K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2019

Chọn đáp án C

Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn quy định tác phong của lao động nên đây là nhược điểm lớn nhất.

25 tháng 2 2018

 Chọn đáp án C

Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn quy định tác phong của lao động nên đây là nhược điểm lớn nhất.

16 tháng 11 2017

Các đô thị ở Việt Nam có quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen kẽ giữa thành thị và nông thôn đã làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế.

=> Chọn đáp án A

Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng với đô thị nước ta ? A. Quá trình đô thị hóa nước ta đang phát triển tăng tốc. B. Chức năng chính của đô thị là công nghiệp và dịch vụ. C. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển . D. Các đô thị nước ta có quy mô lớn. Câu 2: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở quần cư đô thị là ngành nào ? A. Dịch vụ. B. Lâm nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Ngư...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng với đô thị nước ta ? A. Quá trình đô thị hóa nước ta đang phát triển tăng tốc. B. Chức năng chính của đô thị là công nghiệp và dịch vụ. C. Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển . D. Các đô thị nước ta có quy mô lớn. Câu 2: Hoạt động kinh tế chủ yếu ở quần cư đô thị là ngành nào ? A. Dịch vụ. B. Lâm nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Ngư nghiệp. Câu 3: Để tăng sản lượng thuỷ sản khai thác, vấn đề quan trọng nhất cần giải quyết đó là A. đầu tư trang thiết bị, phương tiện hiện đại để đánh bắt xa bờ. B. tìm kiếm các ngư trường đánh bắt mới. C. phổ biến kinh nghiệm và trang bị kiến thức cho ngư dân. D. phát triển mạnh công nghiệp chế biến. Câu 4: Trong quá trình đổi mới nền kinh tế của Việt Nam lực lượng lao động trong ngành nào có xu hướng giảm nhiều nhất ? A. Nông, lâm, ngư nghiệp. B. Dịch vụ, công nghiệp. C. Công nghiệp, xây dựng. D. Công nghiệp, ngư nghiệp. Câu 5: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta ? A. Dồi dào và tăng nhanh. B. Có kinh nghiệm sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. C. Lao động có trình độ rất cao. D. Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. Câu 6: Để giải quyết vấn đề việc làm, không cần có biện pháp nào ? A. Phân bố lại dân cư và lao động. B. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn. C. Đa dạng các loại hình đào tạo. D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị. Câu 7: Đâu là tên các cây lương thực ở nước ta ? A. Lúa, ngô, khoai, sắn. B. Lúa, ngô, khoai, rau đậu. C. Lúa, ngô, khoai, hoa quả. D. Lúa, ngô, khoai, điều. Câu 8: Nền sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu mang tính chất A. nhiệt đới, ẩm, gió mùa. B. cận xích đạo. C. cận nhiệt. D. ôn đới. Câu 9: Loại cây trồng thích hợp nhất với đất phù sa ở nước ta là A. khoai lang. B. lạc. C. lúa gạo. D. đậu tương Câu 10: Dựa vào bảng số liệu sau cho biết tỉ lệ rừng đặc dụng của nước ta là bao nhiêu? Diện tích rừng nước ta năm 2000 ( nghìn ha ) Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 4733.0 5397.5 1442.5 11573.0 A. 12,4 %. B. 35,0 %. C. 40,8 %. D. 46,6 %. Câu 11: Ba cảng biển lớn nhất nước ta là A. Hải Phòng, Sài Gòn, Vũng Tàu. