…
  • Lòng yêu nước của lứa tuổi học sinh còn phải được biểu hiện bằng những hành động thiết thực cụ thể như: Chăm học, chăm làm, tích cực rèn luyện tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội…

4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.

24 tháng 12 2017

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

Tình yêu quê hương là gì? Là tình gắn gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh, đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.

Quê hương là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, những bước đi chập chững, gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó.

Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên.

Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.

Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.

Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về.

Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm.

Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người.

Tuy nhiên hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ đi xa lập nghiệp, quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Điều này thật đáng buồn. Người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. CHính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.

Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay…

Anh (chị) suy nghĩ gì về tình cảm quê hương

Chủ đề: Văn nghị luận Tweet TIN HAY by Mgid Cách dễ dàng và đơn giản để kiếm được 688 $ trong một ngày Các triệu phú Bitcoin mới nổi đang tiết lộ bí mật của họ Mỡ ở bụng và hai bên hông sẽ biến mất chỉ trong 3 ngày!

Trời chiều, nếu để ý những chú chim, ta sẽ thấy những chùm khế ngọt ngào, đã nối những đường làng khúc khuỷu, đã níu sợi dây diều biếc xanh, chiếc nón mẹ trắng nghiêng che thành một quê hương trong tiềm thức đủ sức lay động những tâm hồn nhạy cảm hay khiến cảm giác bùi ngùi ùa về. Con người là một trong những tâm sinh thể bí ẩn bậc nhất của tự nhiên và của cuộc đời. Đời sống tinh thần phong phú là một trong những điều khẳng định sự phức tạp đó. Con người có mối ràng buộc mật thiết với cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những gì đã từng gắn bó, từ đó tạo nên tính cách, thói quen, bổn phận của mỗi con người. Tôi chợt nhớ mây câu thơ Chế Lan Viên:

  • Nghị luận về thời gian
  • Nghị luận về văn hóa ứng xử
  • Nghị luận xã hội về lòng nhân ái

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay…

(Con cò)

Có con cò rập rờn bay trong câu ca của mẹ, có quê hương xanh biếc trong từng lời ru hời thuở bé, mẹ đưa nôi và bé ngủ rất sâu, trong giấc mơ bé lại gặp quê hương của mình… Một ngày kia, bé lớn lên trong vòng tay chở che của và của quê hương ngọt ngào. Không chỉ những yếu tố vật chất, mà cả những yếu tố tinh thần dìu dắt con người trưởng thành. Trong những tình cảm ấy, giống như gia đình cho ta nơi trở về sau hành trình dài, cho ta một nơi luôn là ấm áp, chở che, nếu như bạn bè cùng ta bước đi trong cuộc sống với những : thấu hiểu, sẻ chia, cùng ta san bớt gánh nặng mỗi khi cuộc đời trút xuống hay mỗi khi bạn mình cười thì tình quê hương, tuy khó khăn hơn để cảm nhận nhưng lại là một tình cảm hết sức thiêng liêng và khó thể thay thế.

Có người từng nói về một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới: "Nêu như Anh Thơ thạo về cảnh quê, Đoàn Văn Cừ giỏi vế nếp quê, Bàng Bá Lân nghiêng về đời quê thì Nguyễn Bính lại đậm hồn quê". Thì ra, quê hương vừa bao hàm những yếu tố cụ thể là cây đa, bến nước, mái đình, là con đò, làng xóm, bờ tre, gốc rạ… Tức là quê hương vừa có cảnh quê, vừa có hồn quê. Mỗi đều được sinh ra, lớn lên từ những điều kiện vật chất, tinh thần ấy.

Vậy "Quê hương là gì hở mẹ – Mà cô giáo dạy phải yêu"? Mỗi con người được sinh ra từ một vùng quê cụ thể đều có một quê hương. Mỗi người muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị vật chất, tình thần của quê mình. Nói dù muốn hay không là bởi lẽ, có những con người vì thiển cận chối bỏ điều không thể chối bỏ – quê hương. Những nét đẹp văn hoá, những thuần phong mĩ tục của quê hương góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. Chính vì thế mỗi người đều ít nhiều mang dấu ấn của vùng quê nơi mình sinh ra. Nhắc đến Chủ tịch Hổ Chí Minh, không thể không nói đến quê hương xứ Nghệ nơi hội tụ những truyền thống bất khuất đã hun nên phẩm chất người con ưu tú của dân tộc. Với các nhà văn, quê hương và ảnh hưởng lớn đến phong cách sáng tạo của họ, làm nên những dâu ấn rõ trong tác phẩm của mỗi người. Đó là một Xuân Diệu với hồn thơ dạt dào, nồng nàn như sóng biển Quy Nhơn; đó là một Hoàng Cẩm đa tài, đa tình với lá diêu bông mơ ảo của quê hương Kinh Bắc; đó là một Thạch Lam trầm tĩnh, tâm với hoàng lan Hà Nội và đó là một Nam Cao luôn day dứt, ăn năn bên những mành đời đang bị tha hoá, bần cùng hoá vùng chiêm trũng Hà Nam Cách mạng tháng Tám…

