K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Các biểu hiện của quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc ở châu Âu và Mỹ:

+ Xuất hiện các công ty độc quyền, dưới những hình thức khác nhau, như: các-ten; xanh-đi-ca; tơ-rớt,… các công ty độc quyền này có khả năng chi phối, lũng đoạn đời sống kinh tế, chính trị ở các nước.

+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.

+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản, dưới các hình thức như: đầu tư sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa và phụ thuộc; cho vay lãi, giành quyền kiểm soát qua thâu tóm cổ phiếu,...

+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc vào thời điểm: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

3 tháng 7 2021

Bạn có thể tham khảo ở nguồn này.
Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa các đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc trong tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” của V.I.Lênin | TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẾN TRE (truongchinhtribentre.edu.vn)

có copy ko

26 tháng 9 2018

C1 : Phân biệt thực dân và đế quốc ?

Chủ nghĩa thực dân

Là chính sách tạo dựng và duy trì hình thức thuộc địa của 1 nước lên 1 nước khác thông qua hình thức bạo lực. Mẫu quốc có thể tuyên bố chủ quyền và bổ nhiệm toàn quyền cai trị đối với các lãnh thổ này.

Chủ nghĩa đế quốc

Là chính sách mà qua đó, các quốc gia hùng mạnh hơn mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hay ảnh hưởng của mình đối với các nước bé hơn

C2 : So sánh chủ nghĩa đế quốc ( chủ nghĩa tư bản) và xã hội chỉ nghĩa ?

CNXH: chủ nghĩa được hình thành trên nền dân chủ , tự lập dưới sự lãnh đạo của mọi giai cấp không phân biệt sắc tộc. Bạn cũng thường nghe câu " nhà nước của dân, do dân và vì dân" -"vì một xã hội công bằng dân chủ văn minh "...
CNTB: Chủ nghĩa tư bản hình thành nên do giai cấp tư bản lãnh đạo , mang tính chất độc quyền và chỉ có những người thuộc giai cấp này mới có sự lãnh đạo , thương thì vẫn có sự phân biệt giàu nghèo và hình thức dân chủ là hoàn toàn không có...Chính vì vậy mà một số nước trên thế giới có nơi quá giàu, nhưng cũng có nơi người dân vẫn chui rúc trong các khu nhà ổ chuột, xung đột sắc tộc , tôn giáo..

Câu 27. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Anh là:          A. Chủ nghĩa đến quốc cho vay lãi.          B. Chủ nghĩa đến quốc quân phiệt hiếu chiến.          C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.          D. Chủ nghĩa đế quốc.  Câu 28. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Pháp là:          A. Chủ nghĩa đến quốc cho vay lãi.          B. Chủ nghĩa đến quốc quân phiệt hiếu chiến.          C. Chủ nghĩa đế quốc thực...
Đọc tiếp

Câu 27. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Anh là:

          A. Chủ nghĩa đến quốc cho vay lãi.

          B. Chủ nghĩa đến quốc quân phiệt hiếu chiến.

          C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

          D. Chủ nghĩa đế quốc.  

Câu 28. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Pháp là:

          A. Chủ nghĩa đến quốc cho vay lãi.

          B. Chủ nghĩa đến quốc quân phiệt hiếu chiến.

          C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

          D. Chủ nghĩa đế quốc.  

Câu 29. Bản chất của chủ nghĩa đế quốc Đức là:

          A. Chủ nghĩa đến quốc cho vay lãi.

          B. Chủ nghĩa đến quốc quân phiệt hiếu chiến.

          C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

          D. Chủ nghĩa đế quốc.  

1
7 tháng 11 2021

+) Chủ nghĩa đế quốc thực dân

+) Vì

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

- Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

7 tháng 11 2021

Tham khảo:

Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống kinh tế dựa trên quyền sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất vì lợi nhuận. Các đặc điểm đặc ́trưng của chủ nghĩa tư bản bao gồm: tài sản tư nhân, tích lũy tư bản, lao động tiền lương, trao đổi tự nguyện, một hệ thống giá cả và thị trường cạnh tranh.

Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là Chủ nghĩa đế quốc thực dân vì tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.

25 tháng 11 2021

B

25 tháng 11 2021

Tham khảo ạ :

-Chủ nghĩa thực dân Anh được gọi như thế vì nó mang bản chất khác với các chủ nghĩa đế quốc của các quốc gia khác. Ví dụ như Pháp chuyên cho vay lấy lãi suất cao (chủ yếu là thế, Pháp cũng là nước thực dân) nên được gọi là chủ nghĩa cho vay lấy lãi.
Anh thì lấy lợi nhuận chủ yếu từ việc xâm chiếm và khai thác thuộc địa. 1/4 thuộc địa trên thế giới thuộc về Anh. Người ta nói rằng mặt trời không bao giờ lặn đối với Anh vì nó có thuộc địa tại mọi nơi trên thế giới. Thực có nghĩa là ăn. Chủ nghĩa thực dân chính là chủ nghĩa chiếm đất dành dân, bắt phục vụ như nô lệ. Anh khai thác chủ yếu trên cơ sở này nên mới có tên như thế.

=> Chọn C ạ

19 tháng 10 2021

Câu 7. Vì sao Lê- nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các thuộc địa.

C. Chủ nghĩa đế quốc Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.

D. Chủ nghĩa đế quốc Anh có một nền công nghiệp phát triển nhất thế giới.

21 tháng 10 2021

C

14 tháng 9 2023

- Tên một số nước đế quốc: Anh, Pháp, Đức, Mĩ,…

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Đế quốc Anh: đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba (sau Mĩ và Đức). Tuy vậy, Anh vẫn có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là “Đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”.

+ Đế quốc Pháp: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Pháp chiếm giữ vị trí thứ tư 4 thế giới về sản xuất công nghiệp. Hệ thống thuộc địa của Pháp lớn thứ 2 thế giới.

+ Đế quốc Đức: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Đức chiếm giữ vị trí đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Tuy có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, nhưng hệ thống thuộc địa của Đức rất ít, do đó, giới cầm quyền Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

+ Đế quốc Mĩ: cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Mĩ vươn lên dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Ở Mĩ có nhiều công ty độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính lớn.