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn. C. Sài Gòn, Cam Ranh,Vũng Tàu. D. Đà Nẵng, Hải Phòng, Cam Ranh. Câu 12: Tuyến đường bộ nào dài nhất nước ta ? A. Đường Hồ Chí Minh. B. Quốc lộ số 6. C. Quốc lộ 1A. D. Quốc lộ 20.13 Câu 13: Loại hình vận tải nào, có khối lượng hàng hóa vận chuyển lớn nhất nước ta ? A. Đường sông. B. Đường biển. C. Đường bộ. D. Đường sắt. Câu 14: Dân tộc Thái sinh sống nhiều nhất vùng nào ở nước ta ? A. Đồng bằng Sông Hồng. B. Trung du, miền núi phía Bắc. C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ. Câu 15: Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi thả cá, tôm nước ngọt là vì có nhiều A. ao hồ, ô trũng, đầm phá. B. sông suối, ao hồ, kênh rạch. C. cánh rừng ngập mặn, sông suối. D. vũng vịnh nước sâu, kênh rạch. Câu 16: Hiện nay, nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường các nước thuộc khu vực A. Bắc Mỹ. B. Tây Âu. C. Châu Á - Thái Bình Dương. D. Ô-xtrây-li-a. Câu 17: Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc nhóm ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu ? A. Khai thác khí đốt. B. Khai thác dầu mỏ. C. Khai thác than. D. Chế biến nông sản. Câu 18: Thủy điện ở nước ta phát triển mạnh, nhờ vào A. Tài nguyên nước dồi dào. B. Khí hậu có một mùa mưa nhiều trong năm. C. Mật độ sông ngòi dày đặc. D. Thủy năng của sông suối lớn. Câu 19: Quốc lộ 1A chạy từ đâu đến đâu ? A. Từ Móng Cái đến Thành phố Hồ Chí Minh. B. Từ Móng Cái đến Hà Tiên. C. Từ Lạng Sơn đến Cà Mau. D. Từ Lạng Sơn đến Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 20: Những yếu tố kinh tế - xã hội nào sau đây quyết định đến sự phát triển nông nghiệp ? A. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất kĩ thuật. B. Chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường, cơ sở vật chất kĩ thuật. C. Thị trường, chính sách phát triển nông nghiệp, dân cư và lao động nông thôn. D. Dân cư và lao động nông thôn, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách phát triển nông nghiệp, thị trường. Câu 21: Có sự khác nhau của các hoạt động nội thương giữa các vùng trong nước ta là do. A. Định hướng phát triển kinh tế khác nhau của nhà nước đối với từng vùng. B. Sự phát triển các hoạt động kinh tế, sức mua, qui mô dân số từng vùng. C. Vốn đầu tư nước ngoài, sức mua, qui mô dân số từng vùng. D. Trình độ phát triển kinh tế và phân bố dân cư từng vùng. Câu 22: Dựa vào bảng số liệu sau: Nhận xét không đúng về diện tích và độ che phủ rừng của nước ta giai đoạn 1993 – 2014 A. Tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng đều có xu hướng tăng đều, liên tục. B. Diện tích rừng tự nhiên nhìn chung tăng lên khá nhanh nhưng còn biến động. C. Diện tích rừng trồng tăng nhanh, gấp 1,92 lần. D. Độ che phủ rừng tăng gấp 1,84 lần23 Câu 23: Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước, vì A. vùng biển nước ta rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng. B. nhu cầu về tài nguyên thủy sản lớn và phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. C. có 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển; vùng biển rộng, có nhiều ngư trường, bãi tôm cá ven các đảo và quần đảo. D. sản lượng thủy sản lớn và đang có xu hướng tăng lên. Câu 24: Việc tiếp giáp với Trung Quốc giúp cho nước ta có một thị trường tiêu thụ rộng rãi, đồng thời cũng gây ra khó khăn gì đối với thị trường trong nước ? A. Bị canh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. B. Hàng hóa đa dạng. C. Sức mua của người tiêu dùng giảm. D. Chất lượng hàng hóa tăng cao. Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, sắp xếp các trung tâm du lịch sau đây từ Nam ra Bắc: Vinh, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. A. Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh. B. TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Huế, Vinh, Hà Nội. C. Vinh, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. D. TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Lạt.

