K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2017

Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa? Và em đã tranh cãi với thái độ như thế nào?

Học sinh nêu trả lời 2 ý đúng, hợp lí được 0,5đ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 1: Chuẩn bị 

Thành lập nhóm và phân công công việc

Một nhóm nên gồm khoảng 6 thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kí ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận. 

Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận. 

Sau khi chia nhóm, nhóm trưởng thông bảo cho các thành viên về vấn đề cần thảo luận: 

 + Có nên cấm học sinh sử dụng điện thoại trong nhà trường?

 + Nhà trường có nên ban hành nội quy về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh?

 + Có nên xếp loại, đánh giá học sinh bằng điểm số?

 + Giáo viên có nên thường xuyên cho học sinh thuyết trình về bài học?

Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

Mục đích của buổi thảo luận này là gì?

⟹ Mục đích của buổi thảo luận là để bàn luận về những vấn đề gây tranh cãi xung quanh cuộc sống. 

Thời gian thảo luận dự kiến là bao lâu?

⟹ Thời gian thảo luận từ 25- 30 phút

Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?

⟹ Nhóm sẽ dánh 10 phút cho mỗi ý kiến thảo luận. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1

Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến

Phản hồi các ý kiến

Thống nhất ý kiến

Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: 

- Giữ thái độ khách quan, lịch sự, tranh luận văn minh và tích cực. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Trong khi trao đổi, tranh luận về một vấn đề, em cần có thái độ thế trước các ý kiến khác biệt: 

- Thái độ lắng nghe, tôn trọng các ý kiến của người khác.

- Hành xử đúng mực, coi trọng danh dự, nhân phẩm, quyền lợi của mỗi người.

- Lời nói chuẩn mực, chân thành, tôn trọng ý kiến người khác.

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông...
Đọc tiếp

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất:” Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối”. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi a,vì sao khi qua đời,2 anh em đã phân chia tài sản ra làm đôi những vẫn cãi nhau

b,Nhà thông thái đã dạy họ cách chia tài sản như thế nào?Vì sao họ lại đồng ý?

c,Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì về tinh anh em

d,Hãy viết một vài căn ngắn khoảng 1 trang trình bày suy nghĩ cảu em về ý nghĩa câu chuyện trên

1
12 tháng 5 2018

bạn tham khảo trên trang này:

https://vanmau.org/thi-hoc-sinh-gioi-van-8-truong-thcs-duc-hiep-2013.html

22 tháng 5 2019

Sáng hôm thứ bảy vừa rồi, tôi đang rửa mặt bên hè nhà đế sửa soạn đi học. Bỗng nghe tiếng hỏi của em tôi, lại nghe có tiếng đáp. Tôi không ngoảnh mặt ra, nhưng cũng nhận biết đó là tiếng anh Quang, người bạn thân với tôi. Tôi vội lau tay, thay áo rồi chạy ra, cùng nhau chào hỏi mừng rỡ. Liền đó, tôi cũng sửa soạn sách vở cùng anh đi đến trường học.

   Ra đi được một đoạn đường, bạn tôi chợt hỏi, câu hỏi thường nghe trong đám học trò chúng tôi trước giờ vào lớp:

   - Hôm nay có bài Quốc sử anh đã thuộc chưa? - Câu hỏi đó, nếu ở một người khác hỏi thì tôi chỉ trả lời một tiếng cho qua là “thuộc” hay là “không” mà thôi, nhưng đối với anh Quang, tôi trả lời có khác. Vỗ vai bạn ra chiều yêu mến tôi nói:

   -  Anh ơi! Sử là môn học rất cần cho học trò chúng ta thì không học là làm sao? Nếu ta không thuộc sử tức là chúng ta không biết đất nước mở mang thế nào, nòi giống ta sinh trưởng làm sao. Làm người dân một nước mà không biết lịch sử nước mình là người vong tổ, ai còn kể là giống gì nữa!

   Bạn tôi lại nói:

   - Tôi cũng biết thế và tôi có học lắm, nhưng sử là môn học khó nhớ lắm; thường tôi học mãi mà không thuộc và nhớ bao nhiêu, là tại làm sao thế?

   - Ô hay! Đời nào lại có học mà không nhớ! Không thuộc! Ở đời có việc gì là khó đâu. Nếu người ta định chí cho cứng mạnh, thì dẫu có việc khó mà cũng hoá ra dễ vậy.

   Bấy giờ gió mát buổi sớm mai thổi nhẹ, hai bên đường lác đác vài cái lá vàng rơi, bạn tôi vừa đi vừa cúi xuống ra dáng ngẫm nghĩ lắm. Một chốc rồi cười lớn ra vẻ đắc ý và nói với tôi rằng: “Lời anh vừa nói, tôi cho là phải và hay lắm, chứ từ trước mỗi khi tôi học thấy khó rồi thôi, thành thử không hiểu gì cả. Từ nay tôi sẽ nghe lời anh mà bền chí học kĩ cho thuộc cho nhớ mới thôi”.

   Rồi đó, tôi kể qua các sự tích hay trong lịch sử nước nhà cho bạn nghe. Trong khi nói, có đoạn thì tôi với bạn cùng vui có đoạn thì tôi với bạn cùng buồn...

   Được một lát đến cửa trường, hai người chúng tôi bèn dứt câu chuyện mà bước vào. Bây giờ có khi tôi ngồi nghĩ buổi hôm ấy thì lòng lấy làm vui thích lắm vi đã khuyên được một việc phải cho người bạn hiền.

