K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2018

Lời giải:

Nội dung, ý nghĩa của bài thơ là: Bạn nhỏ rất yêu cha, tự hào về cha nên thấy chiếc cầu do cha làm ra là đẹp nhất, đáng yêu nhất.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

4 tháng 12 2019

Đáp án C

Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Câu 1

Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận “thư cha” kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Câu 2

Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.

Phương pháp giải:

Suy nghĩ và liệt kê. Nêu hình dung cảm nhận của bản thân

Lời giải chi tiết:

Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như.

- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.

- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.

- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.

- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.

- Cái cầu tre bắc qua sông máng.

- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.

- Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.

Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gắn gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghỉ dấu bao ki niệm thân thương về gia đình, người thân

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

Câu 1

Bài thơ kể về một câu chuyện. Đó là câu chuyện gì và người kể là ai?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Lời giải chi tiết:

Đọc bài thơ, ta như được nghe một câu chuyện. Người kể xưng "con", kể cho mẹ nghe chuyện về những cây cầu sau khi nhận “thư cha” kèm theo bức ảnh chụp cây cầu mà người cha mới xây xong. Cây cầu của cha gợi lên trong người con hình ảnh về những cây cầu gắn với bao kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương.

Câu 2

Từ “cái cầu của cha” bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác. Hãy liệt kê và nêu hình dung của em về những cây cầu đó.

Phương pháp giải:

Suy nghĩ và liệt kê. Nêu hình dung cảm nhận của bản thân

Lời giải chi tiết:

Từ "cái cầu của cha", bạn nhỏ liên tưởng đến nhiều cây cầu khác như.

- Cầu tơ nhỏ con nhện bắc để qua chum nước.

- Cầu ngọn gió con sáo bắc để sang sông.

- Cầu lá tre con kiến bắc để qua ngòi.

- Cầu vồng bắc ngang trời khi trời nổi gió.

- Cái cầu tre bắc qua sông máng.

- Cái cầu treo lối sang bà ngoại.

- Cái cầu ào mẹ thường đãi đỗ.

Những cây cầu nối đôi bờ xa cách, giúp những con người, những miền quê gắn gũi nhau hơn. Những cây cầu cũng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Với bạn nhỏ, những cây cầu nhỏ bé cũng là nơi ghỉ dấu bao ki niệm thân thương về gia đình, người thân

29 tháng 9 2023

Theo em, bài thơ Trong lời mẹ hát muốn nói về lòng biết ơn đối với cha mẹ.

Chọn B.

19 tháng 8 2017

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

   - Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

19 tháng 1 2017

- Tình phụ tử thiêng liêng, ấm cúng.

- Yêu mến truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Hiều thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, thêm yêu quý gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

- Chúng ta từng viện cớ thiếu thốn, khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa, dường như ngày nay các con em dân tộc không mấy mặn mà với truyền thống, họ đang dần tự nguyện nhập ngoại một cách dễ dãi. Nghe lời cha nói, tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không hòa tan. Văn hóa là tài sản vô cùng to lớn.

Ý nghĩa - Giá trị

    Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình ấm cúng, truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mà tác giả Y Phương đã thể hiện, cụ thể là sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, từ đó tác giả gợi nhắc những tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống của con người.

    Học sinh đồng thời cảm nhận được ý nghĩa của những đặc sắc nghệ thuật trong ngòi bút tác giả: những từ ngữ mang tính chất địa phương miền núi, chân chất, giản dị, những hình ảnh giàu sức gợi, giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ngọt ngào.

30 tháng 9 2023

Một số bài thơ nói về cảnh đẹp đất nước:

+ Bài thơ: Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

+ Bài thơ: Quê hương (Tế Hanh) 

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” …

=> Các bài thơ trên đều viết về cảnh đẹp quê hương: Quê hương là những gì gần gũi, thân thuộc, thiêng liêng nhất với mỗi chúng ta. Những điều gần gũi ấy nhưng lại trở nên thật đẹp trong mắt những người con yêu quê. Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm ấm áp, sâu bền nhất, luôn hiện diện trong sâu thẳm trái tim ta và là hành trang quý giá giúp ta khôn lớn trưởng thành. 

nhanh với ạ

4 tháng 4 2022

em chịu hh