K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2017

Chọn đáp án: B

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nhé:

Nói đến chiến tranh, nói đến đời lính không thể không nói đến cái chết. Quang Dũng cũng không né tránh và nhà thơ đã nói theo cách riêng của mình:

                                             Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                                             Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                                             Áo bào thay chiếu anh về đất

                                             Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chất “tráng sĩ ca” được bộc lộ một cách hào hùng và cùng đầy bi tráng. Nhà thơ mượn một ý thơ cổ (Chinh phụ ngâm) nhưng tình ý thì rất mới. Ba chữ “mồ viền xứ" gợi cảm giác buồn thầm lặng - sự hi sinh thầm lặng của những chiến sĩ vô danh. Ý nghĩa câu thơ mở ra thật lớn: “rải rác” đây đó nơi “biên cương”, những nấm mồ “viễn xứ” không một vòng hoa, không một nén hương, thật lạnh lẽo, thê lương. Bức tranh chiến trận sẽ trở nên ảm đạm nếu nhìn bi quan như vậy. Nhưng hồn thơ Quang Dũng mỗi khi chạm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bởi đôi cánh lí tưởng. Câu thơ sau như một lực nâng vô hình đã đưa câu thơ trước lên cao. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cái bi thảm bỗng trở nên bi tráng. Với tinh thần dấn thân, tự nguyện, quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất họ đã hiến dâng cho một lí tưởng cao đẹp nhất. Họ ngã xuống thanh thản không chút vướng bận, không mảy may hối tiếc, cái chết được xem “nhẹ tựa lông hồng”.

    Viết về chiến tranh, nhiều nhà thơ đã né tránh cái chết. Quang Dũng cảm nhận cái chết như là một hiện thực tất yếu của chiến tranh. Cái chết của những người lính qua con mắt thơ Quang Dũng rất đỗi hùng tráng mà không hề giả dối. Cái bi tráng của câu thơ đã khẳng định được phương châm sống cùa cả một thế hệ cha anh trong những năm tháng chống Pháp gian khổ: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có hiểu được ý chí sắt đá của một dân tộc mới thấy hết được cái hay trong câu thơ Quang Dũng.

     Hai câu sau vẫn tiếp tục nói đến cái chết trong âm hưởng sử thi hào hùng ấy:

                                               Áo bào thay chiếu anh về đất

                                               Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Sự thật bi thảm là: người lính hi sinh trên đường hành quân đến một manh chiếu liệm cũng thiếu. Con mắt thơ Quang Dũng đã bao bọc đồng đội mình trong những tấm áo bào sang trọng. “Áo bào” là sự kết hợp hai từ: “áo vải” và “chiến bào” khiến cho “áo bào” vừa bình dị vừa sang trọng. Đây là cách nói mà theo Quang Dũng là để “an ủi linh hồn những người lính”. Xuất phát điểm là tình yêu đồng đội. Chính tình yêu thương đã khiến hồn thơ hào hoa Quang Dũng tìm được hình ảnh đẹp để “sang trọng hóa” cái chết của người lính. Người lính ngã xuống với chiến bào đỏ thắm trong vầng hào quang lồng lộng của các chiến binh xưa. “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Câu thơ mang sức mạnh ngợi ca. Không thể tìm được từ nào hay hơn để thay thế cho từ “về đất” trong câu thơ này. “Về đất” không những diễn tả được sự hi sinh của người chiến sĩ mà còn thể hiện được sự trân trọng, yêu thương của những người đồng đội ở lại. “Về đất” cũng là hòa vào linh hồn đất nước để bất tử cùng hồn thiêng sông núi và trường tồn cùng đất nước. Dòng sông Mã đã tấu lên “khúc độc hành” dữ dội hùng tráng để tiễn đưa hương hồn người chiến sĩ với bao tiếc thương, cảm phục. Những mất mát đau thương như dồn nén, tích tụ trong tiếng gầm vang rung chuyển cả núi rừng của dòng sông Mã. Các anh đã hi sinh cho mảnh đất nảy nở đầy thơ, đầy nhạc và cùng với thiên nhiên, linh hồn các anh vẫn hát mãi khúc quân hành.

