K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2019

Lời “chửi” hai câu thơ cuối thực chất là lời của Tú Xương, tác giả tự trách mình, tự phê bình mình.

Đáp án cần chọn là: C

25 tháng 12 2017

Trong bài Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều là ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc kết hợp từ ngữ

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ và các kiểu câu cảm thán ở câu thơ cuối

b, Phần cá nhân trong lời nói thể hiện ở:

- Lựa chọn từ ngữ

- Sắp xếp từ ngữ

HOC24 Lớp 6 Hỏi đáp Đề thi Tìm kiếm Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn THÔNG BÁO XEM TẤT CẢ Tú Trương TÚ TRƯƠNG TRANG CÁ NHÂN Tú Trương Tú Trương Trang cá nhân Thiết lập Cấu hình tài khoản cá nhân. Đăng xuất Đăng xuất khỏi tài khoản này. LỚP HỌC Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 MÔN HỌC CHỦ ĐỀ / CHƯƠNG BÀI HỌC Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 Khái quát lịch...
Đọc tiếp

HOC24 Lớp 6 Hỏi đáp Đề thi Tìm kiếm Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn THÔNG BÁO XEM TẤT CẢ Tú Trương TÚ TRƯƠNG TRANG CÁ NHÂN Tú Trương Tú Trương Trang cá nhân Thiết lập Cấu hình tài khoản cá nhân. Đăng xuất Đăng xuất khỏi tài khoản này. LỚP HỌC Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 MÔN HỌC CHỦ ĐỀ / CHƯƠNG BÀI HỌC Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 Khái quát lịch sử thế giới cổ đại Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X Phần mở đầu Ôn tập lịch sử lớp 6 Tú Trương ơi bạn nhập bài muốn hỏi vào đây Linh Vũ Linh Vũ 2 tháng 12 2018 lúc 4:57 Câu 1.thời phùng nguyên hoa lộc,công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào? Câu 2.vào cuối thời nguyên thủy,xã hội có gì đổi mới Câu 3.nước văn lang được thành lập như thế nào?nêu ý nghĩa của sự ra đời nhà nước nay Lớp 6 Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 3 0 Viết câu trả lời giúp Linh Vũ Tú Trương Nguyễn Nguyễn Trí Nguyễn Nguyễn Trí 2 tháng 12 2018 lúc 7:28 Câu 3 : Sản xuất phát triển -> xã hội phân hoá kẻ giàu người nghèo Nhu cầu chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất ở các khu vực sông lớn Đấu tranh chống ngoại xâm và giải quyết các xung đột giữa các bộ tộc -> Nhà nước Văn Lang ra đời Đúng 0 Bình luận (0) Phùng Tuệ Minh Phùng Tuệ Minh 3 tháng 12 2018 lúc 13:12 Câu 1: Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc hàng loạt công cụ : những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ có hình dáng cân xứng. Câu 2: Vào cuối thời nguyên thủy, xã hội có rất nhiều đổi mới: - Sự phân công lao động giữa người biết thật luyện kim và ko biết thuật luyện kim. - Sự phân công lao động giữa người đàn ông và người phụ nữ. - Chế độ thị tộc phụ hề dần thay thế cho xã hội thị tộc mẫu hệ. Đọc tiếp Đúng 0 Bình luận (0) Phùng Tuệ Minh Phùng Tuệ Minh 3 tháng 12 2018 lúc 13:15 Câu 1: Các nhà khảo cổ đã phát hiện ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc hàng loạt công cụ : những rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ có hình dáng cân xứng. Câu 2: Vào cuối thời nguyên thủy, xã hội có rất nhiều đổi mới: - Sự phân công lao động giữa người biết thật luyện kim và ko biết thuật luyện kim. - Sự phân công lao động giữa người đàn ông và người phụ nữ. - Chế độ thị tộc phụ hề dần thay thế cho xã hội thị tộc mẫu hệ. Câu 3: Các chiềng chạ đã hợp tác với nhau thành bộ lạc để có thể đấu tranh đc với lũ lụt và giặc ngoại xâm. Bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc giàu có, hùng mạnh nhất thời đó. Thủ lĩnh của bộ tộc này đã dựa vào sức mạnh của mik để thống nhất các bộ tộc ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lại thành nước Văn Lang và do chính mik chỉ huy. Đọc tiếp Đúng 0 Bình luận (0) CÁC CÂU HỎI TƯƠNG TỰ An Chinh An Chinh 25 tháng 12 2016 lúc 12:02 1.Hãy nêu những đặc điểm giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thủy(về con người,công cụ sản xuất)?2.Kể tên các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?3.Hãy nêu những thành tự về văn hóa thời cổ đại (phương Đông,phương Tây)?4.Những điểm mới trong đời sống,tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta là gì?5.Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào?6.Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?Và trong điều kiện nào?Có ý nghĩa như thế nào?7.Xã hội nguyên thủy Việt Nam có những chuyển biến gì? 8.Hãy trình bày những điều kiện (hay lí do) ra đời của nhà nước Văn Lang9.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?10.Sau khi đánh tan quân Tần xâm lược,Thục Phán đã làm gì?- P/S:Trả lời nhanh giúp mình nha. Đọc tiếp Lớp 6 Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 7 0 Đang Thuy Duyen Đang Thuy Duyen 12 tháng 12 2016 lúc 15:39 1. Vì sao Việt Nam là 1 trong những chiếc nôi của loài người ? 2. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào ? Ý nghĩa nó ? 3. Nghề nông trồng lúa nước ra đời như thế nào ? Ý nghĩa của nó 4. Khi sản xuất phát triển , xã hội có gì đổi mới ? 5. Nước Văn Lang được ra đời như thế nào ? Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang ? Lớp 6 Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 2 0 Hoàng Gia Hân Hoàng Gia Hân 15 tháng 12 2016 lúc 20:55 Câu 1:Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim. Câu 2:Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu,trong điều kiện nào? Theo em sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào? Câu 3:Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Văn Lang? Câu 4:Nêu đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Giúp mình nhé ko cần phải làm hết đâu làm được câu nào thì làm thankshaha Lớp 6 Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 1 0 Nguyen Thi Ngoc Lan Nguyen Thi Ngoc Lan 12 tháng 12 2016 lúc 21:14 1, người nguyên thủy phát triển và hình thành ở đâu ? 2, các quốc gia cổ đại phương đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ ? 3, nhữnh dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? 4, thừ thế kỉ 3 đến thế kỉ 1 hình thành những nền văn hóa nào ? nêu những nét chính về trình độ sản xuất nền văn hóa đông sơn ? 5,nhà nước văn lang ra đời vào hoàn cảnh nào ? thời gian nào ? do ai thành lập ? 6, vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước văn lang 7, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang có gì đặc sắc ? Lớp 6 Lịch sử Ôn tập lịch sử lớp 6 0 0

