K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2019

a. Giống nhau

   - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh. 

   - Để lại những hậu quả nặng nề, gây tổn thất lớn về người và của. 

   + Chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn hơn 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa; khiến hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương; nhiều thành phố, làng mạc, đừng xá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy; số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.

   + Chiến tranh thế giới thứ hai cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.

   - Mang tính chất của một cuộc chiến tranh phi nghĩa. 

   + Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   + Chiến tranh thế giới thứ hai: giai đoạn đầu (tháng 9/1939 – tháng 6/1941) là chiến tranh phi nghĩa; từ tháng 9/1941, tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.

   - Sau chiến tranh đều có một trật tự thế giới mới được thiết lập. 

   + Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được hình thành.

   + Trật tự hai cực I-an-ta được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    b. Khác nhau

   - Phe tham chiến:

   + CTTG thứ nhất: phe Liên Minh – phe Hiệp ước

   + CTTG thứ hai: phe phát xít – phe Đồng minh

   - Thành phần các nước tham chiến: 

   + CTTG thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa

   + CTTG thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa (Liên Xô)

   - Phạm vi, quy mô 

   + CTTG thứ nhất: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 30 quốc gia.

   + CTTG thứ hai: Lôi cuốn sự tham gia của hơn 70 quốc gia; Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại.

   - Tính chất 

   + CTTG thứ nhất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.

   + CTTG thứ hai: từ tháng 9/1939 – tháng 6/1941: chiến tranh đế quốc phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến; Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi: tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít; tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.

8 tháng 3 2021

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

11 tháng 1 2022

Sự khác nhau :

 

Mối quan hệ giữa chất và lượng là hai mặt đối lập nhau. Chất mang tính tương đối ổn định. Còn lượng thì ngược lại, nó có thể thường xuyên thay đổi.

Tuy nhiên, chất và lượng không tách rời nhau mà chúng thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau. Lượng thay đổi có thể dẫn đến sự thay đổi về chất.

Mối quan hệ giữa chất và lượng đều có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và nhận thức. Chúng chống lại quan điểm tả khuynh và hữu khuynh. Mối quan hệ này giúp ta có thái độ khách quan khoa học. Đồng thời là có quyết tâm thực hiện các thay đổi khi có các điều kiện đầy đủ.

ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại:

Quá trình học tập của học sinh đòi hỏi phải có sự cố gắng, chăm chỉ để đạt được kết quả tốt.

 

Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất trong trường hợp này thể hiện ở chỗ:

Học sinh thu nạp kiến thức bằng việc nghe thầy cô giảng trên lớp.Rèn luyện qua các bài tập làm ở nhà.Đọc thêm sách tham khảo để trau dồi tri thức,…
7 tháng 11 2021

Bài thơ Những điều bố yêu khác với bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Nguyên) và Về thăm mẹ (Đỉnh Nam Khương) là: Diễn tả tâm trạng của người cha

1 tháng 11 2021

????

27 tháng 8 2023

19 tháng 2 2018

  * Giống nhau :

    + Mục đích : phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân.

 + Cách tiến hành :

      • Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần/phút.

      • Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200 ml.

  * Khác nhau :

    + Cách tiến hành :

      • Phương pháp hà hơi thổi ngạt : Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi thông qua đường dẫn khí.

      • Phương pháp ấn lồng ngực : Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực của nạn nhân.

    + Hiệu quả : Phương pháp hà hơi thổi ngạt có nhiều ưu thế hơn như :

      • Đảm bảo được số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi.

      • Không làm tổn thương lồng ngực (như làm gãy xương sườn).

24 tháng 7 2023
 

Văn bản

Phương diện so sánh

Lời của cây

Sang thu

Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Cảm nhận về thiên nhiên, sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên

- Thể thơ bốn chữ, chủ yếu dùng vần chân

- Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể hiện sự nâng niu sự sống

- Thay mặt cây gửi thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây, loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống ấy mới là những mầm sống; mỗi con người, sự vật, dù là nhỏ bé, đều góp phần tạo nên sự sống như hạt mầm góp màu xanh cho đất trời

- Thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự chuyển mình của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu

- Thông điệp của bài thơ: Hãy biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan để đón nhận những món quà thú vị từ thiên nhiên, tạo vật