      Đặc sắc của đoạn thơ không chi ở thủ pháp đối lập mà còn bộc lộ trong việc dùng từ, đặc biệt là dùng các động từ. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: “Nội lực trong cảm hứng thơ Quang Dũng thường dội xuống ở các động từ”. Động từ “gầm” trong câu thơ khiến âm hưởng cứ âm vang mãi như dội mãi vào núi rừng miền Tây và ngân lên trong tâm hồn độc giả. Cộng hưởng với các động từ là các từ Hán - Việt (biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, sông Mã, khúc độc hành). Nhà thơ đã đưa người đọc vào một không gian cổ kính, trang trọng. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đã bộc lộ được sự hài hòa giữa cái bi và cái hùng tạo nên chất bi tráng trong bức tượng đài cao cả về người lính Tây Tiến.

     Đây là đoạn thơ mang tính chất cao trào trong toàn bộ khúc độc hành Tây Tiến. Chất bi tráng đã tạo nên một tượng đài độc đáo về người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại nhưng cùng với khúc độc hành của dòng sông Mã, âm hưởng của Tây Tiến vẫn vang cả núi rừng và vọng qua năm tháng.

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng.

– Giới thiệu bài thơ Tây Tiến.

– Giới thiệu đoạn thơ: Bằng bút  pháp lãng mạn và vẻ đẹp bi tráng, đoạn thơ đã tạc lên bức tranh tượn đài người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng, hào hoa, lãng mạn bất tử với thời gian.

– Trích dẫn đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….. Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát:

+ Mạch cảm xúc chung: Bài thơđược viết trên nổi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Mỗi phần của một bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến.

+ Vị trí đoạn trích: Kết cấu bài thơ logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về hoài niệm để trở lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến được trân trọng khắc họa ở phần thứ ba của bài thơ.

– Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng: Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” a Hiện thực tàn khốc: Những ngừi lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.

+ Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất ( xanh xao tiều tụy) là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tadn, lẫm liệt ( “ dữ oai hùm”).

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Ở những người lính Tây Tiến, ta thấy vẻ đẹp của bản lĩnh, nét can trường hài hòa với trái tim đa cảm, mộng mơ:

Ở sự phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu “ Mắt trừng”.

Ở khát vọng lập công cháy bóng dõi về tiền phương với giấc mộng chiến trường “gửi mộng qua biên giới”.

Ở tâm hồn lãng mạn, hào hoa, luôn rạo rực khao khát yêu đương: “ mơ Hà Nội dáng kiều thơm” a khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

(Có thể so sánh thêm về nổi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân trong bài “ Nhớ” của Hồng Nguyên và bài “Đồng Chí” của Chính Hữu).

+ Vẻ đẹp bi tráng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thân chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

+ Sự bi thương:

Người lính phải hy sinh nơi rừng hoang biên giới, di hài phiêu bạc nơi đất khách quê người.

Khi chôn cất không cả mảnh chiếu để bọc thân.

Cái hùng tráng được thể hiện ở:

Những từ Hán Việt trang trọng.

Lí tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Cách nói sang trọng “ áo bào thay chiếu anh về đất”

Âm hưởng trầm hùng của tiếng “ gầm” con sông Mã

Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.

* Đáng giá:

– Đoạn thơ viết về chân dung người lính là đoạn thơ độc đáo nhất trong bài Tây Tiến. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ vận dụng sáng tạo trong miêu tả và bộc lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ có hồn. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người Tây Tiến mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.

Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.

– Khẳng định vị trí bài thơ Tây Tiến trong bài Quang Dũng.

11 tháng 10 2021

Bạn tham khảo bài này nha:

*Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng.

– Giới thiệu bài thơ Tây Tiến.

– Giới thiệu đoạn thơ: Bằng bút  pháp lãng mạn và vẻ đẹp bi tráng, đoạn thơ đã tạc lên bức tranh tượn đài người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng, hào hoa, lãng mạn bất tử với thời gian.

– Trích dẫn đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….. Sông Mã gầm lên khúc độc hành

*Thân bài:

– Giới thiệu khái quát:

+ Mạch cảm xúc chung: Bài thơđược viết trên nổi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Mỗi phần của một bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến.

+ Vị trí đoạn trích: Kết cấu bài thơ logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về hoài niệm để trở lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến được trân trọng khắc họa ở phần thứ ba của bài thơ.

– Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng: Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” a Hiện thực tàn khốc: Những ngừi lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.

+ Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất ( xanh xao tiều tụy) là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tadn, lẫm liệt ( “ dữ oai hùm”).

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Ở những người lính Tây Tiến, ta thấy vẻ đẹp của bản lĩnh, nét can trường hài hòa với trái tim đa cảm, mộng mơ:

Ở sự phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu “ Mắt trừng”.

Ở khát vọng lập công cháy bóng dõi về tiền phương với giấc mộng chiến trường “gửi mộng qua biên giới”.

