K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

Tham Khảo 
  '' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.

24 tháng 11 2021

Vẫn còn thiếu phần liên hệ về tinh thần nhân đạo của O - hen - ri ấy em!

3 tháng 2 2019

'' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.

3 tháng 2 2019

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1.Giải thích ý kiến:
– Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
– Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
– Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ.

  1. Bình luận:

Ý kiến của T.Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì:
– Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có)
– Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
– Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.
– Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.
– Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).

Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn
  1. Chứng minh:Học sinh chọn một vài tác phẩm, phân tích làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản:

a.Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người
–Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên nhân phẩm của Thúy Kiều , bán con người thành thứ hàng hóa để trao đổi , mua bán (dẫn chứng-phân tích ).
–Chí Phèo lên án chế độ phong kiến tước đoạt quyền được sống lương thiện của con người (dẫn chứng-phân tích ).
–Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài lên án hai thế lực ở miền núi là cường quyền và thần quyền đã bóp nghẹt quyền sống của biết bao người lao động như Mị và A Phủ (dẫn chứng-phân tích ).
à Đó là những chế độ phi nhân tính .
b.Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người :
Qua những tác phẩm của mình , nhà văn đã hết lòng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người thông qua các nhân vật trong tác phẩm :
-Thúy Kiều không chỉ là cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn có những đức tính tốt đẹp như hiếu thảo , trọng tình , chung thủy v.v (dẫn chứng-phân tích )
–Chí Phèo là con người có bản tính lương thiện nên cuối cùng cũng trở về với bản chất lương thiện của mình (dẫn chứng-phân tích ).
-Tràng , bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân là những con người nhân hậu (dẫn chứng-phân tích )
-Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chân có một tình thương yêu vô bờ bến đối với những đứa con : thương con , yêu con chị chấp nhận tất cả . Mỗi lần chồng đánh , chị xin chồng lên bờ mà đánh để những đứa con không phải chứng kiến , không bị tổn thương về tinh thần . Chị không muốn li dị với chồng cũng bởi thương con ví “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba , để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con (…) Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” . Và ít ai ngờ rằng , niềm vui lớn nhất của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”
c.Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc , khát vọng vươn lên của họ :
–Chí Phèo khao khát được sống lương thiện .
–Mị trong Vợ chồng A Phủ khao khát sống , khao khát tự do , bừng dậy một sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và khi quyết định cởi trói cho A Phủ .
–Vợ nhặt : Kim Lân đã thắp lên trong các nhân vật niềm hi vọng về một cuộc sống mới , tốt đẹp hơn . Sống giữa không khí đói khát , chết chóc bủa vây nhưng bà cụ Tứ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai “may ra ông giời cho khá” , “không ai giàu ba họ , khó ba đời” và mọi người trong cái gia đình nhỏ bé ấy vẫn hăm hở thu dọn nhà cửa cho gọn gàng , sạch sẽ .
d.Các tác giả miêu tả , thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông , bằng tình cảm yêu thương , xót xa , bênh vực
-Nguyễn Du như hòa vào nỗi đau của Thúy Kiều :
-Chẳng vò mà rối , chẳng dần mà đau
-Đã cho lấy chữ hồng nhan …
-Đau đớn thay ….
-Giọng điệu Tô Hoài như hòa vào dòng tâm tư của Mị trong đêm tình mùa xuân
Phơi bày , tố cáo tội ác tàn bạo của bọn thống trị , nói lên nỗi khổ, đòi quyền sống cho những người lao động , những con người yếu đuối …cái nhìn của các nhà văn rõ ràng không phải là cái nhìn thương hại , mỗi câu văn của họ viết ra không phải để bố thí tình thương cho những kiếp người bất hạnh . Ta đọc được trong đó niềm cảm thông , yêu thương , xót xa đến tê tái cõi lòng của mỗi trái tim nghệ sĩ . Nếu không thấu hiểu , không đồng cảm sâu xa thì không bao giờ họ sáng tạo được những tác phẩm chân thực như thế .
Đánh giá
-T.Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn .
-Lí do :
+Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc , chứa đựng niềm vui , nỗi khổ của con người .
+Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục , là cứu vớt con người . Do đó , phải xuất phát từ tình cảm chân thực .
+Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ .Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời , người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo .
+Về phía người tiếp nhận : cũng luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành .
Kết luận
Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa (chưa được bàn đến ở đây) người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn . Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T.Sêkhôp hoàn toàn đúng đắn .

