K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2017

Đáp án D

Thúy Kiều và Thúy Vân

1 tháng 9 2017

- Giống nhau: Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Phong lưu rất mực hồng quần/ Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê, Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

- Khác nhau:

 • Thúy Vân: trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da…

 • Thúy Kiều: sắc sảo mặn mà/ So bề tài sắc lại là phần hơn - Làn thu thủy nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

- Quan niệm của tác giả Nguyễn Du về mối quan hệ giữa nhan sắc, tài năng và số phận.

 • Vẻ đẹp sắc sảo, lôi cuốn, tài năng hơn người → bị đố kị, ghen ghét, số phận long đong.

- Quan niệm này xuất phát từ cơ sở tâm lí - xã hội cụ thể.

12 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều đã được Nguyễn Du khắc họa rõ nét qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Trước hết, tác giả đưa ra giới thiệu cùng nhận định về hai chị em qua ước lệ mai, tuyết để khẳng định vẻ đẹp chung ở họ cũng như vẻ đẹp riêng qua cụm từ "mỗi người một vẻ". Hai người thiếu nữ xinh đẹp được Nguyễn Du vô cùng yêu thương. Về nhan sắc, Vân được nói đến với sự sang trọng, phúc hậu. Đặc tả vẻ đẹp của Vân, nhà thơ chú ý đến gương mặt tròn đầy, nụ cười cùng giọng nói đoan trang, mái tóc mềm mượt, làn da trắng. Tất cả cái đẹp ở Vân đều là kết tinh của thiên nhiên đất trời nên nàng được những hoa, tuyết yêu quý và sẵn sàng đứng sau cái đẹp của nàng với sự ngưỡng vọng. Bút pháp ước lệ đã giúp nhà thơ vẽ lên bức tranh người con gái xinh đẹp độ xuân thì làm xuyến xao cả thiên nhiên và lòng người. Ấy vậy mà nhan sắc ấy vẫn chưa sánh bằng nàng Kiều. Miêu tả tường tận cái đẹp của Vân, nhà thơ dùng thủ pháp đòn bẩy để tôn lên tài sắc ở Kiều. Với những từ như "càng, hơn" ta thấy được cái ưu ái tột cùng mà tác giả nói về Kiều. Đặc biệt, chân dung Kiều chỉ được gợi qua đôi mắt, lông mày nhưng đã đủ khiến ta hiểu về cái đẹp này. Trong thế đối sánh với thiên nhiên, thay vì hài hòa thì Kiều bị đố kí, ghen ghét và hờn giận. Bởi lẽ vẻ đẹp của nàng đã vượt quá quy chuẩn thông thường lại cộng thêm tài năng cầm kì thi họa thì người con gái ấy mấy ai sáng bằng. Ngòi bút ước lệ cùng thành ngữ "nghiêng nước nghiêng thành" giúp ta hiểu được nét đẹp toàn diện ở Kiều. Nhưng bức tranh hai người thiếu nữ đẹp không nhằm ngợi ca hay nói về sự yêu quý khôn cùng của tác giả, đó là bức tranh số phận của hai người con gái. Một bên là những ềm đềm, hạnh phúc vì hài hòa với tự nhiên, còn một bên là những muôn phần đắng cay mà những vần thơ tiếp của nhà thơ sẽ cho ta thấy điều đó.

27 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

  Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

  Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

  Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

 Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.

27 tháng 9 2021

Tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng thủ pháp đòn bẩy, tả Thúy Vân trước nhằm làm nổi bật vẻ đẹp muôn phần và tài năng của Thúy Kiều. Việc làm này giúp dự báo trước cuộc đời sống gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều.

Bài làm

Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" củ Nguyễn Du, Kiều hiện là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", hoa, liễu để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để gợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.

# Học tốt #

Bài làm

Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất Truyện Kiều, đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm trong phần gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, Thúy Kiều đã bị hắn lừa bán vào lầu xanh của Tú Bà, do kiên quyết không chấp nhận cuộc sống ô nhục chốn lầu xanh, Tú Bà đã quyết định cho Thúy Kiều ra sống ở lầu Ngưng Bích:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”

Thông qua câu thơ đầu tiên, ta có thể xác định được vị trí và điểm nhìn của nàng Kiều, đó chính là trước lầu Ngưng Bích, đứng trông ra núi non hùng vĩ, không gian mở đầy rộng lớn, mênh mông trái ngược hoàn toàn với lầu Ngưng Bích. “Khóa xuân” ở đây ta có thể hiểu đó là một không gian khép kín, nơi có thể buộc chặt tự do, khóa chặt tuổi xuân của nàng Kiều. Mở ra trước tầm mắt của Kiều là vẻ non xa tấm của ánh trăng gần ở chung. Cảnh vật như ẩn như hiện, như xa mà như gần, không gian rộng lớn, hùng vĩ nhưng lại hoang vắng, tịch mịch đến rợn người “Bốn bề bát ngát xa trông”.