Ở tâm hồn lãng mạn, hào hoa, luôn rạo rực khao khát yêu đương: “ mơ Hà Nội dáng kiều thơm” a khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

(Có thể so sánh thêm về nổi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân trong bài “ Nhớ” của Hồng Nguyên và bài “Đồng Chí” của Chính Hữu).

+ Vẻ đẹp bi tráng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thân chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

+ Sự bi thương:

Người lính phải hy sinh nơi rừng hoang biên giới, di hài phiêu bạc nơi đất khách quê người.

Khi chôn cất không cả mảnh chiếu để bọc thân.

Cái hùng tráng được thể hiện ở:

Những từ Hán Việt trang trọng.

Lí tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Cách nói sang trọng “ áo bào thay chiếu anh về đất”

Âm hưởng trầm hùng của tiếng “ gầm” con sông Mã

Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.

* Đáng giá:

– Đoạn thơ viết về chân dung người lính là đoạn thơ độc đáo nhất trong bài Tây Tiến. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ vận dụng sáng tạo trong miêu tả và bộc lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ có hồn. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người Tây Tiến mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.

*Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.

– Khẳng định vị trí bài thơ Tây Tiến trong bài Quang Dũng.

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
22 tháng 12 2022

a. Dùng cách nói giảm nói tránh "Thôi rồi" để chỉ cái chết của Lượm.

Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn, mất mát; qua đó ta thấy được thái độ trân trọng của tác giả với anh hùng Lượm.

b. Dùng cách nói giảm nói tránh "về đất" để chỉ cái chết của người chiến sĩ.

Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn, mất mát; qua đó ta thấy được sự trân trọng, biết ơn của tác giả với người chiến sĩ.

5 tháng 10 2019

Nghệ thuật:

- Nói giảm nói tránh “anh về đất”: làm vơi đi cảm giác đau thương, ẩn chứa hàm nghĩa: chết là hóa thân về với đất mẹ, là hóa thân với non sông, đất nước.

- Nhân hóa “Sông Mã gầm lên”: dữ dội, hào hùng, âm thanh làm át đi cảm xúc bi thương.

Đáp án cần chọn là: C

4: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đất.Sông Mã gầm lên khúc độc hành.Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.4.1: Chỉ ra các chi tiết về ngoại hình của người...
Đọc tiếp

4: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất.

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

4.1: Chỉ ra các chi tiết về ngoại hình của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ?Hiện thực gian khổ hiện ra như thế nào qua chi tiết “ không mọc tóc” và “ xanh màu lá”?

4.2:  Cốt cách hào hùng khỏe khoắn, vẻ đẹp độc đáo gân guốc riêng có của người lính Tây Tiến hiện ra như thế nào qua các từ ngữ “ Đoàn binh”, “ không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá”, “ dữ oai hùm”, “ mắt trừng”?

4.3: Các chi tiết về ngoại hình hé mở vẻ đẹp gì trong tâm hồn người lính Tây Tiến? Câu thơ” Đêm mơ…kiều thơm” gợi cho anh / chị cảm nhận như thế nào về tâm hồn người lính Tây Tiến?

4.4: Câu thơ “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” cho anh/chị cảm nhận gì về lý tưởng sống của người lính Tây Tiến?

4.5:  Sự hi sinh của người lính Tây Tiến được tác giả đặc tả như thế nào?

4.6: Tác giả sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ này?

4.7: Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về đoạn thơ?

0
28 tháng 8 2018

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Chất “tráng sĩ ca” được bộc lộ một cách hào hùng và cùng đầy bi tráng. Nhà thơ mượn một ý thơ cổ (Chinh phụ ngâm) nhưng tình ý thì rất mới. Ba chữ “mồ viền xứ" gợi cảm giác buồn thầm lặng - sự hi sinh thầm lặng của những chiến sĩ vô danh. Ý nghĩa câu thơ mở ra thật lớn: “rải rác” đây đó nơi “biên cương”, những nấm mồ “viễn xứ” không một vòng hoa, không một nén hương, thật lạnh lẽo, thê lương. Bức tranh chiến trận sẽ trở nên ảm đạm nếu nhìn bi quan như vậy. Nhưng hồn thơ Quang Dũng mỗi khi chạm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bởi đôi cánh lí tưởng. Câu thơ sau như một lực nâng vô hình đã đưa câu thơ trước lên cao. “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Cái bi thảm bỗng trở nên bi tráng. Với tinh thần dấn thân, tự nguyện, quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất họ đã hiến dâng cho một lí tưởng cao đẹp nhất. Họ ngã xuống thanh thản không chút vướng bận, không mảy may hối tiếc, cái chết được xem “nhẹ tựa lông hồng”.