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 11 2018

Gợi ý.

I. Mở bài. Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhận định.

II. Thân bài.

1. Giải thích

- Thế giới nội tâm nhân vật là việc tác giả dùng điểm nhìn toàn tri, người viết có thể nhìn thấu tâm can và hiểu được tâm trạng của nhân vật. Đây là điểm mới, sáng tạo của Nguyễn Du trong sáng tác văn học bởi đặc trưng trong cách kể của văn học trung đại vẫn là lối kể biên niên - theo trình tự thời gian, điểm nhìn của người ngoài cuộc.

- Tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật: đây là nhận định hoàn toàn đúng. Bởi thông qua thế giới nội tâm, tính cách và phẩm chất nhân vật được bộc lộ. Mà nhân vật chính là phương diện để nhà văn thể hiện tư tưởng và tài năng của mình.

- Trong tác phẩm Truyện Kiều, tài năng của Nguyễn Du là tả cảnh ngụ tình, nhà thơ có những đoạn viết tuyệt khéo về bức tranh thiên nhiên, bên cạnh đó còn đi sâu vào khám phá và bộc lộ thế giới nội tâm của nhân vật. Đặc biệt, qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ta phần nào sáng tỏ được điều ấy.

2. Chứng minh

a. Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng của Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ cha mẹ.

(Phân tích đoạn: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân... Có khi gốc tử cũng vừa người ôm".

=> Tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm trạng của nhân vật khi mà để Kiều nhớ tới người yêu trước rồi mới nhớ tới cha mẹ. Bởi Kiều bán mình, đã hi sinh chữ tình để làm trọn chữ hiếu. Bởi vậy khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều vẫn canh cánh trong lòng vì đã phụ tình chàng Kim, là người bội ước lời thề nguyền trăm năm.

b. Đoạn trích đã thể hiện được nội tâm của Kiều khi nàng lo và buồn đau cho cuộc đời của chính mình

(Phân tích 8 câu cuối)

=> Điệp từ "buồn trông" cùng các hình ảnh ước lệ đã cho thấy thế giới nội tâm đầy ngổn ngang, chồng chất những tâm sự của Kiều. Kiều buồn vì thân phận nhỏ bé, xa quê hương, mẹ cha. Kiều đau vì thân phận nhỏ bé bèo bọt hoa trôi. Kiều tủi vì thân phận nhỏ bé, héo úa. Kiều hãi hùng trước sóng gió cuộc đời đang bủa vây lấy "chiếc ghế" định mệnh, cuộc đời mình. 

III. KB. Nhận định trên là hoàn toàn đúng. Chỉ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, vận dụng hàng loạt các hình ảnh ước lệ, điển tích điển cố, ta đã thấy được tài năng và tấm lòng của người cầm bút. Thực sự Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời khi mà có thể thấu hiểu và bộc lộ được thế giới nội tâm nhân vật đến chân thực và sâu sắc đến như vậy.

18 tháng 3 2017

- Bà ơi! Tấm và Cám như thế nào? Bà kể đi bà …

- Tấm là chị, Cám là em. Hai cô là chị em cùng cha khác mẹ. Tấm xinh đẹp, nết na, có mái tóc xanh, đôi mắt mở to đen láy. Tấm hay làm, phúc hậu lắm. Tội nghiệp, thương lắm, Tấm mồ côi mẹ. Còn Cám là con bà dì ghẻ. Mẹ Cám nanh ác nên Cám có cái mồm nhọn như mõm chuột, hai cái tai bé tí, gian tham và ranh ma!...

  Bà mất đã 6 năm, nhưng câu chuyện Tấm Cám bà kể năm tôi lên bốn đến nay tôi vẫn còn nhớ. Nhiều đêm nằm mơ, tôi vẫn còn hình dung được bàn tay, đôi chân, giọng nói, nụ cười và gương mặt của Tấm.

 Tấm có mái tóc dài, dài chấm lưng và đen nhánh. Đôi bàn tay khéo léo, nhanh nhẹn nên bữa nào mụ dì ghẻ bắt đi mò cua bắt tép Tấm cũng bắt được nhiều hơn Cám. Tấm thật thà, tốt bụng, cả tin nên đã bị cô em gian xảo đánh lừa trút hết cua ốc tôm tép.