2
14 tháng 12 2021

tách bớt với xuống dòng mỗi câu hỏi đi ạ

để v nhìn ngán lắm

2 tháng 8 2019

Đáp án: B

Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa đã có tác động mạnh đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế của nước ta. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ,…

4 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Nước ta có 54 thành phần dân tộc, thuộc các ngữ hệ: Nam Á, Hmông - Dao, Thái - Kađai, Nam Đảo, Hán Tạng.

- Đặc điểm phân bố:

+ Dân tộc Kinh: Phân bố rộng khắp cả nước, song tập trung hơn ở các vùng đồng bằng, ven biển và trung du.

+ Các dân tộc ít người:

• Các dân tộc ít người ở miền núi phía bắc: Phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (có đến 30 dân tộc); người Tày, Nùng sống tập trung đông ở tả ngạn sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả...

• Các dân tộc ít người ở Trường Sơn - Tây Nguyên: Trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng khá rõ rệt (người Ê-đê ở Đắk Lắk, người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...).

• Các dân tộc ít người ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Người Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh.

+ Sự phân bố xen kẽ nhiều nhóm dân tộc trên cùng một lãnh thổ: Trung du và miền núi phía bắc là nơi cư trú của 30 dân tộc ít người khác nhau, Trường Sơn và Tây Nguyên là nơi cư trú của trên 20 dân tộc ít người khác nhau.

+ Phân bố theo độ cao (các dân tộc vùng thấp, rẻo giữa, rẻo cao): Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn từ 700 - 1000m; trên các vùng núi cao là địa bàn cư trú của người Mông.

- Sự đa dạng về tộc người là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội: Các dân tộc đều có kinh nghiệm trong khai thác lãnh thổ, sử dụng tài nguyên, có tập quán sản xuất; nền văn hóa của các dân tộc rất phong phú, đa dạng, là vốn quý cho phát triển xã hội.

5 tháng 8 2021

Trong điều kiện kinh tế phát triển còn nhiều hạn chế, sự phân bố dân cư không đều phụ thuộc rõ rệt vào yếu tố nào?

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

B. Sự khác biệt về vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng.

C. Sự khác biệt về cơ cấu kinh tế.

D. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản,...

5 tháng 8 2021

Trong điều kiện kinh tế phát triển còn nhiều hạn chế, sự phân bố dân cư không đều phụ thuộc rõ rệt vào yếu tố nào?

A. Lịch sử khai thác lãnh thổ.

B. Sự khác biệt về vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng.

C. Sự khác biệt về cơ cấu kinh tế.

 

D. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản,...

 

21 tháng 5 2019

a) Dân cư nước ta phân bố không đều

* Phân bố không đều giữa đồng bằng với trung du, miền núi

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng và ven biển với mật độ dân số rất cao:

+ Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2.

+ Dải đất phù sa ngọt của Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2.

- Ở trung du và miền núi, dân cư thưa thớt hơn nhiều, mật độ dân số thấp: Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số chủ yếu dưới 50người/km2 và từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều giữa đồng bằng phía Bắc và đồng bằng phía Nam

- Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, phần lớn lãnh thổ có mật độ dân số từ 1.001 - 2.000 người/km2.

- Đồng bằng sông Cửu Long có mật độ dân số phần lớn từ 101 - 1.000 người /km2. Riêng ở phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người/km2.

* Phân bố không đều ngay trong nội bộ các vùng dân cư

- Đồng bằng sông Hồng vùng trung tâm, ven biển phía đông và nam có mật độ dân số cao từ 1.001 - 2.000 người/km2. Ở rìa phía bắc, đông bắc và tây nam của đồng bằng có mật độ dân số thấp hơn

- Đồng bằng sông Cửu Long vùng ven sông Tiền và sông Hậu có mật độ dân số từ 501 - 1.000 người/km2, phía tây Long An và Kiên Giang có mật độ dân số từ 50 - 100 người /km2.

* Phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn: 72,6% dân số sống ở nông thôn, 27,4% dân số sống ở thành thị (năm 2007).

b) Nguyên nhân

- Sự phân bố dân cư nước ta chịu tác động của nhiều nhân tố:

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước,...).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

+ Trình độ phát triển kinh tế và mức độ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng.

- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển vì ở đây có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời sống, dễ dàng đi lại, có cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển mạnh, tập trung nhiều thành phố và trung tâm công nghiệp,...

- Dân cư thưa thớt ở miền núi, trung du vì có nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú, thiếu nước, đi lại khó khăn,...

c) Hậu quả và hướng giải quyết

* Hậu quả

Sự phân bố dân cư không đồng đều và chưa hợp lí sẽ gây khó khăn trong việc sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tài nguyên của mỗi vùng.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước và trong từng vùng.

- Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở miền núi.

- Hạn chế nạn di dân tự do.