K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

=> Đáp án A

→ Phó từ trong câu trên là từ “đang” bổ sung ý nghĩa cho động từ “lầm lũi”

Câu 1. Phó từ là gì? A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ D. Không xác định Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ? A. Mùa hè sắp đến gần. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm. C. Da chị ấy mịn như...
Đọc tiếp

Câu 1. Phó từ là gì?

A. Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ

B. Là những từ chuyên đi kèm phụ sau danh từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ

C. Là những từ có chức năng như thành phần trung tâm của cụm từ danh từ

D. Không xác định

Câu 2. Câu nào dưới đây có sử dụng phó từ?

A. Mùa hè sắp đến gần.

B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn như nhung

D. Chân anh ta dài lêu nghêu.

Câu 3. Phó từ gồm mấy loại

A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại D. 5 loại

Câu 5. Phó từ trong câu: Nó đang lầm lũi bước qua đống tro tàn trong trận cháy hôm qua nhạnh nhạnh chút gì đó còn sót lại cho bữa tối là gì?

A. Đang B. Bữa tối C. Tro tàn D. Đó

Câu 6. Cho đoạn văn sau: Những người con gái Hoa kiều bán hàng xở lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, với đủ các giọng nói líu lô, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.

Đoạn văn trên có mấy phó từ?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 7. Tìm phó từ trong câu: “Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít.”

A. Đã

B. Chung

C. Là

D. Không có phó từ

0
Sau khi một đám cháy rừng ở công viên quốc gia Yellowstone được dập tắt, các toán cứu hộ rừng đã phải vất vả vượt qua quang cảnh địa ngục trần gian ấy để kiểm kê thiệt hại. Một người trong số họ đã tìm thấy trong đống tro tàn xác cháy khô tưởng chừng đã hóa thạch của một con chim với dáng đứng đầy kiêu hãnh trên một gốc cây. Cảm thấy lạ trước hình ảnh khó hiểu đó, anh ta lấy cây gõ vào:...
Đọc tiếp

Sau khi một đám cháy rừng ở công viên quốc gia Yellowstone được dập tắt, các toán cứu hộ rừng đã phải vất vả vượt qua quang cảnh địa ngục trần gian ấy để kiểm kê thiệt hại. Một người trong số họ đã tìm thấy trong đống tro tàn xác cháy khô tưởng chừng đã hóa thạch của một con chim với dáng đứng đầy kiêu hãnh trên một gốc cây. Cảm thấy lạ trước hình ảnh khó hiểu đó, anh ta lấy cây gõ vào: từ trong đôi cánh của chim mẹ đã chết, ba chú chim bé tẹo bay vụt ra.
Chim mẹ đáng thương ấy đã dự cảm được tai họa sắp đến, nó bèn tha các con của mình đến bên gốc cây và phủ rộng đôi cánh lên, vì theo bản năng nó biết rằng khói độc sẽ tỏa ra và làm hại đến các con nó.
Chim mẹ đã chấp nhận cái chết để từ đôi cánh mình, các con nó vẫn được tiếp tục bay giữa cuộc đời.

a.Hãy cho bt nội dung đoạn trích

b.Tìm hai từ đồng nghĩa với : tại họa

c.Tìm từ láy có trong đoạn trích

1
5 tháng 12 2021

giúp mik với ai xong mik tick cho

4 tháng 4 2020

a , Phó từ '' đang '' trong câu đó ko thể bỏ 

b , Phó từ '' đang '' trong câu đó có thể bỏ

Mún hỏi  tại sao hay cnf giải thích thì alo cho Mai

k và kb nếu có thể 

4 tháng 4 2020

ko thể bỏ vì sẽ làm thay đổi nghĩa của từ

25 tháng 2 2020

(sai thì thôi nha bạn )

1) bỏ phó từ được vì bỏ phó từ đi thì nghĩa của câu sẽ không thay đổi

2) có thheer bỏ phó từ đang trong câu hỏi còn câu trả lời không thể bỏ phó từ vì nếu bỏ pho từ thì câu trả lời sẽ không đầy đủ 

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt...
Đọc tiếp

Nghị luận xã hội : Suy nghĩ của em về câu chuyện “Ngọn nến”

Bất ngờ mất điện, một ngọn nến được đem ra thắp lên và đang lung linh tỏa sáng. Nến hân hoan khi thấy mọi người trầm trồ: “May quá, nếu không có cây nến này, chúng ta sẽ không thấy gì mất!”. Thế nhưng khi dòng sáp nóng bắt đầu chảy ra, nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ còn một nửa, nến chợt nghĩ: “Chết thật, ta mà cứ cháy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy nhỉ?”. Nghĩ rồi nến nương theo một cơn gió thoảng qua để tắt phụt đi. Mọi người trong phòng xôn xao: “Nến tắt rồi, tối quá, làm sao bây giờ?”. Cây nến mỉm cười tự mãn vì sự quan trọng của mình. Bỗng có người nói: “Nến dễ tắt, để tôi đi tìm cái đèn dầu…”. Mò mẫm trong bóng tối ít phút, người ta tìm được cây đèn dầu. Đèn dầu được thắp lên, còn cây nến cháy dở thì người ta bỏ vào ngăn kéo. Thế là từ hôm đó, nến bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu ra rằng, hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi. Bởi vì nó là ngọn nến.