Viết về chiến tranh, nhiều nhà thơ đã né tránh cái chết. Quang Dũng cảm nhận cái chết như là một hiện thực tất yếu của chiến tranh. Cái chết của những người lính qua con mắt thơ Quang Dũng rất đỗi hùng tráng mà không hề giả dối. Cái bi tráng của câu thơ đã khẳng định được phương châm sống cùa cả một thế hệ cha anh trong những năm tháng chống Pháp gian khổ: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có hiểu được ý chí sắt đá của một dân tộc mới thấy hết được cái hay trong câu thơ Quang Dũng.

Hai câu sau vẫn tiếp tục nói đến cái chết trong âm hưởng sử thi hào hùng ấy:

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Sự thật bi thảm là: người lính hi sinh trên đường hành quân đến một manh chiếu liệm cũng thiếu. Con mắt thơ Quang Dũng đã bao bọc đồng đội mình trong những tấm áo bào sang trọng. “Áo bào” là sự kết hợp hai từ: “áo vải” và “chiến bào” khiến cho “áo bào” vừa bình dị vừa sang trọng. Đây là cách nói mà theo Quang Dũng là để “an ủi linh hồn những người lính”. Xuất phát điểm là tình yêu đồng đội. Chính tình yêu thương đã khiến hồn thơ hào hoa Quang Dũng tìm được hình ảnh đẹp để “sang trọng hóa” cái chết của người lính. Người lính ngã xuống với chiến bào đỏ thắm trong vầng hào quang lồng lộng của các chiến binh xưa. “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Câu thơ mang sức mạnh ngợi ca. Không thể tìm được từ nào hay hơn để thay thế cho từ “về đất” trong câu thơ này. “Về đất” không những diễn tả được sự hi sinh của người chiến sĩ mà còn thể hiện được sự trân trọng, yêu thương của những người đồng đội ở lại. “Về đất” cũng là hòa vào linh hồn đất nước để bất tử cùng hồn thiêng sông núi và trường tồn cùng đất nước. Dòng sông Mã đã tấu lên “khúc độc hành” dữ dội hùng tráng để tiễn đưa hương hồn người chiến sĩ với bao tiếc thương, cảm phục. Những mất mát đau thương như dồn nén, tích tụ trong tiếng gầm vang rung chuyển cả núi rừng của dòng sông Mã. Các anh đã hi sinh cho mảnh đất nảy nở đầy thơ, đầy nhạc và cùng với thiên nhiên, linh hồn các anh vẫn hát mãi khúc quân hành.

Đặc sắc của đoạn thơ không chi ở thủ pháp đối lập mà còn bộc lộ trong việc dùng từ, đặc biệt là dùng các động từ. Nhà thơ Vũ Quần Phương nhận xét: “Nội lực trong cảm hứng thơ Quang Dũng thường dội xuống ở các động từ”. Động từ “gầm” trong câu thơ khiến âm hưởng cứ âm vang mãi như dội mãi vào núi rừng miền Tây và ngân lên trong tâm hồn độc giả. Cộng hưởng với các động từ là các từ Hán - Việt (biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, sông Mã, khúc độc hành). Nhà thơ đã đưa người đọc vào một không gian cổ kính, trang trọng. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật đó đã bộc lộ được sự hài hòa giữa cái bi và cái hùng tạo nên chất bi tráng trong bức tượng đài cao cả về người lính Tây Tiến.

Đây là đoạn thơ mang tính chất cao trào trong toàn bộ khúc độc hành Tây Tiến. Chất bi tráng đã tạo nên một tượng đài độc đáo về người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại nhưng cùng với khúc độc hành của dòng sông Mã, âm hưởng của Tây Tiến vẫn vang cả núi rừng và vọng qua năm tháng.

28 tháng 8 2018

“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”
- Bốn câu thơ viết về cái chết của người lính Tây Tiến nhưng không gợi sự đau thương. Tác giả đã sử dụng hệ thống từ Hán Việt: “biên cương, viễn xứ, chiến trường, độc hành” nhằm lột tả không khí trang nghiêm, cổ kính. Cái chết của người lính Tây Tiến được miêu tả thật linh thiêng.
- Câu thơ “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” như một lời thề danh dự. Nó cho thấy lý tưởng “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những người thanh niên trẻ. Thật rằng, họ cũng có những tiếc nuối nhưng trên hết là vì lý tưởng: