K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2017

- Vì tất cả các con đường cứu nước trước đó đều đã thất bại.

- Nguyễn Tất Thành khâm phục các anh hùng đi trước nhưng không tán thành con đường cứu nước của họ. Vì vậy, Người tìm một con đường cứu nước mới.

- Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, nên đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào.
- Nguyễn Tất Thành khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhưng không tán thành cách làm của các cụ. Anh nghĩ rằng : Cụ Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp, điểu đó là nguy hiểm. Cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp làm cho nước ta giàu có, văn minh, đó là điều không thể thực hiện được.
-> Nguyễn Tất Thành quyết định phải tìm con đường mới để có thể cứu nước, cứu dân.

25 tháng 10 2021
  • Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước rơi vào tay thực dân Pháp, nên Bác đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn nhỏ.
  • Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
  • Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Làm cho Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
  • Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước trên tàu Đô Đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin.

Mục đích ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là muốn giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Bác tìm ra một con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử, đưa dân tộc được độc lập, tự do. Trong Bác đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu”.

26 tháng 4 2018

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào thay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh mất nước, nhà tan; trước sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ; sự đàn áp, bóc lột của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới dân tộc.

* Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối. Bởi vì:

- Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét về con đường của các bậc tiền bối đó.

- Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp chẳng khác gì “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau”.

- Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.

Vì thế, năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyêt chí đi sang phương Tây để tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

28 tháng 6 2016

ý 1:Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp...).

ý 2:- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản. 

3 tháng 5 2017

Nguyễn tất thành ra đi tìm đường cứu nước vì đất nước đang bị thực dân pháp thống trị , các phong trào yêu nước chống pháp đều thất bại.

Nguyễn tất thành không nhất trí với chủ trương ,con dường cứu nước mà các bậc tiền bối đã đi.

Nguyễn tất thanh muốn sang phương tây tìm hiểu xem nước phap có thật sự tự do ,bình đẳng ,bác ái hay khong ? nhân dan pháp sống như thế nào.

Việc lựa chọn con đường cứu nước của nguyễn tất thanh có những điểm mới so với các nhà yêu nước chống pháp trước đó là

Các bậc tiền bối mà tiêu biểu la phan bội châu , phan châu trinh đã chọn con đường cứu nước là đi sang phương đông. chủ yếu là nhật (vì nhật tiến hanh cải cách minh trị 1868 lam cho nhật thoát khỏi số phận là một nước thuộc địa , nhật đánh bại đế quốc nga 1905, nhật con là nước đồng văn đồng chủng ) . đối tượng gặp gỡ là những chính khách nhật để xin họ giúp vn đánh phap . phương phap của cụ là vận động , tổ chức giai cáp cùng các tầng lớp trên để huy đọng lực lương đấu tranh lao động .

còn nguyễn tất thanh lựa chon con dường đi sang phương tay , nơi được mệnh danh có tư tưởng tự do, bình đẳng , bác ái , có khoa học kĩ thuật , có nền văn minh phát triển . cách đi của nguyễn ái quốc là đi vào tất cả các giai cấp , tầng lớp , đi vào phong trào quần chúng giac ngộ , đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thật sự bằng sức mạnh của mik là chính . người luôn đề cao học tâp tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng mới nhất của thời đại để trên cơ sở đó bắt gặp chân lí cách mạng thang 10 nga 1917. đây là con đường duy nhat đúng đắn đối ới dân tộc ta cũng như đối vơi các dân tộc thuộc địa va phụ thuộc khac, vi nó phù hợp với sự pháp triển của lich sử.

26 tháng 4 2021

Nhiều chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã xuất từng tìm đường cứu nước nhưng vẫn không tìm ra một con đường mang lại hiệu quả đích thực. Trước thực tế ấy, Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước, bởi trong Người đang nung nấu một quyết tâm cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đây là tất cả những điều tôi hiểu

26 tháng 4 2021

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp, nên ông đã ý thức được lòng yêu nước từ khi còn bé.
- Trên cả nước, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, đồng thời nhìn thấy những mặt hạn chế của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

7 tháng 5 2016

- Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới vì:
 + Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh đã nổ ra liên tiếp nhưng thất bại
 + Nguyễn Tất Thành không nhất trí với chủ trương,con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn
 + Nguyễn Tất Thành muốn sang Phương Tây tìm hiểu xem nước Pháp và nước khác làm như thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình.Tìm hiểu những bí ẩn đằng sau những từ :"Tự do - Bình đẳng - Bác ái"

- Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có nhiều điểm mới : 
 + Tất cả các nhà yêu nước trước đó đều thất bại, người rất trân trọng các vị tiền bối đi trước nhưng k tán thành 
 + Người k sang phương đông tìm đường cứu nước mà người sang phương tây vì muốn tìm hiểu thực chất "Tự do, bình đẳng, bác ái" của cách mạng pháp để xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc mình 
 + Từ thực tế khảo sát, nhạy bén về chính trị, đúc rút kinh nghiệm, người quyết tâm tìm ra con đường mới sang phương tây, sang pháp đầu tiên 

26 tháng 7 2019

- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lê trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra và liên tiếp nhưng đều thất bại.

- Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

25 tháng 4 2023

ý 1:Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp...).

ý 2:- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước. 
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương" 
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản. 
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. 
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản. 

23 tháng 4 2023

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì ông nhận thức được tình hình đất nước đang rơi vào tình trạng khốn cùng, bị đô hộ của Pháp áp đặt và bị bóc lột tài nguyên. Ông muốn giải phóng dân tộc, đòi lại độc lập cho Việt Nam.

Sự khác biệt giữa con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành so với các bậc tiền bối đi trước là ông đã đưa ra phương pháp đấu tranh mới, tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam và đưa ra chủ nghĩa cách mạng để giải phóng dân tộc. Trong khi đó, các bậc tiền bối đi trước chủ yếu là những người đấu tranh bằng phương pháp vũ trang hoặc đòi hỏi cải cách từ Pháp.

Hành trình cứu nước của Nguyễn Tất Thành từ 1911 đến 1917 là một hành trình đầy gian nan và khó khăn. Ông đã đi qua nhiều nước, học hỏi và tìm hiểu về các phong trào cách mạng, đồng thời cũng đã gặp nhiều thất bại và khó khăn trong việc tuyển mộ người ủng hộ và tổ chức các hoạt động đấu tranh. Tuy nhiên, ông không bao giờ từ bỏ và luôn kiên trì với lý tưởng của mình. Hành trình này đã giúp ông tích lũy được kinh nghiệm quý báu và chuẩn bị cho những hoạt động cách mạng sau này.