Chắc hẳn chừng nào Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm còn được yêu thích thì chừng đó hoàn cảnh ra đời cùa bài thơ còn được nhắc đến. Ấy là khi giả cùa nó đối mặt với một bối cảnh đặc biệt cho phép bộc lộ rõ ràng tình với quê hương. Sự liên tưởng ấy cũng cho phép người đọc nghĩ đến một điều : Ngày nay, chúng ta làm gì để thê hiện tình cảm với quê hương? Ớ đây, muốn nói đêh những hành động cụ thê’ đế góp phần xây dựng, làm giàu quê hương. Bạn có thể làm giàu cho quê hương trên chính mảnh đất mình ra, bạn cũng có thể đang sinh sống, học tập và lao động ở một vùng trời a nhưng trong sâu thẳm tâm hồn, nếu bạn luôn phấn đấu để làm rạng danh cho quê hương, luôn hướng về quê hương bằng nhũng hành động cụ thể khi ấy bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng, bạn chính là một phần máu thịt quê hương rồi đây!

"Anh đi anh nhó quê nhà – Nhớ canh rau muông, nhớ cà dầm tương…” Quê hương trong nỗi nhớ của những kẻ xa quê thật sâu sắc, thấm thìa, ngọt ngào. Đó có thể là một câu hò, mùi hương lúa chín, một áng mây, một vạt nắng, khi chi là một cảm giác vu vơ mơ hồ nhưng đủ sức gợi và đưa ta đi miền trong kí ức, xuôi ngược giữa quá khứ với hiện tại trong êm đềm. Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời. Quê hương cùng là điểm tựa tinh thần khi ta gặp những khó khăn, trở ngại trên đường đời. Hạnh phúc biết mấy sau bao tháng ngày rong ruổi nơi đất khách quê người được nghe một giọng nói quê hương. Thi vị biết mấy khi chợt bắt gặp một tà áo dài Việt bay giữa kinh đô Pa-ri hoa lệ. Cảm nhận được những giá trị to lớn của quê hương, sống xứng đáng với quê hương, khi đó, mỗi người sự trưởng thành, trở thành những nhân cách cao đẹp.

5 tháng 5 2020

I. Khái quát:

- Trích dẫn câu văn trong tác phẩm “Lòng yêu nước” của nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

- Giới thiệu nhà văn Kim Lân và truyện ngắn “Làng”:

+ Kim Lân nhà một trong những cây bút truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời chống Pháp với ngòi bút luôn hướng về cuộc sống nông thôn.

+ “Làng” là một trong những tác phẩm thành công của tác giả Kim Lân. Truyện viết về nhân vật ông Hai – một lão nông hiền lành, chất phác, giàu lòng yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng.

- Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong văn bản “Làng” chính là minh chứng xác thực cho câu văn của I-li-a Ê-ren-bua.

II. Phân tích:

1. Tình yêu làng của ông Hai:

a. Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về làng của mình:

- Dù đã rời làng nhưng ông vẫn:

+ Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

+ Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

b. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

- Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi.

- Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ vfa không chứa chấp Việt gian.

c. Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính:

- Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

2. Tình yêu nước của ông Hai:

- Tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước.

- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

- Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con)

III. Đánh giá:

- Nhà văn xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau, miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng.

- Qua đây thể hiện tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước của ông Hai. Tình yêu Tổ quốc chẳng đến từ đâu xa xôi, nó bắt nguồn từ chính những tình cảm gần gũi, bình dị, thân thương nhất.

9 tháng 3 2022

theo mình luận điểm chính của đoạn văn này là nói về lòng yêu nước nồng nàn của dân tộc , người dân VN

10 tháng 3 2022

Luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                   “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

                                                                                       (Ngữ văn 7- tập 2,  trang 24)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Văn bản ấy trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được.

Câu 3: Xác định luận điểm của đoạn văn trên.

