K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2017

Đáp án: B

Giải thích: Mục…2 (phần I)….Trang…107...SGK Lịch sử 11 cơ bản

28 tháng 6 2019

Để giải quyết khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Đông Dương và Pháp trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư bản Pháp đã nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do.

Đáp án cần chọn là: B

11 tháng 4 2018

Đáp án: B

Giải thích: Mục…1(phần I)….Trang…146...SGK Lịch sử 11 cơ bản

22 tháng 3 2019

Tư bản Pháp không phải là người đầu tiên đến Việt Nam nhưng lại là người “bám trụ” đến cuối cùng ở Việt Nam thông qua vai trò của Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Các giáo sĩ đội lốt gián điệp đã tích cực hoạt động, gây dụng cơ sở ở cả trong Nam ngoài Bắc và trở thành người đi tiên phong vạch đường cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

7 tháng 3 2016

* Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế đã có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ suy yếu.

- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

- Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:

- Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nhiên liệu.

- Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư sản pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

- Cuối thế kỉ XVII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lợi.

- Năm 1857, Na pô lê ông III lập ra hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, tiếp đó, sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc đó, Bộ trưởng bộ Hải quân Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho phó Đô đốc Giơ-nuy chỉ cho hạm đội Pháp đánh vào Việt nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

- Sau khi liên quân Anh – Pháp chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc) buộc triều đình Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân (27-6-1858), chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nhà kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

* Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiền, vì:

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là một đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.

- Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chống tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.

16 tháng 2 2018

Đáp án là D

15 tháng 11 2021

Việc để đất nước rơi vào tay của thực dân phương Tây, là do các quốc gia phong kiến Đông Nam Á không tiến hành duy tân đất nước nhằm đưa đất nước phát triển, không có tầm nhìn cũng như tiến bước theo thời đại, bảo thủ, cố duy trì chiếc ngai vàng phong kiến đang trở nên mục ruỗng. Khi thực dân phương Tây đến “gõ cửa” thì giai cấp cầm quyền các nước này thực hiện phương sách giữ nước bằng việc “đóng cửa”, ngăn chặn người và hàng hóa từ châu Âu đến, hoặc quá thụ động trong việc tìm kiếm chính sách đối phó với mưu toan của thực dân phương Tây. Kết quả là các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay các nước thực dân, biến các nước này thành thuộc địa, trở thành nơi khai thác thị trường và nhân công của riêng mình. Trong tình hình đó, các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tiến hành đấu tranh vũ trang chống lại các cuộc xâm lược để giữ nước, giữ độc lập dân tộc. Cũng vì thế, phong trào đấu tranh vũ trang chống xâm lược diễn ra sôi nổi từ khi thực dân châu Âu nổ súng xâm lược.

15 tháng 11 2021

Em cảm ơn

23 tháng 5 2021

 Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản bước đầu âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)? *

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.

D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

23 tháng 5 2021

B. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: Năm 1897, chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me sang làm Toàn quyền Đông Dương để hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ban đầu, tư bản Pháp tập trung vào việc khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…) ở Hòn Gai, Thái Nguyên, Tuyên Quang,… Bên cạnh đó, những cơ sở nông nghiệp, phục vụ đời sống như điện, nước, bưu điện,… cũng lần lượt ra đời. Chính quyền thuộc địa chú ý đến việc xây dựng hệ thống giao thông, vừa phục vụ công cuộc khai thác lâu dài, vừa phục vụ mục đích quân sự. Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nma. Tuy vậy, khi tiến hành khai thác, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Những biến đổi trong cơ cấu kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đã kéo theo sự biến đổi về mặt xã hội. Các giai cấp cũ biến đổi, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi đầu thế kỉ XX. (Nguồn Lịch sử 11, trang 137, 155)

Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp

B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân

C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự

D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương

2
22 tháng 6 2019

Cho đến trước khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương còn rất lạc hậu, không thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc khai thác. Do đó để phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân (quân sự), Pháp đã chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là đường sắt. Tính đến năm 1912, tổng chiều dài đường sắt đã làm xong ở Việt Nam là 2 059 km. Đường bộ được mở rộng đến những khu vực hầm mỏ, đồn điền, bến cảng và các vùng biên giới trọng yếu. Nhiều cây cầu lớn được xây dựng như: cầu Long Biên (Hà Nội), cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn),…

Đáp án cần chọn là: C

13 tháng 12 2022

C