1
8 tháng 1 2018

1. Kĩ năng : đảm bảo bố cục một bài văn nghị luận xã hội, hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

2. Kiến thức : cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau :

a. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

b. Giải thích

– Giải thích ngắn gọn ý nghĩa của câu chuyện: ngọn nến ban đầu cũng thấy mình vui sướng vì được cháy sáng nhưng khi bắt đầu tan chảy ra, nó thấy mình thiệt thòi vì vậy mà tìm cách tự tắt sáng đi ->Muốn tỏa sáng nhưng lại không muốn tan chảy -> Đó là thói ích kỉ của con người, sợ mình bị thiệt hơn người khác nên chỉ lo nghĩ cho bản thân mình.

– Cây nến nhận ra một cách muộn màng rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng dù sau đó có tan chảy đi -> Con người cần nhận thức đúng về vị trí, vai trò của mình trong cộng đồng, gia đình và xã hội. Dù ở vị trí nào, con người cũng phải biết cống hiến toàn bộ khả năng của mình để trở thành người sống có ích cho xã hội. Có như thế con người mới không hối tiếc vì đã sống hoài, sống phí.

=> Câu chuyện giản dị nhưng chứa đựng một bài học nhân sinh sâu sắc. Từ việc phê phán lối sống ích kỉ người viết nhắn gửi: sống là phải cống hiến, làm được những điều có ích. Đó cũng là cách để tự khẳng định giá trị bản thân.

c. Bàn luận

– Ích kỉ là một thói xấu hay gặp và dễ mắc phải. Con người phải có bản lĩnh, sự nhân hậu để vượt lên trên thói ích kỉ cá nhân để sống có ích, đem lại niềm vui cho nhiều người và chính bản thân mình.

– Điện, đèn, nến: ẩn ý về cá nhân trong quan hệ với cộng đồng, gia đình, xã hội; con người không thể sống tách mình ra khỏi cộng đồng, phải hòa nhập, bổ sung, tương hỗ cho nhau.

– Con người sống ở trên đời ai cũng có ý thức về cái tôi của mình, thậm chí sự tự ý thức về cái tôi để nâng mình lên, để tự khẳng định mình là một nhu cầu chính đáng. Song cần phải phân biệt rõ khát vọng “tỏa sáng”với tham vọng “đánh bóng” bản thân; ý thức khẳng định bản thân khác hẳn với sự ích kỉ, cá nhân chủ nghĩa.

– Mối quan hệ biện chứng giữa “cho” và “nhận”, “được” và “mất” rất tinh tế. “Giọt nước muốn không khô cạn phải hòa vào biển cả”. Khi sống cống hiến vô tư, con người sẽ nhận được nhiều hạnh phúc.

– Ngọn nến chỉ thực sự sống hết cuộc đời của nó khi cháy hết mình và tan chảy. Nếu không nó hoàn toàn bị quên lãng và vô nghĩa. Cháy còn đồng nghĩa với đam mê.

– Trong cuộc sống, rất nhiều tấm gương cố gắng cống hiến năng lực, trí tuệ, thậm chí dâng hiến cả cuộc đời mình cho đất nước, nhân dân. ( Những người lính hi sinh bản thân mình bản vệ đất nước; những bạn trẻ đam mê học tập lao động làm giàu cho quê hương; những thầy cô giáo miệt mài bên con chữ dạy bao thế hệ học sinh nên người…); bên cạnh đó không ít người sống ích kỉ, tự mãn chỉ biết vun vén cho bản thân, không biết cống hiến.

d. Bài học

– Đừng sống ích kỉ, hãy sống cống hiến trong mỗi vị trí, công việc để mang lại hạnh phúc cho nhiều người.

– Đừng bao giờ như ngọn nến “bị bỏ quên trong ngăn kéo, rồi cũng không còn ai nhớ đến nó nữa”. Hãy dũng cảm hành động, có thể bản thân phải chịu thiệt thòi nhưng để tỏa sáng cho cuộc đời.

13 tháng 1 2023

Câu trả lời của em là:
a. Biện pháp tu từ nhân hóa ở câu này được thể hiện qua từ "chú". Con chim én trong bài được gọi bằng "chú"
=> Gọi sự vật ở đây giống như gọi người.
Tác dụng là: Làm cho sự vật được gọi trở nên gần gũi hơn, sinh động hơn giống như một con người vậy.

b. Biện pháp tu từ nhân hóa ở câu này được thể hiện qua từ "thản nhiên". Con chim én được dùng từ "thản nhiên",
=> Dùng từ để miêu tả con người để miêu tả sự vật.
Tác dụng là: Làm cho sự vật trở nên sinh động hơn, gần gũihơn như một con người, có tâm hồn, có suy nghĩ như người.