K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2019

  - Phật giáo ngày một thịnh hành, biểu hiện là các nhà sư sang Ấn Độ học và các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều.

   - Nho giáo phát triển thêm về lý luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng các nhà Nho: tôn Khổng Tử là thánh và tôn sùng Mạnh Tử cùng các đệ tử của ông.

8 tháng 4 2018

 - Đến thời Đường, thơ ca Trung Quốc có bước nhảy vọt. Về văn học, thời Đường thịnh nhất là thơ. Thơ Đường có số lượng lớn, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là những thi nhân ưu tú mà tên tuổi còn sáng mãi đến ngày nay.

   - Phật giáo ngày một hình thành, biểu hiện là các nhà sư sang Ấn Độ học và các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều.

  - Nho giáo phát triển thêm về lý luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng các nhà Nho.

   - Thời Tống là giai đoạn phát triển nhất của từ. Từ là lời của điệu nhạc có sẵn do thơ Đường biến thể mà thành. Đây là một hình thức văn học nghệ thuật phục vụ cho giai cấp phong kiến và cũng là món ăn tinh thần của tầng lớp thị dân.

2 tháng 4 2021

Tham khảo:

Câu 1:

 

a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:

- Đất nước độc lập thống nhất

- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp

- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

b. Chính sách khuyến nông

- Chính sách khai hoang

+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác

+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.

+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.

- Phát triển thủy lợi

+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng

+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.

+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".

+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.

- Bảo vệ sức kéo

+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.

+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.

- Đảm bảo sức sản xuất

+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".

+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu

+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.

- Đánh giá

+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.

+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.

c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp

- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.

- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.

Câu 2:

1. Nho giáo

- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử. Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.

- Thời Lê sơ:

+ Nho giáo chính thức được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.

+ Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.

+ Sự phát triển của giáo dục Nho học củng cố sự phát triển của Nho giáo.

Mục 2

2. Đạo Phật

- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.

+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước.

+ Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật.

+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.

Mục 3

3. Đạo giáo:

- Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.

- Một đạo quán được xây dựng.

- Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần.



 

10 tháng 4 2019

Từ thế kỷ VII đến thế kỷ X là thời kỳ hình thành các quốc gia phong kiến ở Đông nam Á. Đây là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại theo tộc người, hình thành các quốc gia phong kiến và bước đầu phát triển trong những thế kỷ X-XIII.

   - Vương quốc Ăng cơ của người Cam pu chia ở vùng Cò rạt (Đông bắc thái lan) thế kỷ IX mở rộng trung hạ lưu sông Mê Nam, Đông Bắc bán đảo Ma Lai.

   - Vương quốc Pa – gan của người Miến ở lưu vực sông I-ra-oa-đi (1057-1283).

   - Vương quốc của người Inđônêxia hình thành từ năm 907, mở rộng và thống nhất hai đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.

Trong quá trình xác lập vương quốc “dân tộc”, mỗi tộc người đều khẳng định chỗ đứng của mình nên không thể tách khỏi những cuộc xung đột. Cuối cùng mỗi vương quốc được xác lập đều là một quốc gia có một tộc người đa số làm nòng cốt dựa trên nền kinh tế và văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

26 tháng 1 2019

* Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường

Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

   - Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung:

      + Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.

      + Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.

      + Ruộng trồng lúa người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.

   - Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. phường hội xuất hiện.

   - Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.

Về chính trị: Sự hoàn thiện bộ máy từ Trung ương đến địa phương:

      + Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.

      + Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.

      + Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.

   - Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.

* Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh

   - Sự xuất hiện của công trường thủ công: quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ với người làm thuê là “chủ xuất vốn” “thợ xuất sức”.

   - Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.

   - Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau gọi là hình thức bao mua.

15 tháng 1 2019

* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc:

   - Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, cư dân Trung Hoa cổ đại bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kỹ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.

   - Những biến đổi trong đời sống xã hội:

      + Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có nhiều ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

      + Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hóa:

         • Nông dân giàu có trở thành địa chủ.

         • Nông dân giữ lại được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.

         • Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.

   - Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.

* Chế độ phong kiến thời Tần – Hán

Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:

   - Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. giữa Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.

   - Nhà HÁn: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay, Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.

7 tháng 9 2017

4.

Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh :

Dựa vào nội dung mục 5, SGK và phần hướng dẫn học mục 5 để trả lời. Trong đó, nêu rõ sự xuất hiện của các công trường thủ công sản xuất trên quy mô lớn, có sự chuyên môn hoá trong sản xuất và thuê nhiều nhân công.

5.Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học — kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến :
Ngoài việc nêu các thành tựu, cần trình bày ý nghĩa của những thành tựu đó đối với Trung Quốc và sự ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
2.

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường :

Những biểu hiện sự phát triển thịnh vượng của nhà Đường về : tổ chức nhà nước, kinh tế, đối ngoại. Đồng thời, giải thích được vì sao đến thời Đường, xã hội Trung Quốc phát triển thịnh vượng (đất nước thống nhất, chính quyền vững mạnh, là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế,...).

3.

- Có sự khác nhau đó vì : nhà Tống do người Trung Quốc lập, nên họ thực hiện các chính sách nhằm củng cố và phát triển đất nước, ổn định đời sống nhân dân. Còn nhà Nguyên được lập nên bởi sự xâm lược của người Mông cổ, nên họ thực hiện chính sách cai trị, áp bức dân tộc hà khắc đối với nhân dân Trung Quốc.

1.Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng hết sức rộng lớn, phì nhiêu. Đó là vùng đồng bằng Hoa Bắc do phù sa sông Hoàng Hà tạo nên. Ở đây, người Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình từ 2000 năm trước Công nguyên (TCN), rồi mở rộng dần xuống phía nam. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã xây dựng nên một nền văn minh cổ đại phát triển rực rỡ.
Đến thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện của công cụ bằng sắt, diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng, làm cho xã hội Trung Quốc có nhiều thay đổi sâu sắc. Một số quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực, trở thành giai cấp địa chủ. Ngược lại, nhiều nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, gọi là nông dân lĩnh canh hay những tá điền. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là địa tô. Như vậy, xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành dần dần từ thế kỉ III TCN (thời Tần) và được xác lập vào thời Hán.

13 tháng 9 2017

Thanks nhiều

6 tháng 10 2021

- Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành.

- Tần Thuỷ Hoàng đã thi hành một loạt chính sách như chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại đến cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam...

- Các vua thời nhà Hán đã xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khẩn hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp.

=> Nhờ thế, kinh tế phát triển, trật tự xã hội ổn định, thế nước đã vững vàng. Nhà Hán còn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên, thôn tính các nước phương Nam.