Câu 4: Biện pháp điệp cấu trúc trong câu: “Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” có tác dụng như thế nào?

Câu 5: Với hai cụm từ «lướt qua».. «nhấn chìm», tác giả đã khẳng định điều gì về lòng yêu nước?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước

Câu 2: Chứng minh: Sách là người bạn lớn của con người

1
15 tháng 3 2022

Câu 1 :

`-` Trích từ văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

`-` Văn bản trích trong : Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II.
`-` Tác giả : Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 2 : PTBĐ chính : nghị luận

Câu 3 : Luận điểm : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

Câu 4 : Tác dụng : thể hiện tinh thần yêu nước mãnh liệt của nhân dân ta, nhờ tinh thần đó mà chúng ta mới giành lại được độc lập dân tộc. 

Câu 5 : Tác giả đã khẳng đinh :

`-` Lòng  yêu nước của nhân dân đủ mạnh mẽ và to lớn để lướt qua mọi sự nguy hiểm.

`-` Đủ can đảm và giàu tình yêu nước để nhấn chìm giặc ngoại xâm.

Phần II.

Câu 1 : Tham khảo:

Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.

Câu 2 : Tham khảo:

* Tìm hiểu đề: sách là người bạn lớn của con người

- Cần tìm hiểu về sách

- Sách là gì ? Có lợi ích như nào ?

- Cần đưa ra những biểu hiện cụ thể

I> MỞ BÀI:

- Giới thiệu về sách: một người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại chính là sách

- Dẫn dắt đi vào câu nói của M.Go-rơ-ki: '' sách là người bạn lớn của con người ''

II> THÂN BÀI:

1. Giải thích câu nói:

– Sách là gì ?

- Là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại.

– Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này

- Sách tốt là gì ?

- Sách tốt là đem lại cho chúng ta những kiến thức đúng đắn, hay và bổ ích

=> Đừng nên đọc những loại sách xấu mà nên chọn lựa sách tốt mà học

2. Đưa ra các biểu hiện: 

a. Tại sao sách là con đường sống?

– Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người.

–  Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách.

– Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

b. Vậy sách có tác dụng gì đối với chúng ta?

– Sách giống như một người bạn, người thầy, dạy chúng ta những điều hay, nuôi dưỡng tâm hồn và làm giàu trí tuệ cho mỗi người. Chính vì vậy, việc đọc sách cần được thực hiện mỗi ngày giống như ăn uống, đọc nhiều, tích lũy nhiều, làm nền tảng cho trí thức và phát triển tâm hồn.

- Sách tốt thì chính là tài sản tri thức quý báu, nguồn tri thức vô tận của những người vĩ đại để lại. Sách tốt là sách mang tính giáo dục, chứa những nội dung có ích, có tác động tích cực đến cuộc đời, cách nghĩ và hành vi của mỗi người.

- Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.

- Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. 

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng.

– Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân.

III. Kết bài

– Đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức.

– Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

* Bài văn tham khảo:

 Câu nói của M. Go-rơ-ki: “sách là người bạn lớn của con người” gợi cho em nhiều suy nghĩ tích cực về sách.

    Sách chính là kho tàng tri thức, những cái nhìn từ tổng quát đến riêng biệt về nhiều lĩnh vực đời sống và tình cảm của con người. Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại. Sách còn là di sản văn hóa của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này. Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người. Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách. Nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

    Sách tốt làm bồi dưỡng, tu dưỡng những tình cảm tư tưởng đẹp đến mỗi cá nhân. Còn bạn hiền là người bạn không chỉ giúp ích cho chúng ta mà còn luôn giúp chúng ta phát triển bản thân về mọi mặt. Một người bạn hiền sẽ là bệ đỡ giúp chúng ta thành công trong cuộc sống. Sách tốt giống như một người bạn hiền vì cuốn sách này sẽ truyền những thông tin có ích cho bạn đọc. Những câu chữ trong sách sẽ gây dựng những cách nghĩ và việc làm tích cực cho người đọc. Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy, gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu qua khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng. Không những ham mê dọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi đê tránh sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân. Nói tóm lại, đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất để nâng cao kiến thức. Là món ăn tinh thần bổ dưỡng cho tâm hồn của chúng ta.

     Sách luôn có vai trò lớn trong lĩnh vực đời sống lẫn tinh thần của con người. Nó tạo cho con người cuộc sống đa dạng và phong phú hơn. Làm cho con người có cái nhìn nhận thế giới đặc sắc hơn.