K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Khi bước xuống lầu, đối diện với người hành khất, tâm trạng của Pê-nê-lốp ntn? Câu 2. Thấy thái độ lạnh lùng của mẹ, thái độ của Tê-lê-mác biểu hiện ntn? Điều đó cho thấy chàng là người ntn? Câu 3. Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ gì? Câu 4. Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai? Câu 5. Sau khi...
Đọc tiếp

Câu 1. Khi bước xuống lầu, đối diện với người hành khất, tâm trạng của Pê-nê-lốp ntn?

Câu 2. Thấy thái độ lạnh lùng của mẹ, thái độ của Tê-lê-mác biểu hiện ntn? Điều đó cho thấy chàng là người ntn?

Câu 3. Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ gì?

Câu 4. Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai?

Câu 5. Sau khi tắm xong, dáng hình Uy-lít xơ thay đổi hẳn nhưng vẫn bị nghi ngờ. Chàng đã tỏ thái độ gì trong câu nói với Pê-nê-lốp và Nhũ mẫu?

Câu 6. Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ? Cách đưa ra thử thách về bí mật chiếc giường cưới của Pê-nê-lốp ntn?

Câu 7. Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai Nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư của họ?

Câu 8. Nghe những lời nói của Uy-lít-xơ rõ ràng về bí mật của chiếc giường cưới, thái độ của Pê-nê-lốp thay đổi ra sao? Qua đây, có thể nối nàng quá tàn nhẫn hay không?

Câu9. Để miêu tả niềm hạnh phúc, vui sướng tột cùng của Pê-nê-lốp, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn dài cuối đoạn trích?

Câu 10. Trước sự xúc động mãnh liệt của Pê-nê-lốp khi nàng nhận ra mình, tâm trạng của Uy-lit-xơ ntn?

Câu 11. Em hãy nhận xét khái quát về vẻ đẹp của Pê-nê-lốp cũng như của người phụ nữ Hi Lạp cổ đại qua đoạn trích?

1
21 tháng 10 2020

Câu 1

- Tâm trạng của Pê-nê-lốp khi bước xuống lầu:

+ Rất đỗi “phân vân”, lúng túng tìm cách ứng xử.

+ Dò xét, suy nghĩ, tính toán mông lung nhưng cũng ko giấu được sự bàng hoàng, xúc động (...nàng đến trước mặt Uy-lít-xơ, dưới ánh lửa hồng, dựa vào bức tường đối diện... ngồi lặng thinh trên ghế hồi lâu, lòng sửng sốt, khi thì đăm đăm âu yếm nhìn chồng, khi lại ko nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp).

Câu 2

- Thái độ của Tê-lê-mác: trách mẹ gay gắt " sự nóng nảy, bộc trực của một chàng trai trẻ rất thương yêu cha mẹ.

Câu 3

- Trước lời trách móc của con trai, Pê-nê-lốp:

+ Giải thích cho con hiểu tâm trạng “kinh ngạc”, phân vân, xúc động nhưng vẫn hết sức tỉnh táo của mình" hành động giữ khoảng cách với Uy-lít-xơ.

+ Nói với con nhưng lại hướng tới Uy-lít-xơ " ngầm đưa ra thử thách (Nếu quả thực... ko ai biết hết) " khôn ngoan, thận trọng.

Câu 4

- Thái độ của Uy-lít-xơ trước cách cư xử lạ lùng của người vợ và sự nóng nảy của người con trai: nhẫn nại mỉm cười.

Câu 5

- Sau khi tắm, trở lại đúng dáng hình của mình, “đẹp như một vị thần” nhưng vẫn bị Pê-nê-lốp nghi ngờ" thái độ của Uy-lít-xơ:

+ Hờn dỗi, trách móc Pê-nê-lốp (Hẳn...xứ sở).

+ Thanh minh cho lòng chung thuỷ của mình (Thôi,...nay) " Tạo cớ cho Pê-nê-lốp đưa ra thử thách.

Câu 6

- Tâm trạng và cách xử trí của Pê-nê-lốp trước những lời trách móc của Uy-lít-xơ:

+ Thận trọng, tỉnh táo.

+ Khéo léo đưa ra thử thách về bí mật của chiếc giường cưới một cách như là tình cờ, rất tự nhiên, hợp lí.

Câu 7

- Những phản ứng của Uy-lít-xơ khi nghe Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu dịch chuyển chiếc giường cưới chứa bí mật riêng tư :

+ Giật mình, chột dạ, sợ Pê-nê-lốp đã thay lòng đổi dạ nếu như chiếc giường đã bị dịch chuyển.

+ Nói rõ bí mật của chiếc giường " giải đáp thử thách của Pê-nê-lốp và chứng tỏ lòng chung thủy của mình.

Câu 8

- Khi Uy-lít-xơ nói rõ bí mật về chiếc giường cưới " Pê-nê-lốp hoàn toàn tin đó chính thực là Uy-lít-xơ, chồng nàng, người yêu thương và thuỷ chung với nàng " thái độ của nàng hoàn toàn thay đổi:

+ Xúc động cực điểm (Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng).

+ Cầu xin Uy-lít-xơ tha thứ.

+ Giải thích nguyên nhân của thái độ lạnh lùng, thận trọng đưa ra thử thách của mình (Nàng tin vào trí tuệ của Uy-lít-xơ và lo sợ bị lừa dối).

+ Oán trách thần linh gây nên sự mất mát lớn của 2 người (Ôi! Thần linh...đầu bạc.)

+ Khẳng định Uy-lít-xơ đã thuyết phục được sự hoài nghi, cảnh giác thường trực của nàng bằng việc chàng đã hóa giải được phép thử bí mật của chiếc giường cưới.

+ Bộc lộ niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng.

" Pê-nê-lốp ko hề vô cảm, tàn nhẫn mà sự thận trọng, hoài nghi của nàng cho thấy tính chất phức tạp của thời đại- những nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa họ.

Câu 9

Phép so sánh có đuôi dài (so sánh mở rộng)- cả vế A (cái so sánh) và vế B (cái được so sánh) đều là những câu dài.

" Tác giả lấy cái mừng rỡ của những người thủy thủ bị đắm thuyền may mắn sống sót khi được đặt chân lên đất liền với niềm vui, niềm hạnh phúc khi Pê-nê-lốp nhận ra Uy-lít-xơ, chồng nàng, đã thực sự trở về " diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ như được hồi sinh của nàng.

Câu 10

- Khi hiểu rõ tình cảm của Pê-nê-lốp, trước sự xúc động mãnh liệt của nàng, Uy-lít-xơ “khóc dầm dề”. Đó là nước mắt của sự cảm động, niềm vui, niềm hạnh phúc

5 tháng 10 2017

Chọn đáp án: D

26 tháng 11 2018

Chọn đáp án: C

15 tháng 10 2021

bạn ơi mnhf chung trg nè đg tìm câu trả lời

 

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:

-  Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu

Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.

Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.

- Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo,  người có lòng vị tha đã trân trọng.