K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2018

(3 điểm )

- Các từ láy là :loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Các biện pháp tu từ là: so sánh “Mồm huýt sáo vang/ như con chim chích”

→ Tác dụng: Việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ so sánh góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm được cụ thể, sinh động. Đó là một em bé nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên , yêu đời.

12 tháng 1 2019

Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 
 

Sử dụng phép tu từ  so sánh và sử dụng từ láy cho bài văn thêm sinh động, hồn nhiên vui tươi, thơ ngây đúng như cái tuổi của Lượm- cái tuổi đượm nhiều kỉ niệm và mơ ước, thể hiện sự nhanh nhẹn của chú bé khi làm công việc liên lạc!

3 tháng 8 2016

ế, từ láy là những từ nào thế, mình biết là biện pháp tu từ là so sánh rồi

Đề 1:Cho câu thơ sau           Khi con tu hú gọi bầy1.Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết nó thuộc bài thơ nào?của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng.3.Viết đoạn văn T-P-H (12c) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.Đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu...
Đọc tiếp

Đề 1:Cho câu thơ sau 
          Khi con tu hú gọi bầy
1.Chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ và cho biết nó thuộc bài thơ nào?của ai?Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
2.Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và nêu tác dụng của chúng.
3.Viết đoạn văn T-P-H (12c) phân tích khổ thơ vừa chép để làm rõ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè.Đoạn văn có sử dụng hợp lý 1 câu cảm thán,1 câu phủ định (gạch chân và chú thích.
4.Trong bài thơ trên,tiếng chim tu hú không chỉ xuất hiện ờ đầu bài thơ mà còn ở khổ thơ cuối.Điều đó có tác dụng gì? Hãy tìm 1 bài thơ khác đã học cũng có cấu trúc như vậy và nêu rõ tên tác giả.

Giúp mik với ạ mik đang gấp ạ :(((

0
10 tháng 5 2019

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

27 tháng 5 2017

Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

6 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

a.

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b. 

- Từ láy vành vạnh, phăng phắc

- Cuộc sống của con người luôn chảy trôi vô tình, đừng vì quá đắm mình trong cuộc sống thực tại mà lãng quên đi những kí ức đã qua, đó là những kí ức mà chúng ta đã từng trải qua, nó góp phần làm nên con người của thực tại, vì vậy hãy trân trọng để nó luôn sống động trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

 

6 tháng 2 2021

a) “Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

b) - Từ láy vành vạnh, phăng phắc

-Biệ​n pháp​ tu từ​ là​ nhâ​n hóa​: Ánh trăng im phăng phắc

c) Tham khảo

 Bài thơ“Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí "uống nước nhớ nguồn”.Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản của cuộc sống, đó chình là tình cảm con người.“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìm lại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn
31 tháng 3 2021

a, ptbđ chính là biểu cảm

b,Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng: các từ láy góp phần khắc họa hình ảnh chú bé Lượm xinh xắn, đáng yêu, nhanh nhẹn.

c.Các yếu tố nghệ thuật được thể hiện là các biện pháp tu từ như các từ láy gợi hình, so sánh (câu như con chim chích), so sánh ngầm( câu Nhảy trên đường vàng ở đây chỉ con đường được nắng vàng soi xuống và có lúa vàng chín)

12 tháng 2 2022

a, Tiếng gà trưa
Mang bao niềm hạnh phúc
Đêm nằm cháu nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ

còn b,c,d, thì chịu 

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ khổ 3, 4, 6.

- Xác định biện pháp tu từ.

Lời giải chi tiết:

- Khổ 3: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.

→ Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm nơi mái trường cũ.

- Khổ 4: Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần).

→ Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

- Khổ 6:

+ Biện pháp điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.

→ Tác dụng: nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ.

→ Tác dụng: chỉ quãng thời gian trôi nhanh, liên tục.

7 tháng 5 2023

- Khổ 3: Biện pháp tu từ điệp cấu trúc “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh cảm xúc bồi hồi, xúc động của chủ thể trữ tình khi nhớ về những kỉ niệm nơi mái trường cũ.

- Khổ 4: Biện pháp điệp từ (Từ “nỗi nhớ” được lặp lại ba lần).

=> Tác dụng: nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.

- Khổ 6:

+ Biện pháp điệp cấu trúc “Những chuyện năm nao, những chuyện năm nào”.

=> Tác dụng: nhấn mạnh quãng thời gian xa xưa với biết bao câu chuyện buồn vui cùng năm tháng.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ: “mùa hoa mơ” chỉ mùa xuân, “mùa hoa phượng” chỉ mùa hạ.