1
1 tháng 2 2022

⁉⁉⁉⁉⁉⁉⁉

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Bài thơ Thương vợ là tác phẩm nằm trong nhóm những bài thơ Tú Xương viết về bà Tú, cũng là một trong số những bài thơ chân thành và xúc động nhất của tác giả về người vợ thân thương của mình. Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ đã thay Tú Xương bày tỏ tình yêu thương và sự trân trọng đối với sự hi sinh cao cả của vợ mình.

 

Thương vợ Tú Xương thật sự là một bài thơ chân thành và xúc động, điều đó sẽ được minh chứng qua những dòng cảm nhận sau đây.

Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:

Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”. 

Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.

Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.

Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, 

Có chồng hờ hững cũng như không.

Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu. 

Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.

 

Bài thơ mang đậm tính nhân văn, chất thơ trữ tình pha chút trào phúng, nhà thơ đã khắc hoạ nên một bức tranh chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần chịu thương, chịu khó của mình và đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của chính nhà thơ. Tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn của nhà thơ đối với vợ mình vì mình mà chịu nhiều cay đắng, khó nhọc.

22 tháng 4 2017

- Tâm trạng thái độ của tác giả trước cảnh tượng trường thi: Ngao ngán, xót xa trước sự sa sút của đất nước. Thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường khoa cử của riêng ông.

- Hai câu cuối như một lời nhắn nhủ các sĩ tử về nỗi nhục mất nước. Nhà thơ hỏi người nhưng cũng chính là hỏi mình.

17 tháng 10 2018

Đáp án A

22 tháng 10 2016

MB: Người phụ nữ đã đi vào văn học khá nhiều và trở thành một trong những hình tượng lớn của văn chương kim cổ. Tuy nhiên viết về người phụ nữ với tư cách là một người vợ bằng tình cảm của một người chồng thì quả thật rất hiếm. Thương vợ của Tú Xương nằm trong số những trường hợp hiếm hoi đó. Bài thơ là chân dung bà Tú, người bạn đời của Tú Xướng, được tái hiện bằng tất cả tấm lòng chân thành của một người chóng dành cho vợ

KB:

Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng Một duyên hai nợ thì bà Tú văn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.

Được tái hiện bằng tấm lòng thương vợ chân thành, sâu sắc của Tú Xương, hình ảnh bà Tú trong bài thơ đã trở thành mội hình ảnh đẹp tiêu biểu, điển hình cho những người phụ nữ, những người vợ Việt Nam ngàn đời.

Chúc bạn học tốt!

22 tháng 10 2016

MB:Nói đến người phụ nữ truyền thống là nhắc đến không gian gia đình, ở đó người vợ có vai trò quan trọng trong việc thu vén, chăm lo sự nghiệp, danh vị của chồng. Bà Tú cũng không phải là ngoại lệ, nhưng vào buổi Tây, Tàu nhốn nháo, không còn đâu cái cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ”, bà Tú cũng phải cuốn theo guồng quay của cuộc đời phiền tạp, dạt theo cuộc bươn chải với đổi chác, bán mua.Chân dung của bà Tú hiện lên không phải từ dáng vóc, hình hài mà từ không gian và thời gian công việc. “Quanh năm” không chỉ là độ dài thời lượng mà còn gợi ra cái vòng vô kì hạn của thời gian, nó chứng tỏ cuộc mưu sinh không có hồi kết thúc. Không gian “mom sông” vừa có giá trị tả thực - là doi đất nhô hẳn ra lòng sông, vừa gợi lên không gian sinh tồn bấp bênh, chông chênh.

KB:

“Thói đời” ở đây phải chăng là sản phẩm của buổi giao thời đã tạo ra những người chồng hờ hững? để rồi người phụ nữ phải mang gánh nặng trụ cột gia đình. Câu thơ thể hiện nỗi dằn vặt, thái độ chân thành tự trách mình của nhà thơ đồng thời bộc lộ tâm trạng bất lực trong bi kịch tinh thần của người trí thức: trở thành người thừa ngay trong chính gia đình của mình. Có thể nói với “Thương vợ”, Tú Xương đã khắc hoạ rõ nét và sống động hình ảnh người vợ tảo tần với những nét phẩm chất điển hình của người phụ nữ Việt Nam: đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Đằng sau tiếng thơ là tiếng lòng tri ân trân trọng, cảm thông đồng thời là nỗi day dứt khôn nguôi của nhà thơ đối với người vợ thảo hiền.
17 tháng 1 2019

Đức tính cao đẹp của bà Tú

- Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

- Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”