K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2019

Chọn B

8 tháng 4 2019

Đáp án B

12 tháng 10 2021

Hai giai cấp mới hình thành trong xã hội phong kiến châu Âu thế kỉ XV-XVI là:

 A. Địa chủ và nông dân.             B. Lãnh chúa và nông nô.         

 

 C. Tư sản và vô sản.                D. Công nhân và nông dân

12 tháng 10 2021

B

23 tháng 2 2016

B. giai cấp nông dân.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ
21 tháng 4 2022

tk :

https://ukunifair.vn/chinh-sach-khai-thac-thuoc-dia-cua-thuc-dan-phap-va-nhung-chuyen-bien-ve-kinh-te-xa-hoi-o-viet-nam-giai-lich-su-8/

Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVIICâu 10. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?A. Vua quan, quý tộc. B. Tướng lĩnh quân đội.C. Thương nhân, quý tộc. D. Quý tộc, tăng lữ.Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc...
Đọc tiếp

Câu 9. Cuộc phát kiến địa lí đầu tiền được tiến hành vào thế kỉ nào?
A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII
Câu 10. Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
A. Vua quan, quý tộc. B. Tướng lĩnh quân đội.
C. Thương nhân, quý tộc. D. Quý tộc, tăng lữ.
Câu 11. Các cuộc phát kiến địa lý chủ yếu hướng về đâu?
A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Các nước phương Tây.
Câu 12. Ai là người đầu tiên tìm ra châu Mĩ?
A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 13. Ai là người đầu thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới?
A. B. Đi-a-xơ B. Va-xcô đơ Ga-ma
C. C. Cô-lôm-bô. D. Ph. Ma-gien-lan
Câu 14. Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?
A. Sự sự đổ của chế độ phong kiến.
B. Sự hình thành của các thành thị trung đại.
C. Nguồn lợi thu được từ Ấn Độ và các nước phương Đông.
D. Vốn và nhân công làm thuê.
Câu 15. Hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa ở châu Âu là:
A. tư sản và tiểu tư sản. B. tư sản và nông dân.
C. tư sản và vô sản. D. tư sản và công nhân.
Câu 16. Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn. B. Họ có thể giầu lên, trở thành tư sản.
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp. D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết
ruộng đất.

0
18 tháng 3 2016

Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX, trải qua các triều đại Ngô (938-965), Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009), Lý (1009-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê sơ (1428-1527), Nguyễn (1802-1945), tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến trung ương tập quyền từng bước được xây dựng hoàn chỉnh.

* Về tổ chức bộ máy nhà nước

Tính hoàn chỉnh được thể hiện:

- Thời Đinh, nhà nước quân chủ sơ khai ra đời với ba ban: võ ban,văn ban, tăng ban.

- Thời Tiền Lê, bộ máy nhà nước trung ương được củng cố. Nước được chia làm 10 đạo, giao cho con vua và các tướng cai quản.

- Thời Lý, Trần, Hồ hoàn chỉnh từng bước chính quyền trung ương. Vua đứng đầu đất nước, giúp việc cho vua có Tể tướng, các đại thần, các cơ quan hành chính như sảnh, viên, đài. Nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long chia thành hai khu vực: kinh thành và phố phường, có Lưu thủ (thời Lý), Đại doãn (thời Trần) trông coi.

- Thời Lê sơ, chính quyền trung ương do vua đứng đầu, cai quản mọi việc. Dưới vua có sáu bộ. Cả nước được chia làm 13 đạo thừa tuyên, có ba ti phụ trách quân sự, dân sự, kiện tụng.

- Thời Nguyễn, ngoài sáu bộ còn có các viện, các cơ quan chuyên trách, cơ mật viện giúp vua giải quyết các việc "quân quốc trọng sự". Nước được chia làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Các tỉnh đều do Tổng đốc (Tuấn phủ) đứng đầu, trực thuộc chính quyền trung ương. Nhà nước không đặt chức tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu, không phong tước vương cho người ngoài họ để bảo vệ uy quyền tuyệt đối của nhà vua.

- Đất nước trải dài từ mục Nam Quan đến mũi Cà Mau.

* Quan lại:

- ban đầu chủ yếu tuyển chọn từ con em các gia đình quý tộc, quan lại.

- Đến thời Lý, quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục, khoa cử.

* Về quân đội

- Quân đội sớm hình thành từ thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đến thời Lý được tổ chức quy củ, gồm hai bộ phận: quân bảo vệ nhà vua và kinh thành (cấm binh) và quân chính quy, bảo vệ đất nước (ngoại binh hay lộ binh), được tuyển theo chế độ "ngụ binh ư nông". Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ; thời Hồ, thời Lê đã có một vài loại súng.

- Thời Trần, lúc có chiến tranh, các vương hầu quý tộc đều được quyền mộ quân, nhân dân được phép tổ chức các đội dân binh để bảo vệ quê nhà.

- Thời Nguyễn, quân đội được tổ chức quy củ với số lượng khoảng 20 vạn người, được trang bị vũ khí đầy đủ, có đại bác, súng tay, thuyền chiến, quân đội được xây dựng khá hoàn chỉnh với 4 binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh. Quân đội được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị.

* Về luật pháp

- Năm 1042, vua Lý ban hành bộ Hình thư, đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

- Thời Trần, nhà nước có bộ Hình luật.

- Thời Lê, một bộ luật với 700 điều được ban hành với tên gọi Quốc triều hình luật, đề cập đến các mặt hoạt động xã hội và mang tính dân tộc sâu sắc.

- Thời Nguyễn, một bộ luật mới được ban hành - Hoàng Việt luật lên, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

* Chính sách đối nội và đối ngoại

- Các triều đại đều có chính sách dân tộc riêng nhằm củng cố khối đoàn kết và sự thống nhất lãnh thổ.

- Chính sách đối ngoại được hình thành từ thời nhà Đinh, được tiếp tục duy trì và hoàn chỉnh qua các triều đại tiếp sau. Tuy việc thực hiện có lúc khác nhau nhưng tinh thần chung là độc lập, tự chủ.