“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”

Từ khi sống ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều luôn tự suy ngẫm, dằn vặt về bản thân cũng như đau khổ trước những biến cố đã xảy ra với bản thân mình, thường trực trong nàng là tâm trạng xấu hổ buồn tủi trước sự ô nhục mà bản thân đã trải qua, cùng với đó là nỗi nhớ nhung da diết với chàng Kim. Thúy Kiều nhớ về lời thề nguyền dưới ánh trăng năm nào. Khi quyết định phá vỡ lời thề, Thúy Kiều vẫn chưa có cơ hội gặp lại chàng Kim để nói lời từ biệt, do vậy mà nàng luôn đau đáu trong lòng sự day dứt, đau khổ khi nghĩ về chàng Kim vẫn không hề hay biết mà chờ đợi nàng trong vô vọng.

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy năng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Cùng với nỗi nhớ chàng Kim là nỗi nhớ hướng về cha mẹ. Thúy Kiều đau xót khi nghĩ về cha mẹ đã lớn tuổi nhưng ngày ngày vẫn tựa cửa đợi con “Xót người tựa cửa hôm mai”. Nàng đau khổ khi không thể ở bên chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già, không thể thực hiện bổn phận, trách nhiệm của một người con, quạt cho cha mẹ khi trời nóng, hay sưởi ấm chăn cho cha mẹ khi trời trở lạnh. Hình ảnh Sân Lai là một điển tích trong văn học cổ Trung Quốc, nói về người con có hiểu là Lai Tử người nước Sở thời xuân thu, tuy đã già những vẫn còn nhảy múa ở ngoài sân cho cha mẹ vui lòng. Mượn hình ảnh Lai Từ vừa thể hiện được sự day dứt của Thúy Kiều vừa thể hiện tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ.

“Buồn trông ngọn nước mới xa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”

Dù trong hoàn cảnh đau khổ nhất, Thúy Kiều cũng nghĩ về người khác trước khi nghĩ về bản thân mình. Đau khổ với những nỗi nhớ để khi quay về với thực tại thì nàng lại xót xa nhận ra sự bẽ bàng, đau khổ của bản thân. Như Nguyễn Du từng viết trong Truyện Kiều “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, như đồng cảm với tâm trạng của nàng Kiều, cảnh vật cũng thấm đượm sự u buồn, không những thế nó còn dự báo về tương lai đầy bão tố của nàng trước mắt. Đó là hình ảnh ngọn nước mới xa, hình ảnh cánh hoa nổi trôi, là ngọn cỏ rầu rầu, là màu xanh của chân mây nhưng lại không gợi ra được sự sống.

Như vậy, qua đoạn trích Kiều ở lầu NGưng Bích ta có thể thấy được tài năng hơn người của Nguyễn Du trong việc khắc họa nội tâm nhân vật cùng với đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình bậc thầy của ông.

# Học tốt #

7 tháng 10 2021

Trl:

“Truyện Kiểu” được coi là kiệt tác số một của đại thi hào Nguyễn Du, được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới, mà một tác phẩm kết tinh những gì đặc sắc nhất về cả nội dung và nghệ thuật. Mỗi đoạn trích trong “Truyện Kiều” đều được nhà thơ chăm chút, mỗi nhân vật đều hiện lên một cách hết sức sinh động. “Chị em Thúy Kiều” cũng là một đoạn trích như thế.

Mở đầu đoạn trích là phần giới thiệu cả hai chị em Vân – Kiều:

“Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”

Hai người con gái đẹp ấy, có cốt cách thanh cao như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Mỗi người có một vẻ đẹp riêng, nhưng đều là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”, vô cùng hoàn hảo, đẹp đẽ.

Thúy Vân được xuất hiện trước với vẻ đẹp phúc hậu, cao sang, quý phái:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp trang trọng tuyệt vời, với khuôn mặt đầy đặn như ánh trăng rằm, tiếng nói tiếng cười như hoa như ngọc, tóc mượt như mây, da trắng hơn tuyết. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên phải e thẹn cúi mình, phải “thua”, phải “nhường” một cách tình nguyện. Nàng được tạo hóa ban cho một vẻ đẹp đoan trang, phúc hậu, báo hiệu một cuộc sống yên ổn, bình an, không song gió về sau.

Tại sao cô em lại được xuất hiện trước cả chị? Có lẽ đó là dụng ý của Nguyễn Du, cô em đã đẹp đẽ như thế, thì cô chị – nhân vật chính của truyện còn có thể đẹp hơn nữa không? Ngay từ khi bắt đầu nói về Kiều, đại thi hào đã nói:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn”

Thúy Vân đã đẹp đến hoa nhường nguyệt thẹn, vậy mà Thúy Kiều lại còn đẹp hơn, cả về tài lẫn sắc. Không chỉ thế, đó còn là một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà chứ không đoan trang, phúc hậu như Thúy Vân.