  Ở hiền nên Tấm gặp lành. Tấm có con cá bống làm bạn khi đang sống trong cảnh ngộ tủi nhục, cô đơn. Tiếng Tấm dịu hiền gọi Bống làm em cảm động lắm : "Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người". Nhưng rồi con cá bống đáng yêu đó cũng bị mẹ con mụ dì ghẻ độc ác giết chết.

- Bà ơi ? Chị Tấm có được đi hội không hở bà ? Chị Tấm có được gặp Hoàng tử không hở bà ?

- Mụ dì ghẻ đổ thóc trộn vào một đấu gạo, mụ bắt Tấm nhặt thóc. Mụ không muốn cho Tấm đi hội. Mụ chỉ muốn Cám, con gái ruột của mụ được gặp Hoàng tử thôi…

  Tiếng bà kể, tôi vẫn nhớ. Bụt đã sai đàn chim sẻ bay xuống nhặt thóc giúp Tấm, Bụt ban cho Tấm một bộ lụa hồng để mặc đi hội. Qua chỗ lội, Tấm đánh rơi giày. Sau đó, Hoàng tử đã tìm được giày của Tấm. Tấm được yêu cầu thử giày. Trong bộ quần áo lụa hồng Tấm đẹp như cô Tiên giáng trần. Hoàng tử say đắm và Tấm về cung cưới làm vợ.

  Mẹ con dì ghẻ đã lập mưu giết chết Tấm để cướp ngôi hoàng hậu. Con Vàng Anh biết nói tiếng người, trái thị thơm mà bà bảo kiếp đời cô Tấm đó: "Thị thơm, thị rụng bị bà/ Bà để bà ngửi, chứ bà không ăn"… Những ngày tháng Tấm ở với bà cụ hàng nước là những ngày tháng ấm áp nhất đối với Tấm. Tấm được sống trong tình thương mẹ con. Bàn tay của Tấm nõn nà khéo léo như búp ngọc, lúc bổ cau, lúc têm trầu. Chính miếng trầu cánh phượng mà Tấm têm sáng hôm ấy đã làm cho Hoàng tử nhận ra người đẹp sau bao lần hóa kiếp.

- Có chuyện ông Tơ bà Nguyệt không hở bà ?

- Có chứ ! Bụt là ông Tơ Hồng xe duyên cho Tấm và Hoàng tử nên vợ nên chồng đó.

  Năm nay, tôi đã 10 tuổi, nhiều đêm nằm mơ, tôi vẫn gặp cô Tấm – Hoàng hậu xinh đẹp trong truyện cổ tích bà kể ngày xưa.

11 tháng 3 2020

Gợi ý:

1.Giải thích ý kiến:
- Người nghệ sĩ chân chính: là người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
- Là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy: có nghĩa là người nghệ sĩ phải có lòng nhân ái, yêu thương con người. Tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút. Đó là tình cảm có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ.
-> Ý nghĩa của câu nói khẳng định nhà văn chân chính là nhà văn phải có cái nhìn, tấm lòng nhân ái, yêu thương đối với con người.
- Trong bài thơ “bánh trôi nước” , tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả Hồ Xuân Hương chính là sự đồng cảm, yêu thương, trân trọng, ngợi ca những người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Kết bài
- Khẳng định vai trò.

Chúc bạn học tốt!

11 tháng 3 2020

1.Giải thích ý kiến:
– Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.
– Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn (chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc). Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.
– Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ.

  1. Bình luận:

Ý kiến của T.Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì:
– Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người (Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có)
– Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.
– Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo (Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần). Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.
– Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.
– Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. (Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có).

3)Cminh tác phẩm

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?

(Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;)

Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống "khác loài người", không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng ? Chẳng có nhà tù nào lại "nhân đạo" đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.

Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa..., hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù - thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chĩ âm thầm, lặng lẽ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.

Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.

Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia).

26 tháng 7 2021

Trăng vốn là người bạn tâm tình, là nguồn cảm hứng dạt dào, bất tận của thi sĩ muôn đời. Trong thơ đông tây kim cổ đã có biết bao bài thơ hay viết về trăng, để lại ấn tượng không phai trong trái tim người đọc. Một trong những tác giả viết nhiều về trăng là Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời cách mạng gian truân và vẻ vang của Bác, Bác luôn coi trăng là tri âm, tri kỉ.

