K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 9 2018

- Một thời gian ngắn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ đã nhanh chóng chuyển từ đồng minh chống phát xít sang tình trạng mâu thuẫn, đối đầu nhau gay gắt. Đó là tình trạng "chiến tranh lạnh" giữa hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, kéo dài trên 40 năm (1945 - 1989).

- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ; đồng thời gây ra những cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả hết sức nặng nề:

     + Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc đứng trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới mới.

     + Các cường quốc đã chi một khối lượng khủng về tiền, của, sức người để sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng căn cứ quân sự.

     + Loài người phải chịu khó khăn do nghèo đói, ô nhiễm môi trường, bệnh tật gây ra...

16 tháng 3 2021

undefined

5 tháng 1 2020

Mỹ thua

5 tháng 1 2020

- Biểu hiện của chiến tranh lạnh là:

Mĩ và đồng minh ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, xây dựng nhiều căn cứ quân sự  bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa phải tăng ngân sách quốc phòng, củng cố khả năng phòng thủ.

- Hậu quả:

Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, có lúc còn đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Các cường quốc phải chi một khối lượng lớn tiền của và sức người, để chế tạo và sản xuất vũ khí hủy diệt, xây dựng quân sự. Từ đó đời sống nhân dân nhiều nước bị giảm sút, tình hình xã hội bất ổn do sự đầu tư quá lớn về tiền của và sức người vào cuộc chạy đua vũ trang, phục vụ cho tham vọng  của giới cầm quyền.

22 tháng 9 2018

Tình hình thế giới phát triển theo các xu thế chính sau:

- Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diến ra các cuộc nội chiến, xung đột...

11 tháng 8 2017

* Ở miền Bắc:

- Năm 1976 căn bản hoàn thành nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế.

- Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế đều tiến bộ đáng kể.

- Miền Bắc còn làm nghĩa vụ của căn cứ địa cách mạng cả nước và nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia trong thời kì mới.

* Ở miền Nam:

- Công việc tiếp quản vùng mới giải phóng từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo, từ căn cứ quân sự đến các cơ sở sản xuất, hành chính, văn hóa được tiến hành khẩn trương.

- Tịch thu toàn bộ tài sản và ruộng đất của bọn phản động, tuyên bố xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, tiến hành điều chỉnh ruộng đất trong nội bộ nông dân, quốc hữu hóa ngân hàng, thay đồng tiền cũ bằng đồng tiền mới của cách mạng.

- Chú trọng khôi phục sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu cấp bách và lâu dài của nhân dân về lương thực.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, cả những cơ sở bị gián đoạn quan hệ với nước ngoài, đều trở lại hoạt động.

- Các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế v.v được tiến hành khẩn trương từ những ngày đầu mới giải phóng.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

*Nông nghiệp:

Đàng ngoài:

+ Thời Mạc Đăng Doanh no đủ, được mùa

+ Khi chiến tranh diễn ra: nông nghiệp bị mất mùa, đói kém, sa sút nghiêm trọng, nhân dân đói khổ, phiêu tán

*Nguyên nhân:

+ chính quyền ko quan tâm đến sản xuất nông nghiệp

+ do chiến tranh kéo dài --> nông nghiệp bị phá hoại

- Đàng trong:

+ Nông nghiệp phát triển rõ rệt, hình thành tầng lớp địa chủ mới.

+ Đầu thế kỉ XVIII, cuộc sống nhân dân bắt đầu bần cùng nhưng ko nghiêm trọng như Đàng ngoài.

*Nguyên nhân:

+ Các chúa Nguyễn có nhiều chính sách khai hoang lập làng

+ Năm 1698, lập phủ Gia Định (Nguyễn Hữu Cảnh), lập ra nhiều làng, xóm mới.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

Thủ công nghiệp:

- Thế kỉ XVII, xuất hiện nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng: dệt La Khê, gốm Thổ Hà, Bát Tràng, rèn sắt Nho Lâm

Thương nghiệp:

- Buôn bán phát triển

- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá đô thị : ngoài Thăng Long còn có phố Hiến, Thanh Hà , Hội An, Gia Định.

- Về sau hạn chế về ngoại thương

Các cuộc chiên tranh PK: Chiến tranh Nam Triều - Bắc Triều, chiến tranh Trịnh - Nguyễn

Hậu quả: Đất nước bị chia cắt, nhân dân bị đói khổ, li tán.

26 tháng 6 2018

Chọn đáp án B.

Theo quyết định của Hội nghị Ianta thì ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Tuy nhiên, sau khi quân đội phát xít được giải giáp, cả thế giới lại rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi bên. Vì thế trong năm 1948, đã có hai nhà nước khác nhau hình thành ở hai miền Triều Tiên theo hai chế độ chính trị khác nhau. Cho đến nay, Triều Tiên vẫn chưa thống nhất.

=> Chiến tranh lạnh đã để lại một trong những hậu quả nặng nề là tình trạng chia cắt ở bán đảo Triều Tiên cho đến nay.