K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn đã gián tiếp bày tỏ thái độ của mình về cách mạng, về những người làm cách mạng. Đó là sự đồng cảm, xót thương, trân trọng nhưng đồng thời cũng lên tiếng phê phán những người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, không giác ngộ quần chúng.

Đáp án cần chọn là: D

10 tháng 4 2018

Hình tượng của người tù cách mạng Hạ Du:

- Hạ Du là chiến sĩ cách mạng, khi trong tù thì không ai biết đến

    + Người anh hùng sớm được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tới khi bị xử tử hình vẫn không làm cho căn bệnh u mê của người dân được đẩy lùi

- Con trai lão Hoa dù được ăn chiếc bánh nhưng vẫn không khỏi bệnh nhưng không qua khỏi

- Hạ Du không được miêu tả trực tiếp, chỉ là những chi tiết được gợi lên trong lời kể của của một số người trong quán trà lão Hoa

- Họ bàn tới cả công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu người

- Qua lời bàn tán Lỗ Tấn cho thấy thái độ ca ngợi, trân trọng đối với Hạ Du (trái ngược với đám đông phê phán)

     + Tác giả cho thấy sự lạc hậu của người dân Trung Quốc

    + Lòng yêu nước còn nhưng xa rời quần chúng ( bị chú ruột tố giác, mẹ xấu hổ, đao phủ dùng máu trục lợi, bị miệt thị

14 tháng 10 2017

Thuốc là một truyện ngắn nhưng hàm chứa một nội dung lớn lao và sâu sắc. Nói như nhà văn Nguyễn Tuân là có kích thước của truyện dài. Nó khơi dậy nỗi ưu quốc ưu dân. Nó đánh trúng căn bệnh trầm kha của dân tộc Trung Quốc. Có thể coi đây là một bức tranh thu nhỏ về xã hội Trung Quốc tối tăm đầu thế kỉ XX với các đường nét sẫm màu về hai cái chết (của thằng bé chết bệnh và của người cách mạng bị xử chém), về hai bà mẹ đau khổ, về chiếc bánh bao tẩm máu, về nghĩa địa mồ mả dày khít được phán ranh giới bởi một con đường mòn. Nhân vật chính của truyện là đám đông quần chúng mê muội, người cách mạng Hạ Du chỉ ở tuyến sau và được giới thiệu qua đối thoại giữa đám đông quần chúng.

Truyện ngắn Thuốc được viết vào năm 1919, đúng vào lúc cuộc Vận động Ngũ tứ bùng nổ, sau Cách mạng Tân Hợi 1911, cuộc cách mạng mà Lỗ Tấn hiểu rõ những hạn chế của nó. Trên thực tế, cuộc cách mạng này có thành tích là đánh đổ chế độ phong kiến, nhưng cũng có nhiều nhược điểm. Đó là sự xa rời quần chúng khiến cho quần chúng không được tuyên truyền giác ngộ. Mặt khác lại nửa vời, thay thang không đổi

thuốc, cội rễ của chếđộ phong kiến không bị đánh bật, đời sống xã hội không có gì thay đổi. Những điều này Lỗ Tấn đã miêu tả một cách sinh động và hình tượng trong AQ chính truyện. Trong Thuốc, qua nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu sắc đối với những chiến sĩ tiên phong của Cách mạng Tân Hợi.

Trước tiên, đó là bạn bè đồng hương Thiệu Hưng cùng ôm mộng "cải tạo nhân sinh", cùng Đông du sang Nhật để học hỏi công cuộc Duy Tân, rồi gia nhập tổ chức cách mạng Đồng Minh Hội của Tôn Trung Sơn, rồi về nước tuyên truyền cách mạng và bị khủng bố, bị tàn sát như Từ Tích Lân, Thu Cận, đặc biệt là Thu Cận. Chính Lỗ Tấn cho biết là ông viết về Hạ Du là đề nhớ về Thu Cận (Hạ đối với Thu, Du và Cận đều thuộc bộ ngọc, là hai loại ngọc). Trong không khí khủng bốcách mạng Tân Hợi, đây là cách né tránh kiểm duyệt. Thu Cận là nhà nữ cách mạng tiên phong thời cận đại, từng du học ở Nhật, tham gia cách mạng rồi bị trục xuất về nước, lập tờ Trung Quốc nữ báo đầu tiên tuyên truyền bình đẳng nam nữ, chống phong kiến quân phiệt. Bà tham gia chuẩn bị khởi nghĩa với Từ Tích Lân rồi bị bắt và bị hành hình lúc ba mươi hai tuổi (1875 — 1907). Nơi bà bị hành hình là Cô Hiên Đình Khẩu trong thành Thiệu Hưng mà Lỗ Tấn cho là thấp thoáng ẩn hiện trong tác phẩm.

Là nhà văn đã để lại hai phần ba tác phẩm nói về số phận người phụ nữ Trung Quốc, là nhà văn quan tâm sâu sắc đến sự vươn mình của phụ nữ, Lỗ Tấn đã không chỉ một lần nhắc đến Thu Cận. Số phận bi thảm của nhà nữ cách mạng trẻ tuổi này đã khắc sâu trong tâm khảm nhà văn. Nhưng Thu Cận cũng đồng thời là biểu tượng của cả một lớp thanh niên giác ngộ sớm thời bấy giờ. Trong truyện Câu chuyện về cái đầu tóc, Lỗ Tấn đã truy điệu cả một lớp dũng sĩ "bôn ba trong vắng lặng" như vậy. Ông viết: Có những thanh niên bôn ba vất vả mấy năm ròng, nhưng những viên đạn vô tình đã kết liễu đời họ; có những thanh niên ám sát quan lại, nhưng bắn không trúng, phải chịu một tháng khổ sai ở trong tù; một số thanh niên khác thì đang ôm ấp chí hướng cao xa, nhưng rồi bỗng nhiên mất tích, đến xác của họ cũng không biết ở đâu."

Truy điệu Hạ Du cũng là truy điệu Thu Cận và cả một lớp người cách mạng giác ngộ sớm, cô đơn và bị những người đang ngủ mê gọi là điên. Hạ Du nằm trong hệ thống các nhân vật giác ngộ sớm "đi trước buổi bình minh" mà quần chúng ngủ mê gọi là điên như người điên trong Nhật kí người điên, người điên trong Đèn không tắt. Hạ Du dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn, nhưng lại rất có đơn, không ai hiểu việc anh làm, đến nỗi mẹ anh cũng gào khóc kêu anh chết oan. Quần chúng mua máu anh làm thuốc chữa bệnh cũng là lẽ tự nhiên. Nhưng muốn thực hiện lí tưởng trời đất nhà Thanh là của chúng ta của Hạ Du thì phải làm gì? Nói cách khác, lúc này cách mạng giải phóng dân tộc phải là một cuộc cách mạng như thếnào thì Lỗ Tấn cũng chưa rõ. Ông đang hướng về cách mạng vô sản. Bài tập văn Thánh võ (vua sáng nghiệp) được ông viết năm 1918, trong đó ông nhiệt liệt ca ngợi Cách mạng tháng Mười Nga như là "bình minh của kỉ nguyên mới", ca ngợi nhữngdũng sĩ cách mạng "lấy máu đào dập tắt ngọn lửa, lấy xương thịt làm cùn gươm giáo" là một minh chứng. Trong truyện Thuốc, ông để cho hai bà mẹ có con chết chém và chết bệnh bước qua con đường mòn cố hữu đến gập nhau và cùng sững sờ trước vòng hoa trên mộ người cách mạng. Nhà văn vẫn vững tin vào tiền đồ cách mạng. Ông nói với mọi người rằng máu người tử tù đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng; đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và nguyện bước tiếp bước chân khai phá của họ.

"Nhưng truyện không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà chỉ đặt ở tuyến ngầm phía sau. Điều này có dụng ý sâu sắc: khi quần chúng chưa giác ngộ thì máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa, không được ai chú ý. Truyện đặt sốđông quần chúng chưa giác ngộ vào vị trí chủ yếu để chỉ rõ rằng, mục đích của tác phẩm vẫn là vạch trần sự đầu độc của tư tưởng phong kiến, nhằm thức tỉnh quần chúng đang mê muội." (Lâm Chí Hạo — Truyện Lỗ Tân)

Thuốc vừa là tiếng Gào thét để "trợ uy cho những dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu", vừa là sự bộc bạch tâm huyết của một ngòi bút lạc quan tin tưởng: "Riêng về phần tôi, tôi vẫn cho rằng hiện nay, tôi không còn phải là người có điều gì bức xúc, không nói ra không được, nhưng hoặc giả bởi vì chưa thể quên hết những nỗi quạnh hiu, đau khổ của mình ngày trước, nên có lúc không thể không gào thét lên mấy tiếng đế an ủi những kẻ dũng sĩ đang bôn ba trong chốn quạnh hiu, mong họ ở nơi tuyên đầu được vững tâm hơn…" (Lỗ Tấn,Tựa Gào thét, 1922). "Những kẻ dũng sĩ" đây là hình tượng của Hạ Du chăng?

22 tháng 4 2018

a

2 tháng 10 2017

Hình tượng người cách mạng Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện về nhữung người trong quán trà nhà lão Hoa.

Đáp án cần chọn là: A

7 tháng 1 2022

Tham khảo

 

1. Tích cực:

- Dẫn đến những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

2. Tiêu cực: 

- Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. 

- Ô nhiễm môi trường.

- Những tai nạn lao động và giao thông.

- Các loại dịch bệnh mới...

7 tháng 1 2022

còn phải làm gì để hạn chế ạ

 

NG
21 tháng 12 2023

Tham khảo
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?

1. Tích cực:

- Dẫn đến những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động.

- Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

2. Tiêu cực: 

- Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt. 

- Ô nhiễm môi trường.

- Những tai nạn lao động và giao thông.

- Các loại dịch bệnh mới...
Cá nhân em cần phải làm gì trước sự phát triển nhanh chóng của thế giới hiện tại?
- Học tập và nâng cao kỹ năng
- Duy trì thái độ học hỏi liên tục và không ngần ngại thử nghiệm những ý tưởng mới
- Xây dựng mối quan hệ xã hội và tham gia vào cộng đồng học đường
....

21 tháng 4 2018

Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung vì: hằng ngày có biết bao khách du lịch đến tham quan, nếu người nào cũng khắc, cũng kí tên lên vách đá, làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thì việc khắc tên, kí tên lên vách đá không còn có ý nghĩa.

Việc kí tên, khắc tên lên trên vách đá gây nguy cơ huỷ hoại danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long.

20 tháng 12 2023

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có những tác động tích cực lẫn tiêu cực : 

- Tích cực:

+ Giúp con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ tăng lên.

- Tiêu cực:

+ Tạo ra các loại vũ khí, phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt lớn.

+ Vấn đề nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh, những đe dọa về đạo đức, an ninh xã hội đối với con người.

 Là học sinh, để phát triển khoa học - kĩ thuật của đất nước chúng ta cần : 

- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.

- Xây dựng ý chí tự cường, tự lực, không chịu đói nghèo lạc hậu.

- Năng nổ tìm tòi, khám phá khoa học, tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học do trường lớp phát động.

- Giới thiệu, chia sẻ với bạn bè các nước khác về khoa học kỹ thuật của Việt Nam, để tạo sự tin cậy cho các bên hợp tác, đồng thời không ngừng giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế những kỹ thuật tiên tiến của nước bạn.

- Tự tin sáng tạo những giải pháp, những thành tựu mới cho khoa học kỹ thuật để đóng góp vào nền khoa học kỹ thuật.

- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

25 tháng 7 2021

Tham khảo:

a) - Mi-ken-lăng-giơ vô cùng tức giận vì Bra-man-tơ luôn chơi xấu, kình địch làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.

- Nhưng Mi-ken-lăng-giơ vẫn công khai đánh giá rất cao Bra- man-tơ và khẳng định: “Với tư cách là nhà kiến trúc, Bra-man- tơ thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.

b) - Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy là vì: Ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất tính khách quan khi đánh giá sự việc.

 - Điều đó chứng tỏ Mi-ken-lăng-giơ là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.

c) - Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí. 

- Trung thực là sống ngay thẳng, thật thà, đối xử với mọi người nhân hậu, không lừa dối và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.