Bài thơ Ngắm trăng (Vọng nguyệt) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù tăm tối của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc, vào khoảng những năm bốn mươi hai, bốn mươi ba của thế kỉ XX. Người tù thi sĩ tay bị xích, chân bị cùm, thân thể đọa đày nơi ngục lạnh mà tâm hổn vẫn lâng lâng, thanh thản, say mê thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng sáng:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,

Đối thù lương tiêu nại nhược hà ?

(Trong tù không rượu cũng không hoa,

Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;)

Câu thơ đầu tả thực cảnh lao tù khắc nghiệt: không rượu cũng không hoa. Trong tù làm gì có rượu và hoa là những thứ vốn để tạo thi hứng cho tâm hồn thi sĩ? Xưa nay, uống rượu ngắm trăng, uống rượu thưởng hoa là chuyện thường tình. Trong những đêm trăng đẹp, thi nhân thường đem rượu ra uống để thưởng hoa, thưởng trăng. Có đầy đủ rượu và hoa thì cuộc vui mới thật thú vị, mĩ mãn. Nói chung, người ta chỉ ngắm trăng khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái. Nhưng ở đây, thi sĩ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt là chốn lao tù mà bản thân bị đày đọa cực khổ, phải sống cuộc sống "khác loài người", không phù hợp với thú thưởng nguyệt thanh cao. Làm gì có rượu và hoa để thưởng trăng ? Chẳng có nhà tù nào lại "nhân đạo" đến mức mỗi kì trăng sáng lại mang rượu và hoa đến cho tù nhân ngắm trăng. Ý thơ chỉ có thể hiểu rằng, trước cảnh đêm trăng quá đẹp, thi sĩ bỗng khao khát được thưởng trăng một cách trọn vẹn.

Mặc dù giữa chốn lao tù, cái không rượu chồng lên cái không hoa..., hiện thực xám ngắt và lạnh lẽo phủ định tất cả, nhưng trong trái tim yêu đời thiết tha của Bác, cảm hứng vẫn dạt dào, nồng đượm khiến Người phải thốt lên: Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. Câu thơ thể hiện niềm xao xuyến, rạo rực của Bác trước đêm trăng đẹp. vầng trăng tròn đầy, ngời sáng kia như thúc giục, mời gọi thi nhân hãy ra giữa chốn tự do mà chiêm ngưỡng, mà bầu bạn với trăng. Ngặt nỗi hoàn cảnh giam cầm trói buộc cho nên việc thưởng trăng của người tù - thi sĩ chỉ thu gọn trong một cử chĩ âm thầm, lặng lẽ:

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Bác say mê ngắm trăng qua cửa sổ. Bốn bức tường xà lim chật hẹp không ngăn nổi cảm xúc mênh mông. Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do cháy bỏng. Dường như thi sĩ muốn nhắn gửi đến trăng lời thì thầm tâm sự: Trăng ơi, trăng có hiểu lòng ta yêu trăng đến độ nào?

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Vầng trăng đã vượt qua song sắt để ngắm nhà thơ (khán thi gia) trong tù. Vậy là cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau. Nghệ thuật nhân hóa cho thấy thi sĩ tù nhân và vầng trăng tự do đã trở nên gắn bó thân thiết tự bao giờ.

Cả bài thơ không có một âm thanh nào dù là nhỏ. Không gian tĩnh lặng tuyệt đối tôn lên cái sâu thẳm của hồn người và hồn tạo vật. Người ngắm trăng, trăng ngắm người trong lặng lẽ, không nói mà nói bao điều.

Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người tù thi sĩ ấy. Trong này là nhà lao đen tối, là hiện thực tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của tự do, của vẻ đẹp lãng mạn làm say đắm lòng người. Giữa hai đối cực đó là song sắt nhà tù, nhưng song sắt nhà tù cũng bất lực trước khát vọng và rung cảm tinh tế của hồn thơ.

Hai câu thơ chữ Hán trong nguyên tác thể hiện đầy đủ hơn mối giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ với vầng trăng. Lối đối rất chỉnh đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt của cả người và trăng. Giữa nhân và nguyệt dẫu có song sắt nhà tù chắn giữa nhưng con người đã để tâm hồn bay bổng vượt ra ngoài không gian chật hẹp, tù hãm để ngắm trăng sáng (Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt), tức là để bầu bạn. với vầng trăng đang tự do tỏa mộng giữa trời. Trăng dường như cũng hiểu lòng người và nhiệt thành đền đáp lại: Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ (Nguyệt tòng song khích khán thi gia).