22 tháng 5 2019

nhưng đấy là bài về môn sử , ko phải về môn toán và tiếng việt . bạn suy nghĩ lại đi nhé

em sẽ xem xét,nếu thấy ý kiến của bạn đúng thì mình sẽ theo bạn,còn nếu ý kiến của bạn sai thì mình sẽ thuyết phục bạn nghe theo mình

28 tháng 3 2022

mik thấy cx đúng

1 tháng 12 2018

   một hôm có 3 phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô trong nhà một ông chủ nọ . Bọn chúng nó rất hay tranh cải nhau. Cuộc trnh cải to nhất có lẽ là hôm nay. Có lẽ là 2 trong 1, vì có cả võ mồm, võ tay(tay cầm). Đầu tiên, xe máy kể lể:

        - Bây xem tao nè, nhỏ gọn tiện lợi. Đỡ mỏi chân như anh xe đạp và cũng đỡ tón diện tích như anh ô tô. Ông chủ muốn đi đâu chỉ cần đặt mông trên lưng tôi, tôi sẽ rú ga với tốc độ 120km/h liền.

    Xe đạp nhăn mặt:

      - Xííííííí!!! Anh được cái ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn. Anh có biết tôi đây bảo vệ môi trường lắm biết hông. Cùng với anh ô tô hủy hoại bầu khí quyển đó nha

   Ô tô quát:

     - Có cãi nhau thì cũng phải lằng lặng cho bố đây ngủ, đã thế còn xỉa xói anh đây nữa. Cả nhà có biết ô tô là loại phương tiện ngầu nhất hiện nay hông. Tuyệt nhất là bố đây còn là xe thể thao 11 220 000 đồng nữa chớ.

     - Tôi đây là nhất!!!!!!!!

   Không ai chịu ai, cả bọn xông pha vào chiến, rú ga rú còi ầm ĩ. rồi ông chủ nhà ra mắng:

     - Ồn ào quá, vợ ơi, chắc xe có vấn đề rồi, vút hết mua xe mới nha vợ?

      - OK, anh

   Thế là tất cả phải vô bải phế liệu mặc dù vẫn còn tốt. Xe máy nói:

      - THôi, bận ni chừa, bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, a lộn, của chúng ta...

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì. Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”.Họ...
Đọc tiếp

Có hai người bạn đang bước đi trên sa mạc trong một chuyến đi dài ngày. Hai người nói chuyện với nhau, rồi xảy ra cuộc tranh cãi gay gắt về một vấn đề gì đó. Không giữ được bình tĩnh, một người kia đã tát vào mặt người bạn mình. Cảm thấy rất đau nhưng người bạn không nói gì. Anh ta chỉ lặng lẽ viết lên trên cát một dòng chữ rất to: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và nghỉ mát. Người bạn vừa bị tát do sơ ý đã trượt chân rơi xuống một vũng lầy và dần dần lún sâu xuống. Nhưng người kia đã kịp thời cứu được anh. Ngay sau khi được cứu, anh đã khắc ngay lên một tảng đá gần đó dòng chữ: “HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI”.

Người bạn kia thấy vậy liền hỏi: “Tại sao khi tôi tát cậu, cậu lại viết chữ lên trên cát còn bây giờ cậu lại khắc chữ lên một tảng đá?”. Và câu trả lời anh ta nhận được là: Khi ai đó làm chúng ta đau đớn thì chúng ta nên viết điều đó lên trên cát, nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan đi những nỗi trách hờn. Còn khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc điều ấy lên đá, nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.

                                                                   (Trích Quà tặng cuộc sống)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của văn bản.

Câu 2. Người bạn đã khắc lên cát và đá những dòng chữ nào?

Câu 3. Câu trả lời của người bạn viết chữ trên cát và trên đá ở cuối văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

* Bài 4: Hãy viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của món quà mà người nhạc sĩ đã dành tặng cho cô bé Đa-ni, trong đoạn văn có sử dụng một câu có cấu trúc nhiều thành phần vị ngữ, gạch chân câu văn đó.

1
19 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD :Tự sự

Ngôi kể :Thứ 1

Câu 2:Người bạn đã khắc lên cát những dòng chữ:

-“HÔM NAY, NGƯỜI BẠN TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ TÁT VÀO MẶT TÔI”.

-"TỐT NHẤT CỦA TÔI ĐÃ CỨU SỐNG TÔI”.

Câu 3:

Gợi cho em những suy nghĩ:

+Nên bình tĩnh ,tha thứ cho người mà đã mắc sai lầm nào đó

+Nói về sự tha thứ và biết ơn trong cuộc sống

+Phải biết ơn những người đã giúp mình trong cuộc sống

 

6 tháng 12 2019

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

 

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.

23 tháng 5 2023

a) Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề: Cái gì quý nhất trên đời.

b) Ý kiến của mỗi bạn và lí lẽ đưa ra để bảo vệ ý kiến:

- Hùng: quý nhất là gạo

Lí lẽ: không ăn thì không sống được.

- Nam: thời gian quý nhất

Lí lẽ: có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, tiền bạc.

- Quý: vàng bạc quý nhất

Lí lẽ: Có vàng là có tiền, có tiền là mua được lúa gạo, vàng bạc.

c) Ý kiến của thầy giáo

- Thầy giáo thuyết phục học sinh công nhận người lao động là quý nhất.

- Thầy lập luận: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.

 

- Cách nói của thầy thể hiện thái độ tranh luận: thầy giáo tôn trọng và công nhận ý kiến của người đối thoại.

+ Công nhận ý kiến của Hùng, Quý, Nam.

+ Nêu ra câu hỏi (ý kiến của thầy): "Ai làm ra lúa gạo, ai biết dùng thì giờ?", rồi ôn tồn giảng giải để thuyết phục học sinh.