Đặc biệt, ở Thúy Kiều, Nguyễn Du chỉ đặc tả đôi mắt – cửa sổ tâm hồn của người con gái ấy:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”

Đôi mắt nàng trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Trong làn song mắt ấy, là cả một tâm hồn đa sầu, đa cảm. Kiều có một vẻ đẹp khiến cho hoa “ghen”, liễu “hờn”, Tạo hóa đã cho nàng vẻ đẹp, nhưng cũng mang đến cho nàng cả sự ghen ghét của người đời. Cuộc đời của nàng, sẽ là một đoạn đời không yên ổn.

Ở Thúy Vân, người ta chỉ có từ nhan sắc mà suy đoán về tài năng, bởi Nguyễn Du không hề nhắc đến. Nhưng ông lại nói rất kĩ về tài hồ cầm của Thúy Kiều:

“Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ ầm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân”

Không chỉ là một người con gái đẹp, Kiều còn là một người thông minh, đa tài. Có thể nói, đến Thúy Kiều, người đọc mới thấm thía được vẻ đẹp “mười phân vẹn mười” của nàng. Tuy nhiên, ẩn trong vẻ đẹp hoàn mỹ ấy, là một tâm hồn đa sầu đa cảm. Có lẽ nàng đã cảm nhận được số phận long đong của mình rồi, nên đã sáng tác cung đàn “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng phải thương cảm. Và đúng như nàng dự đoán, cuộc đời bình an của nàng không kéo dài được bao lâu nữa, bởi “Chữ tài liền với chữ tai” một vần, người con gái ấy sẽ phải sống một cuộc đời gian truân trắc trở.

Ở cuối đoạn trích, Nguyễn Du khái quát lại về hai chị em nhà Vân – Kiều và hoàn cảnh sống của họ:

“Phong lưu rất mực hồng quần

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai”

Bốn câu thơ đã nói lên hoàn cảnh sống của hai cô gái ấy. Họ được dạy dỗ vô cùng chu đáo, là những cô gái con nhà gia giáo, với phẩm hạnh trong trắng, cao quý.

Chỉ với hai mươi bốn câu thơ và bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm hiện lên trước mắt người đọc vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em Thúy Vân – Thúy Kiều và ẩn trong đó là những tình cảm, những dự đoán của ông về cuộc đời, số phận của hai cô gái ấy. Hãy cũng dõi theo những bước chân của hai người ấy trên nẻo đường còn nhiều chông gai.

dài  quá thôi không làm đâu 

8 tháng 5 2021

1.Giống nhau:

- Cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp lí tưởng theo quan điểm thẩm mĩ trung đại.

- Chân dung hai nhân vật đều miêu tả bằng nghệ thuật ước lệ, so sánh gắn với những hình ảnh thiên nhiên đẹp.

2.Khác nhau:

                                  Thúy Vân

                               Thúy Kiều

 - Được miêu tả trước, qua 4 câu thơ.

 =>Thực chất miêu tả Vân là nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều.

 -Vân được miêu tả cụ thể hơn qua nghệ thuật liệt kê -   => Vẻ đẹp phúc hậu theo đúng chuẩn mực thẩm mỹ phong kiến.

 -Chủ yếu qua ngoại hình, không nhắc đến tài năng.

=>Dự báo về cuộc đời êm đềm, bình lặng.

 

 -Được miêu tả sau, qua 12 câu thơ.

 =>Thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trung tâm.

 -Miêu tả chủ yếu qua đôi mắt, đôi lông mày ->Vẻ đẹp sắc sảo vượt lên mọi chuẩn mực thông thường.

 -Vừa miêu tả ngoại hình, vừa khẳng định tài năng và hé mở vẻ đẹp tâm hồn.

 =>Dự báo về cuộc đời đầy trắc trở, sóng gió.

 
8 tháng 5 2021

1.Giống nhau:

- Cả hai nhân vật đều mang vẻ đẹp lí tưởng theo quan điểm thẩm mĩ trung đại.

- Chân dung hai nhân vật đều miêu tả bằng nghệ thuật ước lệ, so sánh gắn với những hình ảnh thiên nhiên đẹp.

2.Khác nhau:

Thúy Vân

Thúy Kiều

- Được miêu tả trước, qua 4 câu thơ.

 =>Thực chất miêu tả Vân là nhằm làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều.

-Vân được miêu tả cụ thể hơn qua nghệ thuật liệt kê -> Vẻ đẹp phúc hậu theo đúng chuẩn mực thẩm mỹ phong kiến.

-Chủ yếu qua ngoại hình, không nhắc đến tài năng.

=>Dự báo về cuộc đời êm đềm, bình lặng.

 

-Được miêu tả sau, qua 12 câu thơ.

=>Thủ pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật trung tâm.

-Miêu tả chủ yếu qua đôi mắt, đôi lông mày ->Vẻ đẹp sắc sảo vượt lên mọi chuẩn mực thông thường.

-Vừa miêu tả ngoại hình, vừa khẳng định tài năng và hé mở vẻ đẹp tâm hồn.

=>Dự báo về cuộc đời đầy trắc trở, sóng gió.